Nhóm biện pháp tổ chức dạy học theo chủ đề bài học nội khóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học lịch sử việt nam lớp 11 ở trường THPT thị xã phổ yên tỉnh thái nguyên​ (Trang 62 - 78)

8. Bố cục luận văn

2.3.2. Nhóm biện pháp tổ chức dạy học theo chủ đề bài học nội khóa

Để tổ chức hiệu quả các hoạt động DHLS theo chủ đề trong giờ nội khóa tại các trường THPT trên địa bàn nghiên cứu, học viên đề xuất một số biện pháp sau:

2.3.2.1. Hướng dẫn HS giải quyết các vấn đề LS

DH nêu và giải quyết vấn đề là một trong những PPDH dạy học tích cực. Đặc trưng của PPDH này là GV nêu vấn đề và tổ chức cho HS giải quyết vấn đề để rút ra kiến thức cần lĩnh hội, cần vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Các vấn đề được nêu ra trong học tập thường là các tình huống có vấn đề để HS trao đổi, thảo luận đưa tra ý kiến cá nhân. Sản phẩm của hoạt động này là HS phải tìm ra cái mới, cái chưa biết thông qua quá trình tư duy.

Đối với dạy học tổ chức dạy học lịch sử theo chủ đề, GV có thể thiết kế các nhiệm vụ học tập, có thể là một sự kiện hiện tượng; có thể là một bài tập nhận thức để tạo tình huống có vấn đề cho HS nghiên cứu, trao đổi, thảo luận để đưa ra cách giải thích phù hợp. Quá trình này không chỉ giúp HS có hứng thú tìm hiểu lịch sử, hiểu được bản chất của vấn đề lịch sử mà còn rèn luyện cho HS các kĩ năng trình bày, lập luận một vấn đề lịch sử; cách thức giải quyết vấn đề. Trên cơ sở đó hướng tới hình thành cho các em năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy phân biệt và năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực ngôn ngữ …

Tuy nhiên, khi xây dựng tình huống có vấn đề để thực hiện trong các giờ học lịch sử, GV cần phải nghiên cứu để đảm bảo tính khoa học, hệ thống, tính phù hợp với nội dung bài học, tính đa dạng và tính toàn diện. Nghĩa là các tình huống đưa ra phải phù hợp với mục tiêu bải học, phải bảm bảo có sự gắn kết logic giữa kiến thức khoa học với thực tiễn cuộc sống và phù hợp với tâm lý, lứa tuổi HS.

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết cơ bản về dạy học nêu vấn đề, học viên đề xuất quy trình tổ chức dạy học nêu vấn đề qua các bước: Trình bày nêu vấn đề; Tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề; Kết luận vấn đề.

Trình tự các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Trình bày nêu vấn đề

Trình bày nêu vấn đề là cách thức người giáo viên đặt cho học sinh trước yêu cầu giải quyết một vấn đề mới (chưa biết) đồng thời giúp học sinh tìm ra bản chất của sự kiện, hiện tượng, rút ra những kết luận cần thiết dựa trên cở sở trình bày của thầy, kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, vốn sống của các em. Trình bày nêu vấn đề giống với các phương pháp trình bày khác là phải đảm bảo yêu cầu của việc trình bày như: tính đảng, tính khoa học, ngôn ngữ trình bày đúng, sinh động, có hình ảnh...

Tiến trình hoạt động của GV và HS như sau:

Trước hết, giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi bài học để rút ra nguyên nhân sâu xa (chính là công việc chuẩn bị cho học sinh nghiên cứu kiến thức mới). Tiếp đó, giáo viên trình bày, mô tả nhưng không rút ra nhận xét. Sau đó, học sinh dựa trên cơ sở kiến thức được cung cấp từ sự trình bày mô tả... nhưng không rút ra nhận xét của giáo viên, từ sự tham khảo sách giáo khoa và tài liệu, từ sự trao đổi (với giáo viên, với bạn). Các em tự nhận xét, tìm ra nguyên nhân sau đó tự trả lời câu hỏi: bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử đó là gì? Với những nội dung kiến thức đã lĩnh hội được qua phương pháp trên, các em đã hình thành được khái niệm lịch sử.

