Một số nhận xét

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học lịch sử việt nam lớp 11 ở trường THPT thị xã phổ yên tỉnh thái nguyên​ (Trang 43 - 46)

8. Bố cục luận văn

1.2.3. Một số nhận xét

Thông qua kết quả đã trình bày ở trên, tác giả rút ra một số đánh giá về thực trạng dạy - học theo chủ đề LS ở lớp 11 tại các trường trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, cụ thể như sau:

Dạy học theo chủ đề nói chung và chủ đề LS nói riêng ở trường THPT Phổ Yên, THPT Bắc Sơn được áp dụng trong 4 năm học trở lại đây và trường THPT Lý Nam Đế mới được áp dụng 2 năm học trở lại đây nhằm thí điểm, thực nghiệm, tiến tới góp phần xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới sau năm 2018. Nhìn chung, DH theo chủ đề bước đầu đã thu hút được sự quan tâm, đón nhận của GV và HS, tăng cường phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên và hứng thú học tập, kiến thức, năng lực cho HS, nâng cao chất lượng dạy - học qua đó góp phần nhân rộng mô hình DH theo chủ đề trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. DH theo chủ đề LS còn cung cấp toàn diện về kiến thức xã hội - nhân văn, hình thành ở HS những năng lực, phẩm chất cần thiết, bồi dưỡng tình cảm, thái độ đúng mực.

Về phía giáo viên tham gia DH chủ đề lịch sử lớp 11: Các GV đều có tâm huyết với nghề, năng lực chuyên môn vững vàng, có tinh thần đổi mới, ứng dụng những thành tựu giáo dục tiên tiến vào công tác DH. Tuy nhiên, còn gặp một số khó khăn như số lượng GV tham gia dạy học chủ đề LS còn hạn chế, thấp hơn so với GV dạy học chủ đề các môn khác, về năng lực chuyên môn còn chưa đồng đều giữa các GV, việc xây dựng chủ đề và chuẩn bị cho dạy học mất nhiều thời gian, DH theo chủ đề lịch sử còn mới mẻ nên việc giải quyết các tình huống phát sinh còn hạn chế. Để GV có thể nâng cao chất lượng giảng dạy và khắc phục khó khăn, học viên đề xuất một số biện pháp như: GV cần luôn luôn bồi dưỡng, trau dồi chuyên môn, tích cực tổ chức hoạt động DH đa dạng, phong phú và hiệu quả (thảo luận, giao việc, liên hệ với các vấn đề gần gũi với thực tế, tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan sinh động để phục vụ nội dung giờ học), phối hợp chặt chẽ với nhà trường và HS trong dạy học - kiểm tra, đánh giá…

Về phía học sinh: Đa phần HS sau khi tham gia học tập chủ đề LS đã hình thành hứng thú, tuy nhiên hứng thú học tập đó mới chỉ dừng lại ở mức độ nhất thời chứ chưa phải bền vững. Đa số học sinh có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tập chủ đề LS đối với bản thân và định hướng cho

tương lai. HS có nhận thức về sự cần thiết của học tập theo chủ đề LS thông qua những ưu điểm mà chủ đề LS mang lại. Học sinh mới chỉ dừng lại ở những biểu hiện học tập mang tính chung nhất như nghe giáo viên giảng và ghi chép vào vở nội dung kiến thức bài học, tự đưa ra vấn đề mà HS quan tâm, quan sát kênh hình trong SGK hoặc trên bảng… Biểu hiện cao hơn thể hiện tính tích cực, chủ động cũng như hứng thú học tập của bản thân như đề xuất các hướng giải quyết vấn đề, giải quyết vấn đề học tập dựa vào kiến thức đã học, trao đổi, thảo luận để giải quyết một vấn đề nào đó… còn thấp. Ngoài ra, một điểm đặc biệt cần phải chú ý là HS đa phần thích được học tập với nội dung có ít hàm lượng lí luận và học thuật, cần tăng cường nhiều hoạt động thực hành, trực quan hơn. Để có thể nâng cao chất lượng học tập chủ đề lịch sử cho HS, tác giả đề xuất cần đổi mới phương pháp DH sao cho hợp lí, hiệu quả, tăng cường vai trò hướng dẫn, điều khiển của GV và tính tích cực chủ động, hứng thú học tập của bản thân HS…

Tiểu kết chương 1

Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu lí luận, học viên đã chỉ ra DH theo chủ đề là phương thức tiếp cận nhằm hình thành ở HS những năng lực giải quyết hiệu quả các tình huống thực tiễn dựa trên sự huy động nội dung, kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Đồng thời, DH theo chủ đề là phương pháp, mô hình giáo dục đã và đang trở thành xu thế đối với mỗi quốc gia trên thế giới (trong đó có Việt Nam). Với mục đích, vị trí, và sự cần thiết của tổ chức DH theo chủ đề LS, chúng ta thấy được ý nghĩa, tính cấp thiết của đề tài. Bên cạnh tìm hiểu lí luận, tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát thực tiết, rút ra được những số liệu minh chứng cho những kết quả tích cực cũng như bất cập, hạn chế của thực trạng dạy học theo chủ đề trong dạy học LSVN lớp 11 ở các trường THPT trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Lí luận và thực tiễn nêu trên là cơ sở để học viên tiến hành tổ chức DH theo chủ đề LS khối 11 ở các trường THPT trên địa bản thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên sao cho có hiệu quả nhất.

Chương 2

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 11 Ở TRƯỜNG THPT THỊ XÃ PHỔ YÊN.

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học lịch sử việt nam lớp 11 ở trường THPT thị xã phổ yên tỉnh thái nguyên​ (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)