Chủ đề và phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học lịch sử việt nam lớp 11 ở trường THPT thị xã phổ yên tỉnh thái nguyên​ (Trang 85 - 86)

8. Bố cục luận văn

2.4.2. Chủ đề và phương pháp thực nghiệm

Chủ đề thực nghiệm: Để đảm bảo nguyên tắc đảm bảo đúng các bước tổ chức dạy học theo chủ chủ đề, đặc biệt là đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ năng trong chương trình Lịch sử Việt Nam lớp 11, học viên lựa chọn tổ chức dạy học chủ đề thực nghiệm Khuynh hướng cứu nước mới đầu thế kỷ XX

Phương pháp thực nghiệm

Mục đích của khâu này là thu thập các thông tin cần thiết, liên quan đến giờ dạy thực nghiệm để tiến hành phân tích, xử lý và đánh giá kết quả của dạy học thực nghiệm. Phạm vi thu thập thông tin là trong và sau giờ học thực nghiệm. Để thu thập thông tin, học viên đã sử dụng một số biện pháp sau: Dạy thực nghiệm, quan sát các hoạt động của học sinh trong giờ thực nghiệm, điều tra, trao đổi với học sinh thông qua phiếu điều tra về giờ thực nghiệm, kiểm tra đánh giá chất lượng giờ học bằng cách cho học sinh làm các bài kiểm tra kiến thức, kĩ năng sau mỗi bài thực nghiệm.

Bước 1: Tổ chức dạy học theo chủ đề trong đó xác định các kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực chính hướng tới trong nội dung bài học.

Bước 2: Trao đổi với giáo viên cách thực nghiệm theo chủ đề. Sau khi đã lựa chọn lớp và các bài thực nghiệm, học viên tiến hành xây dựng chủ đề thực nghiệm. Các chủ đề này được xây dựng cẩn thận, công phu, tỉ mỉ. Trong đó đã tính đến sự vận dụng sáng tạo trong quá trình dạy học ở trên lớp và học sinh ở các lớp khác nhau. Trước tiên, học viên gặp gỡ các giáo viên đang tham gia dạy chủ đề lịch sử để trao đổi về mục đích, nội dung, phương thức tiến hành dạy thực

nghiệm ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm với từng chủ đề cụ thể. Trình bày một cách chi tiết chủ đề với các giáo viên để họ nắm bắt được nội dung của chủ đề thực nghiệm, giải đáp những chi tiết chưa rõ.

Bước 3: Triển khai thực nghiệm. Trong giai đoạn này gồm các thao tác lựa chọn lớp thực nghiệm và đối chứng, tiến hành dạy đối chứng và thực nghiệm ở các lớp đã lựa chọn.

Bước 4: Kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm. Sau khi giảng dạy chủ đề thực nghiệm, học viên tiến hành kiểm tra dưới nhiều hình thức cho cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng. Để kiểm tra đánh giá mang tính khách quan, học viên căn cứ vào một số tiêu chuẩn như sau: Nội dung bao gồm cả hai mảng kiến thức và kĩ năng của bài học. Yêu cầu học sinh khi đạt được các yêu cầu phải biết và hiểu dung kiến thức bài học, khai thác kiến thức từ các kênh thông tin như tranh ảnh, tài liệu tham khảo, thông qua bài học giải quyết được vấn đề thực tiễn (phân tích, giải thích, chứng minh, vận dụng được kiến thức). Thang điểm đánh giá được sử dụng theo thang điểm 10 và phân chia làm 4 loại: Giỏi (8 đến 10), khá (7), trung bình (5 đến 6), yếu kém (dưới 5). Căn cứ vào mức độ đạt được kiến thức, kĩ năng của học sinh trong quá trình học tập, tác giả xác định 5 mức độ từ thấp đến cao như sau: Mức 1: Học sinh chưa ghi nhớ và hiểu được kiến thức; Mức 2: Học sinh đơn thuần ghi nhớ kiến thức; Mức 3: Học sinh hiểu được kiến thức; Mức 4: Học sinh có khả năng vận dụng kiến thức; Mức 5: Học sinh có khả năng vận dụng kiến thức một cách sáng tạo.

Bước 5: Xử lý kết quả thực nghiệm. Đánh giá về mặt định lượng: Số liệu thực nghiệm được thu thập và xử lí theo kết quả của bài kiểm tra khảo sát. Qua đó, phân tích đánh giá kết quả học tập, mức độ nắm vững kiến thức và kĩ năng của học sinh giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

Đánh giá về mặt định tính: Đánh giá thông qua điều tra, trao đổi với các đối tượng tham gia thực nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học lịch sử việt nam lớp 11 ở trường THPT thị xã phổ yên tỉnh thái nguyên​ (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)