Bước 2: Tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề

Đây là giai đoạn mà học sinh phải lập luận để giải quyết vấn đề. Công việc này yêu cầu học sinh phải huy động tri thức đã học, vận dụng kiến thức thực tiễn, vận dụng kỹ năng, kỹ xảo, đề xuất các giả thuyết, chứng minh và bác bỏ giả thuyết. Cuối cùng kiểm tra, xác nhận lí luận đúng, sai của vấn đề.

GV cần lưu ý, phải kết hợp khéo léo việc tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh với thông báo kiến thức khoa học, phong phú tạo điều kiện gợi mở, cung cấp tài liệu...nhằm giúp học sinh tự giác, tích cực giải quyết các vấn đề từng bước, từng phần. Đồng thời giúp học sinh khi gặp khó khăn, bằng cách chia nhỏ vấn đề,

tổ chức cho học sinh thảo luận, tranh luận với nhau để bổ sung, khẳng định kết quả nhận thức. Sau đó thầy là người đưa ra kết luận đúng nhất làm cơ sở cho học sinh tự hoàn thiện những điều các em vừa nhận thức. Bên cạnh đó cần linh hoạt, phong phú các phương pháp dạy học, các hình thức tổ chức dạy học. Có nhiều cách tổ chức hoạt động dạy học và sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề đã được dặt ra trong các tình huống có vấn đề:

Thứ nhất, sử dụng hệ thống câu hỏi phỏng vấn đề dẫn dắt, gợi mở. Thứ hai, tổ chức thảo luận chung cho cả lớp.

Thứ ba, tổ chức thảo luận cho từng nhóm học, sau đó đại diện nhóm nhỏ báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.

Thứ tư, học sinh tiến hành độc lập nghiên cứu dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên, sau đó học sinh báo cáo kết quả công việc của mình trước lớp.

Việc giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề không chỉ giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của bài học mà còn giúp các em hiểu được bản chất của lịch sử. Qua đó giáo dục thái độ và phát triển các năng lực tư duy, hình thành năng lực học tập tự chủ, sáng tạo và ý thức học tập tích cực.

Bước 3: Kết luận vấn đề

Đây là công việc đòi hỏi học sinh phải khẳng định hay phủ định vấn đề nêu ra đã được lập luận, chứng minh. Sau khi tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề. Giáo viên là người làm nhiệm vụ chốt lại vấn đề cuối cùng. Tùy theo dạng tình huống có vấn đề đặt ra như thế nào mà giáo viên có thể tổ chức củng cố và tổng kết theo cách tương ứng:

Ví dụ: Tổ chức cho HS thực hiện hoạt động tìm hiểu về chủ đề: Điểm khác biệt giữa phong trào Cần vương và phong trào nông dân Yên Thế trong những năm cuối thế kỉ XIX. (Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối TK XIX, phần I. mục 2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương).

Bước 1: Nêu vấn đề

Khi bắt đầu vào bài học, giáo viên nêu vấn đề tranh luận để học sinh tiếp nhận nhiệm vụ: Sau Hiệp ước Hác măng và Pa-tơ-nốt thực dân Pháp chính thức thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc và Trung Kỳ, phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta tiếp tục phát triển. Trong triều đình, chia làm 2 phe: phe chủ chiến và phe chủ hòa. Phe chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết đưa Ưng Lịch lên ngôi vua và ra chiếu Cần vương kêu gọi các văn thân, sĩ phu và toàn thể nhân dân đứng dậy, với mục tiêu: đánh Pháp, khôi phục nền độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến có vua hiền, tôi giỏi. Chiếu Cần vương có tác dụng thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân, tạo thành phong trào Cần vương sôi nổi, kéo dài đến cuối thế kỷ XIX.

Từ đó GV đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở: phong trào Cần vương trải qua mấy giai đoạn và nổ ra trên những địa bàn nào? Vì sao phong trào Cần vương chủ yếu diễn ra ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ? Có phải phong trào Cần vương do các quan lại triều đình lãnh đạo như trước kia không? Lãnh đạo của các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương là ai? Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt phong trào Cần vương có còn tiếp tục hay không? Vì sao?

