Nhóm biện pháp chuẩn bị xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học lịch sử việt nam lớp 11 ở trường THPT thị xã phổ yên tỉnh thái nguyên​ (Trang 51 - 62)

8. Bố cục luận văn

2.3.1. Nhóm biện pháp chuẩn bị xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ đề

2.3.1.1. Xác định được các chủ đề lịch sử Việt Nam, xây dựng kế hoạch môn học

Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy, ở các trường THPT địa bàn thị xã Phổ Yên, việc xây dựng KHMH vẫn chưa được giáo viên thực hiện theo đúng quy trình. Phần lớn GV thường tập trung vào giảng dạy các bài học trong SGK để xác định các chuẩn về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Mặc dù, trong các hướng

dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Công văn số 5555/BGDĐT - GDTrH ngày 08/10/2014 về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới PPDH và KTĐG, tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn trường TH/TTGDTX qua mạng; Công văn số 4612/BGD ĐT -GDTrH ngày 03/10/2017 về hướng dẫn thực hiện chương trình GDPT theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh từ 2017- 2018 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các nhà trường tổ chức nghiên cứu, rà soát, cấu trúc lại chương trình GDPT hiện hành theo đình hướng hình thành và phát triển năng lực người học tiếp cận chương trình GDPT mới. Tuy nhiên, mới chỉ dừng lại ở mức độ rà soát các nội dung giảm tải hoặc cấu trúc lại phân phối chương trình theo bài học chứ chưa thực hiện đầy đủ và chất lượng như hướng dẫn của các tài liệu trên.

Chính vì vậy, để thực hiện các biện pháp sư phạm dạy học theo chủ đề trong dạy học lịch sử, trước hết GV phải xác định được các chủ đề để xây dựng KHMH. Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong mỗi chuyên đề đã xây dựng. Cách thức xác định chủ đề xây dựng KHMH gồm các bước chủ yếu sau:

Bước 1: Xác định chủ đề

Xác định chủ đề là một yêu cầu quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch môn học. Trước hết các tổ bộ môn trong nhà trường cần nghiên cứu chương trình Quốc gia, đánh giá việc thực hiện chương trình hiện hành, phân tích các mạch nội dung và yêu cầu cần đạt chương trình theo phạm vi khối lớp và chương trình trong toàn khóa để xác định vai trò, vị trí của chủ đề và phạm vi kiến thức liên quan đến chủ đề để xác định tên gọi của chủ đề.

Ví dụ: Phân tích sách giáo khoa lớp 11, phần Lịch sử Việt Nam, nội dung dạy học về quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam được cấu trúc thành 2 bài:

Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống pháp xâm lược, trong đó có các phần và tiểu mục như:

Phần I: 1. Tình hình Việt Nam trước khi Thực dân Pháp xâm lược; 3. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858.

Phần II: 1. Kháng chiến ở Gia Định; 2. Kháng chiến lan rộng ra 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Hiệp ước 1862.

Phần III: 3. Thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ.

Bài 20: Chiến sự lan ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng, trong đó có các phần và tiểu mục như:

Phần I: Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất (1873). Kháng chiến lan rộng ra Bắc Kì.

Phần II: Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần hai (1882- 1883). Phần III: 1. Thực dân Pháp tấn công cửa biển Thuận An.

Nhìn một cách tổng thể, các tiểu mục này có mối quan hệ với nhau và phản ánh nguyên nhân, diễn biến, kết quả của quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Do vậy, để thiết lập một đơn vị nội dung kiến thức tương đối trọn vẹn, HS có thể vận dụng kiến thức đã học được để giải quyết một vấn đề trong bối cảnh mới của lịch sử Việt Nam những năm đầu thời kì cận đại, GV có thể cấu trúc các bài này thành chủ đề Quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858- 1884).

Bước 2: Xác định yêu cầu cần đạt của chủ đề

Sau việc xác định chủ đề học viên tiến hành mô tả yêu cầu cần đạt về PC, NL tương ứng với các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng (đây được coi là phương tiện, là điều kiện để hình thành và phát triển NL. Các yêu cầu về PC tương ứng với yêu cầu về ý thức, thái độ của người học (đây được coi là công cụ để hình thành các ý thức, thái độ và hành vi tích cực của người học). Khi mô tả yêu cầu cần đạt của chủ đề, học viên thường lựa chọn các động từ để đảm bảo thuận lợi cho việc đánh giá định lượng sau khi thực hiện chủ đề.

Ví dụ: Khi xác định yêu cầu cần đạt của chủ đề Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất (1918), học viên xác định yêu cầu cần đạt về PC và NL của chủ đề như sau:

Yêu cầu cần đạt về PC:

* Phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm:

- Tích cực, tự giác nghiên cứu, học tập, hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.

