Nguyên tắc tổ chức dạy học chủ đề trong dạy học Lịch sử Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học lịch sử việt nam lớp 11 ở trường THPT thị xã phổ yên tỉnh thái nguyên​ (Trang 48 - 51)

8. Bố cục luận văn

2.2. Nguyên tắc tổ chức dạy học chủ đề trong dạy học Lịch sử Việt Nam

Nguyên tắc 1. Phải bảo đảm sự phù hợp giữa mục tiêu của chủ đề với nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức dạy học

Nguyên tắc này đòi hỏi việc lựa chọn phương pháp DH trong quá trình tổ chức DHLS theo chủ đề phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho GV và HS trong việc thực hiện nhiệm vụ DH chủ đề theo yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực đã được xác định. Để đảm bảo nguyên tắc này, GV đứng lớp cần xác định được yêu cầu của từng chủ đề, từng mạch nội dung, từng khối lớp và cả khóa trình; từ đó lựa chọn nội dung, biện pháp, hình thức tổ chưcds DH phù hợp. GV phải là người định hướng, tổ chức các hoạt động DH để giúp HS không chỉ lĩnh hội được kiến thức LS mà còn có khả năng tự tìm tòi, nghiên cứu.

Nguyên tắc 2. Phải đảm bảo tính thực tiễn khi tổ chức các hoạt động học tập

Đặc điểm môn LS có ưu thế trong việc giáo dục đạo đức cho HS. Vì vậy, khi tổ chức DH theo chủ đề, GV cần phải xây dựng các tình huống DH có chứa đựng các nội dung LS với các hoạt động DH phù hợp với các đối

tượng HS sao cho phát huy được tối đa vốn kiến thức, vốn hiểu biết của HS. Chính vì vậy, GV cần lưu ý đến vốn kiến thức, kinh nghiệm của HS khi thiết kế và tổ chức các hoạt động DH để khai thác vốn hiểu biết và kinh nghiệm sẵn có của HS. Bởi, mức độ phát triển phẩm chất và năng lực phụ thuộc vào tình huống đòi hỏi hoạt động tự lực tìm tòi, khám phá kiến thức ở các mức độ khác nhau.

Một trong những đặc trưng của dạy học lịch sử là các kiến thức lịch sử, những sự kiện lịch sử đã xảy ra trong quá khứ và không còn tồn tại nguyên vẹn trong cuộc sống, trong đó nhiều nội dung mang tính khái quát hóa, trừu tượng hóa cao. Điểm xuất phát cũng như mục đích của tất cả các bài học lịch sử không phải nhận thức bề ngoài của các sự kiện, hiện tượng lịch sử, mà là nhận thức được bản chất của sự kiện lịch sử, là phát hiện các mối liên hệ trong quá trình lịch sử, từ đó rút ra các bài học lịch sử và vận dụng các bài học đó trong thực tiễn sinh động của cuộc sống.

Trong thực tiễn, khi triển khai DHLS ở trường THPT, nhiều GV say sưa trình bày các sự kiện, hiện tượng lịch sử hoặc yêu cầu HS ghi nhớ máy móc các sự kiện lịch sử mà không chú ý gắn kết kiến thức lịch sử với thực tiễn đời sống. Điều này khiến cho việc DHLS trở nên khô khan, rời rạc, xa rời thực tiễn, thiếu sinh động. Do đó, để có những giờ học sinh động, mang “hơi thở cuộc sống”, GV bộ môn khi lựa chọn, sử dụng các biện pháp DH cần lưu ý một số yêu cầu cơ bản như: Khi thiết kế nội dung hoạt động DH, cần phải tăng cường liên hệ thực tiễn, bổ sung vào nội dung bài học với những tình huống, những vấn đề đã và đang nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày; Tính thực tiễn của bài dạy lịch sử đòi hỏi GV lựa chọn, sử dụng các biện pháp sư phạm nhằm khuyến khích HS tìm tòi, vận dụng, mang những điều đã học vào tìm hiểu, trải nghiệm để rút ra những mối liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sự và những bài học lịch sử, những ứng dụng của lịch sử trong cuộc sống.