Bước 2: Tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề

GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SKG (phần I, mục 2, bài 21, tr. 126). Mục tiêu của hoạt động này là giúp HS trình bày được nguyên nhân, diễn biến, các giai đoạn phát triển và tính chất của phong trào Cần Vương. Phương thức thực hiện: HS làm việc cá nhân và thảo luận nhóm, GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc thông tin, trao đổi trả lời các câu hỏi điền vào phiếu học tập:

Nhóm 1,3:

Nội dung 7/1885-1/1888

Lãnh đạo Lực lượng

Địa bàn và khởi nghĩa tiêu biểu Kết quả

Nhóm 2,4:

Nội dung 1889-1896

Lãnh đạo Lực lượng

Địa bàn và khởi nghĩa tiêu biểu Kết quả

Tiếp theo, giáo viên dành cho các em khoảng 2 - 3 phút để làm việc nhóm và thảo luận thống nhất ý kiến trên cơ sở những kiến thức đã được chuẩn bị từ trước (GV khuyến khích các nhóm tự thống nhất và lên kế hoạch tranh luận từ trước khi lên lớp). Sau thời gian làm việc nhóm, giáo viên tiến hành tổ chức cho học sinh tranh luận trước lớp, các nhóm lần lượt trình bày quan điểm, ý kiến và những cơ sở để khẳng định ý kiến của mình là đúng, đồng thời thuyết phục đối phương bằng hệ thống lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác đáng trong thời gian phù hợp. 2 nhóm lần lượt cử đại diện trình bày nguyên nhân, diễn biến, các giai đoạn phong trào Cần vương, chú ý khai thác: lãnh đạo, lực lượng, địa bàn và khởi nghĩa tiêu biểu, kết quả của mỗi giai đoạn khởi nghĩa của phong trào Cần vương. Những điểm tích cực trong mỗi giai đoạn của phong trào Cần vương.

Song song với đó, GV cho các nhóm đưa ra những mặt hạn chế trong mỗi giai đoạn của phong trào Cần vương:

Trong hoạt động này, giáo viên cần giữ vai trò chủ đạo của mình bằng cách duy trì cuộc tranh luận giữa 2 đội theo đúng thể lệ, quy định đặt ra (về thời gian, lượt tranh luận, người tham gia tranh luận của mỗi đội…). Nếu như cuộc tranh luận có dấu hiệu lệch hướng, lan man, GV cần đưa ra lời gợi ý hoặc câu hỏi để hướng học sinh trở lại vào trọng tâm của vấn đề.

Bước 3: Kết luận vấn đề

Trong phần tổng kết, GV sẽ làm các công việc:

+ Nhận xét, đánh giá phần tranh luận và hiệu quả công việc của 2 nhóm. GV tập hợp và khái quát lại những ý kiến của cả 2 đội để tổng kết vấn đề.

2.3.2.2. Hướng dẫn học sinh lập các dự án học tập

Dạy học theo dự án được hiểu là hoạt động học tập cho HS tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Điều này có nghĩa là phương thức DH dự án phù hợp với cách thức tổ chức DH theo chủ đề. Trong DHLS, DH dự án phù hợp với các chủ đề tích hợp đa môn, liên môn, chủ đề nghiên cứu lịch sử địa phương hoặc các chủ đề về thực hành, thực địa.

Xét về mặt phương thức tổ chức DH, DH theo dự án có nhiều điểm tương đồng với DH nêu và giải quyết vấn đề như: xác định vấn đề cần giải quyết (lựa chọn chủ đề); giải quyết vấn đề (thực hiện dự án); tổng hợp, báo cáo kết quả. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa hai phương pháp này là quy trình tổ chức DH theo dự án. Việc dạy học theo dự án:

- Mục tiêu học tập mang tính định hướng rất rõ ràng: định hướng nhiệm vụ học sinh phải thực hiện và định hướng sản phẩm phải hoàn thành như: bài viết, tập ảnh sưu tầm, bài trình chiếu, thiết kế trang web, ấn phẩm...

- Chủ đề của dự án gắn liền với hoàn cảnh cụ thể, xuất phát từ những tình huống của thực tiễn đời sống xã hội hoặc gắn liền với lợi ích của học sinh. Nội dung kiến thức được sử dụng trong thực hiện dự án là mang tính khái quát, tổng hợp hay mang tính liên môn (nhiều môn học khác nhau).