- Chủ động sưu tầm các tư liệu lịch sử liên quan đến chủ đề học tập

- Chủ động, tích cực trong việc giữ gìn và phát huy các tư liệu LS, các giá trị văn hóa, xã hội.

* Phẩm chất yêu nước, nhân ái:

- Hiểu được bản chất bóc lột của thực dân Pháp - Trân trọng truyền thống yêu nước của nhân dân ta. Yêu cầu cần đạt về NL:

* NL tự chủ, tự học; NL ngôn ngữ và giao tiếp; NL giải quyết vấn đề và sáng tạo; NL nhận thức và tư duy LS:

- Những điểm mới trong nền kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX đến những năm Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

- Những chuyển biến về kinh tế đã tạo ra sự chuyển biến về xã hội như thế nào

- Nguyên nhân của những biến đổi trong nền kinh tế - xã hội Việt Nam là do sự tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.

- Diễn biến của cuộc khởi nghĩa; sự xuất hiện của khuynh hướng cứu nước mới trong những năm Chiến tranh thế giới lần thứ nhất; thời gian, địa điểm, hình thức đấu tranh và buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.

- Rèn kỹ năng sử dụng đối chiếu, so sánh, phân tích điểm mới trong nền kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX đến những năm Chiến tranh thế giới lần thứ nhất; so sánh các khuynh hướng cứu nước mới trong những năm Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

* NL giao tiếp và hợp tác; NL nhận thức LS; NL tư duy về LS; NL thực hành LS

- Rèn kỹ năng sử dụng tư liệu LS để phác họa bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế - xã hội Việt Nam khi thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức LS để tổng kết kinh nghiệm, rút ra bài học.

Trên cơ sở đó, học viên nhận định việc xác định và mô tả chính xác mục tiêu của chủ đề vừa là yêu cầu, vừa là một biện pháp để nâng cao hiệu quả tổ chức dạy học LS ở trường THPT.

Bước 3: Xác định nội dung của chủ đề

Xác định nội dung của chủ đề là nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng chủ đề. Đây là hoạt động có ý nghĩa quyết định kết quả đạt được về PC và NL của người học sau khi kết thúc chủ đề. Bởi NL chỉ có thể hình thành và phát triển ở học sinh thông qua tổ chức dạy học bằng hoạt động. Hoạt động xét về phương diện logic khoa học là một tổ hợp các thành phần kiến thức, kĩ năng của nhiều lĩnh vực khoa học. Các kiến thức khoa học từ các môn học khác nhau phải được lựa chọn theo nguyên tắc hướng tới làm sáng tỏ một vấn đề nào đó về nhận thức và công nghệ, có giá trị như một mục tiêu cốt lõi. Việc lựa chọn thành phần nội dung cấu thành một chủ đề cốt lõi có phạm vi khái quát ở các mức độ khác nhau. Giá trị tích hợp, phạm vi tích hợp tăng dần từ chủ đề cốt lõi của một bài học, môn học, lĩnh vực khoa học. Như vậy, chủ đề phải được thiết kế thành một đơn vị nội dung kiến thức tương đối trọn vẹn để khi học xong người học có thể vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề nhận thức và thực tiễn. Theo đó, chủ đề học tập phải khắc phục được cách truyền đạt kiến thức rời rạc, để thay vào đó là tổ chức học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức, kỹ năng ở phạm vi rộng và giải quyết các nhiệm vụ học tập có ý nghĩa thực tiễn hoặc khái quát được các tư tưởng, các nguyên lý khoa học. Do vậy, chủ đề phải có tính kết nối, tích hợp và đảm bảo các yêu cầu: Bám sát các phương pháp dạy học và đánh giá

kết quả học tập theo định hướng hình thành phẩm chất và năng lực học sinh; Mỗi chủ đề nội dung được chia thành các vấn đề, ứng với mỗi vấn đề tìm hiểu nội dung làm một hoặc một chuỗi các hoạt động của học sinh. Mỗi hoạt động không có cấu trúc: Mục tiêu thông tin cơ bản là nguyên liệu cho học sinh tìm hiểu, gia công trí tuệ để giải quyết vấn đề đặt ra trong hoạt động. Những thông tin này là những nội dung cốt lõi của chủ đề được quy định trong chương trình môn học. Các câu hỏi, bài tập định hướng cho học sinh thực hiện các hoạt động nhằm tìm tòi, khám phá kiến thức. Các bài kiểm tra ứng với chủ đề bài học có thể là các đề tài tìm hiểu, vận dụng kiến thức, giải quyết các vấn đề nhận thức, thực tiễn đời sống, chủ đề viết thu hoạch.

