Vai trò, ý nghĩa của tổ chức dạy học theo chủ đề lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học lịch sử việt nam lớp 11 ở trường THPT thị xã phổ yên tỉnh thái nguyên​ (Trang 31 - 33)

8. Bố cục luận văn

1.1.5. Vai trò, ý nghĩa của tổ chức dạy học theo chủ đề lịch sử

Việc nghiên cứu xác định chủ đề và tổ chức DH chủ đề LS theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học không chỉ giúp HS nắm vững kiến thức, kĩ năng mà còn biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống. Trên cơ sở đó sẽ hình thành, phát triển thái độ tích cực trong học tập và cuộc sống.

Đối với người dạy, việc tổ chức DH chủ đề LS sẽ giúp GV thay đổi tư duy và phong cách tổ chức DH từ nặng về cung cấp kiến thức sang chú trọng vận dụng kiến thức để rèn luyện kĩ năng hướng tới phát triển PC, NL người học. Đồng thời, việc xây dựng các chủ đề, đặc biệt là những chủ đề tích hợp liên môn sẽ góp phần khắc phục được sự trùng lặp về kiến thức, nhờ đó sẽ góp phần giảm tải kiến thức và tăng thời gian thực hành, luyện tập củng cố, vận dụng kiến thức cho HS.

Việc tổ chức DH chủ đề với các hoạt động, nhiệm vụ học tập chủ yêu cầu HS phải gia công trí tuệ để kết nối kiến thức trong phạm vi rộng sẽ phát huy tính tính cực, tự chủ góp phần làm thay đổi cách học tập thụ động, ghi nhớ kiến thức máy móc trong học tập LS của HS hiện nay, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để HS được hình thành và phát triển PC, NL thông qua việc tăng cường khả năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong quá trình học tập.

Tổ chức DH chủ đề LS sẽ làm cho quá trình học tập LS là quá trình tương tác giữa GV và HS thông qua việc tổ chức các hoạt động trao đổi, chia sẻ, thảo luận, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập; giữa HS với nội dung kiến thức với bản chất là một đề tài khám phá kiến tạo.

Năng lực được cấu trúc bởi kiến thức, kĩ năng, thái độ. DH chủ đề là tạo ra ma trận kết nối giữa nội dung với nội dung, giữa nội dung với PPDH, giữa nội dung DH với PC, NL. Cấu trúc tích hợp đó là sản phẩm học giải quyết vấn đề của học sinh trong các tình huống nhất định. Như vậy, DH chủ đề giúp HS có kiến thức sâu, rộng, rèn luyện được kĩ năng và thái độ. Cụ thể:

* Về kiến thức

Tổ chức DHLS theo chủ đề sẽ giúp HS hình thành kiến thức mang tính tổng quát, có hệ thống theo từng mạch nội dung gắn với thực tiễn. Kiến thức HS lĩnh hội được sau khi học xong chủ đề không giới hạn trong phạm vi môn học mà thường là các kiến thức tích hợp liên môn.

- Tổ chức DHLS theo chủ đề, HS sẽ được giải quyết nhiệm vụ học tập của mình theo các nội dung của các hoạt động học tập đã được xác định theo các đơn vị kiến thức trên cơ sở cụ thể hóa yêu cầu cần đạt của chủ đề. Theo cách tổ chức DH này, kiến thức mang đến cho HS gần gũi với thực tiễn, quá trình tổ chức DH không gò ép, cưỡng bức mà được hình thành trên cơ sở điều kiện, tạo cơ hội, tạo động cơ tích cực trong học tập cho HS, HS luôn luôn phải tìm tòi, khám phá để hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Do đó, hệ thống kiến thức HS lĩnh hội được trong chức DHLS theo chủ đề được lưu giữ chặt chẽ, gắn với thực tiễn cuộc sống, thiết thực với việc học tập của HS.

* Về kĩ năng

Khi tổ chức các hoạt động trong DHLS theo chủ đề, GV cần thiết kế các nhiệm vụ học tập để HS “làm lịch sử” – “Doing History” để làm cho các sự kiện, hiện tượng trở nên sống động, gần gũi. Thông qua việc thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ học tập HS sẽ được tìm hiểu các kiến thức LS để trả lời câu hỏi hoặc giải thích một nhận định, một quan điểm về vấn đề LS. Theo đó, trong tổ chức DHLS, cần chú trọng rèn luyện các kĩ năng cơ bản, thiết yếu mang tính đặc trưng của sử học để hướng tới việc hình thành và phát triển năng lực chuyên biệt của môn Lịch sử. Tùy theo nội dung kiến thức LS mà GV lựa chọn các hoạt động để giúp HS rèn luyện các kĩ năng phù hợp.

* Về thái độ

Thông qua các hoạt động học trong quá trình tổ chức DH chủ đề giúp người học phát huy được tính chủ động, tự tin, tự khẳng định, tự thúc đẩy và tự vận động trên cơ sở thực hiện hoạt động cá nhân/ tập thể để nhận thức, tự phát triển, tự thực hiện, tự kiểm tra, tự đánh giá và tự hoàn thiện.... nhờ đó, động cơ học tập luôn được kích thích khiến HS luôn có hứng thú trong quá trình học tập. Đồng thời, với cách tổ chức linh hoạt, mềm dẻo như vậy sẽ đảm bảo tối đa quyền tự do trong lựa chọn, quyết định kế hoạch làm việc và cải thiện trong các yếu tố học tập, rèn luyện được khả năng làm việc theo nhóm, ý thức cộng đồng, tính hợp tác trong việc giải quyết vấn đề. Như vậy, với cách tổ chức DH chủ đề LS sẽ góp phần quan trọng trong việc phát triển cho HS các đức tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Đây chính là những đức tính quan trọng để góp phần hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của một công dân tích cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học lịch sử việt nam lớp 11 ở trường THPT thị xã phổ yên tỉnh thái nguyên​ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)