Dựa vào nội dung phần Lịch sử Việt Nam lớp 11, học viên đề xuất các bước thiết kế dự án trong dạy học như sau:

- Xác định mục tiêu bài học cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ.

- Xây dựng sáng kiến về dự án: Trên cơ sở mục tiêu bài học, giáo viên cần phân tích nội dung bài học, xác định các nội dung liên quan trong hệ thống chương trình để có ý tưởng cho dự án. Sáng kiến về dự án cần dựa trên một tình huống của thực tiễn đời sống và chứa đựng nhiệm vụ cần giải quyết.

- Xác định mục đích của dự án và xây dựng kế hoạch thực hiện dự án, trong đó thể hiện rõ những công việc của giáo viên và học sinh, thời gian dự kiến để tiến hành dự án, các phương tiện cần thiết và cách thức tiến hành.

- Thiết kế hồ sơ bài dạy thể hiện toàn bộ dự án. Hồ sơ bài dạy bao gồm: kế hoạch bài dạy, bài trình bày đa phương tiện trên Power Point, nguồn tài liệu hỗ trợ cho giáo viên và học sinh, công cụ đánh giá.

Các bước triển khai dạy học theo dự án phụ thuộc vào điều kiện dạy học cũng như sự sáng tạo của người giáo viên song có thể chia theo các bước như sau:

- Chuẩn bị cho dự án: Giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy, liệt kê các công việc cần thực hiện, phân công nhiệm vụ và cung cấp tài liệu hỗ trợ cho học sinh. Trong các vai trò khác nhau của cuộc sống thực học sinh được giải quyết nhiệm vụ học tập có tính thực tiễn cao. Các nhóm học sinh phân công công việc cụ thể trong nhóm, nghiên cứu dự án và hoàn thành sản phẩm dự án. Giáo viên cần định hướng rõ ràng cho học sinh về các sản phẩm dự án phải hoàn thành, đưa ra tiêu chí đánh giá ngay từ đầu để học sinh hoàn thành dự án một cách hiệu quả nhất. Trong quá trình thực hiện dự án, giáo viên luôn giữ liên lạc, theo dõi, động viên, giúp đỡ học sinh, đồng thời điều chỉnh kịp thời khi các nhóm học sinh đi “chệch hướng” ban đầu.

- Trình bày dự án: Giáo viên giới thiệu bài dạy, hướng dẫn, tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả, trình bày các sản phẩm dự án trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, góp ý, trao đổi và đánh giá lẫn nhau theo các tiêu chí cho trước.

Giáo viên cần lưu ý: quy định thời gian cho các nhóm trình bày, giới thiệu sảnphẩm dự án; nội dung trình bày của các nhóm phải hướng vào nội dung cơ bản của bài học. Giáo viên đưa ra các câu hỏi cần thiết và nhận xét, đánh giá phần trình bày cũng như sản phẩm dự án của các nhóm. Cuối cùng giáo viên chốt các nội dung cơ bản của bài học.

- Rút kinh nghiệm cho việc thực hiện dự án và chuẩn bị ý tưởng cho dự án tiếp theo.

Ví dụ với chủ đề Khuynh hướng chủ trương cứu nước mới đầu thế kỷ XX (Bài 23. Mục 1 Phan Bội Châu và xu hướng bạo động và mục 2 Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách) tiến trình dạy học theo dự án có thể được thực hiện như sau:

Xác định các mục tiêu cơ bản cần đạt Về kiến thức học sinh có khả năng:

- Trình bày được nội dung cơ bản của các khuynh hướng cứu nước mới trong từng giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

- Kể tên, nêu đặc điểm nổi bật của các cuộc khởi nghĩa, các phong trào yêu nước trong giai đoạn này.

- Nêu và phân tích những nét đặc trưng cơ bản của các phong trào yêu nước Về kĩ năng: học sinh được rèn luyện các kĩ năng: tổng hợp, so sánh, phân tích các sự kiện lịch sử; kĩ năng thuyết trình, làm việc nhóm, kĩ năng giải quyết vấn đề; kĩ năng sử dụng công nghệ hiệu quả trong học tập.

Về thái độ: giáo dục cho học sinh lòng tự hào dân tộc, yêu nước và biết ơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học lịch sử việt nam lớp 11 ở trường THPT thị xã phổ yên tỉnh thái nguyên​ (Trang 62 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)