Nguyên tắc 3. Phải bảo đảm tăng cường hoạt động trải nghiệm cho HS

Tăng cường hoạt động và trải nghiệm cho HS là yêu cầu xuyên suốt của CT GDPT 2018 nói chung và CT môn LS nói riêng. Do đó, GV bộ môn cần bám sát yêu cầu này để lựa chọn, sử dụng các biện pháp tổ chức DH nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình học tập. GV bộ môn phải luôn tạo điều kiện, khuyến khích HS tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào các hoạt động học tập, từng bước biến quá trình DH của GV thành quá trình tự học của HS. Trong quá trình này, HS phải là chủ thể hoạt động tích cực, GV là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tượng tác tích cực giữ người dạy với người học, giữa người học với người học.

Trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động học tập LS, HS tích cực thực hiện những thao tác tư duy (tri giác, hình dung, tưởng tượng, so sánh, phân tích, đánh giá…); tích cực tìm kiếm thông tin, tích cực tham gia vào các tương tác sư phạm… để tạo dựng kiến thức cho bản thân. GV phải quan tâm hỗ trợ kịp thời, tạo điều kiện để HS phát huy cao độ vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của mình, chuẩn bị sẵn sàng bước vào cuộc sống độc lập trong tương lai. Việc đảm bảo nguyên tắc này không chỉ giúp HS tự phát hiện ra tri thức mới, cách thức hành động mới mà còn rèn luyện được các đức tính, phẩm chất tích cực cho bản thân HS.

Nguyên tắc 4. Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, trình độ của học sinh

HS cấp THPT, đa số HS đã bước đầu đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể. So với các thế hệ cùng lứa tuổi trước đây, HS THPT hiện nay có hiểu biết nhiều hơn, năng động và trưởng thành sớm hơn. Do đó, khi tổ chức DH các chủ đề môn LS cho HS THPT đòi hỏi GV lựa chọn, sử dụng các biện pháp DH phù hợp với tâm sinh lý của HS. Bên cạnh đặc điểm về tâm sinh lý, trình độ nhận thức của HS thường không đồng đều. Những nghiên cứu về triết học, tâm sinh lý học và giáo dục đều cho thấy giữa các HS luôn có những khác biệt về hoàn cảnh sống, thể chất, phẩm chất tâm lý, những ước mơ hoài bão, trình độ xuất

phát, trí thông minh, động cơ và phong cách học tập... điều này dẫn đến những khác biệt giữa các HS trong quá trình học tập. Sự phân hóa về trình độ, cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của HS đòi hỏi tăng cường cá thể hóa hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi HS. Các bài học được thiết kế thành chuỗi hoạt động phù hợp với khả năng nhận thức của từng đối tượng HS. DH phân hóa đáp ứng được trình độ của người học, phù hợp với phong cách của mỗi HS. Do đó, việc tổ chức DH môn LS ở trường THPT theo hướng phân hóa sẽ góp phần làm cho chất lượng DHLS ở THPT nói chung được nâng lên một cách thực chất, bền vững.

Tóm lại, khi xác định và lựa chọn các biện pháp sư phạm để tổ chức dạy học chủ đề trong DHLS, GV nên chú trọng hoạt động phát hiện và giải quyết vấn đề, tranh luận, phản biện; tăng cường sử dụng các phương tiện trực quan như: tranh ảnh lịch sử, bản đồ, biểu đồ, phim tài liệu lịch sử, sa bàn, mô hình, hiện vật lịch sử; rèn luyện cho HS kĩ năng tự học, tìm tòi, khai thác, nhận xét, đánh giá các nguồn sử liệu; hướng dẫn HS phân tích sự kiện, quá trình lịch sử và tự rút ra những nhận xét, đánh giá, tạo cơ sở phát triển năng lực tự học lịch sử suốt đời và khả năng ứng dụng vào cuộc sống những hiểu biết về lịch sử, văn hóa, xã hội Việt nam và thế giới; tăng cường phương pháp trải nghiệm trong môn học. Đồng thời mở rộng không gian dạy học tại di tích lịch sử, khu triển lãm, di sản văn hóa, bảo tàng, kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học với hoạt động trải nghiệm trên thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học lịch sử việt nam lớp 11 ở trường THPT thị xã phổ yên tỉnh thái nguyên​ (Trang 48 - 51)