Ví dụ: Khi xác định nội dung của chủ đề Thái Nguyên thời kỳ cận đại (1858 -1917) cần căn cứ vào yêu cầu cần đạt về PC, NL của chủ đề đã được xác định trong bước 2 làm nguyên liệu để đề xuất, xác định nội dung và gợi ý hoạt động học tập chủ đề. Căn cứ vào yêu cầu cần đạt về PC, NL, học viên xác định nội dung và hoạt động của chủ đề như sau:

Nội dung 1: Khái quát tình hình phát triển của Thái Nguyên thời kỳ cận đại (1858 - 1917).

Hoạt động: 1. HS mô tả, phân tích được điều kiện địa lý, lịch sử của Thái Nguyên thời kỳ cận đại. 2. HS đề xuất những biện pháp phát triển của địa phương.

Nội dung 2: Cuộc xâm lược và chính sách cai trị của thực dân Pháp đối với nhân dân Thái Nguyên.

Hoạt động: 1. HS trình bày được (nguyên nhân và tác động) của chính sách cai trị của Pháp đối với nhân dân Thái Nguyên. 2. So sánh chính sách cai trị và đô hộ của thực dân Pháp ở Thái Nguyên với địa phương khác hoặc cả nước. 3. Bày tỏ nhận định của bản thân về giá trị của độc lập, tự do đối với mỗi quốc gia, dân tộc.

Nội dung 3: Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp đô hộ và khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên năm 1917.

Hoạt động: 1. Kể tên một số cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Thái Nguyên trong đó có cuộc khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên năm 1917. 2. Phân tích nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Thái Nguyên. 3. Rút ra bài học kinh nghiệm đấu tranh và liên hệ với bản thân HS trong quá trình học tập, xây dựng, bảo vệ đất nước nói chung và địa phương nói riêng.

Trên cơ sở các chủ đề đã thiết kế, việc xây dựng KHMH gồm các nội dung như sau: Tên của chủ đề, thời lượng, mạch nội dung và yêu cầu cần đạt.

Dưới đây là một bản KHMH được học viên xây dựng theo cách thức trên:

Bảng 2.1. Kế hoạch môn học

Phần ba: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN 1918 STT Tên chủ đề Số

tiết Mạch nội dung

Yêu cầu cần đạt Ghi chú 1 Quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858- 1884) 02 - Tình hình Việt Nam trước khi Thực dân Pháp xâm lược. - Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858. - Thực dân Pháp tấn công Gia Định. - Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Hiệp ước 1962.

- Thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ. - Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất (1873). - Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần hai (1882-1883). Thực dân Pháp tấn công cửa biển Thuận An.

- Trình bày được ý đồ và quá trình xâm lược Việt Nam của TD Pháp từ năm 1858- 1884. - Hiểu được bản chất xâm lược và thủ đoạn tàn bạo của chủ nghĩa thực dân.

2 Một số phong trào đấu tranh chống Pháp tiêu biểu của

nhân dân

Việt Nam từ 1858- 1884

02 - Khi Pháp đánh chiếm Đà Nẵng, nhân dân ta chiến đấu anh dũng. - Khi Pháp đánh chiếm Gia Định và các tỉnh miền Đông Nam Kỳ, cuộc kháng chiến của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ sau Hiệp ước năm 1862.

- Nhân dân 3 tỉnh miền Tây chống Pháp

- Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì và Trung Kì trong những năm 1882-1884. - Hiệp ước năm 1883 và Hiệp ước 1884. - Nhận thức được cuộc kháng chiến chống Pháp XL của ND ta trong 1858-1884. - Đánh giá đúng mức nguyên nhân và trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước cuối thế kỷ XIX. - Tinh thần đấu tranh quyết liệt của nhân dân ta.

Nội dung mang tính thống nhất, khái quát nhằm làm cơ sở khẳng định truyền thống yêu nước của nhân dân ta và trách nhiệm của nha Nguyễn trong việc để mất nước ta vào tay Pháp 3 Điểm khác biệt giữa phong trào Cần vương và phong trào nông dân Yên Thế trong những năm cuối thế kỉ XIX. 02 - Phong trào Cần Vương bùng nổ, diễn biến và ý nghĩa. - Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương.

- Khởi nghĩa Yên Thế (1884- 1913) - Hiểu rõ hoàn cảnh phong trào đấu tranh chống Pháp cuối TK XIX (KN tự vệ) - Nhận thức được đặc điểm của phong trào Cần vương. So sánh các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương với khởi nghĩa Yên Thế 4 Thái Nguyên thời cận đại (1858- 1917) 02 - Tình hình Thái

Nguyên thời kì cận đại (1858 - 1917).

- Cuộc xâm lược và chính sách cai trị của thực dân Pháp đối với nhân dân Thái Nguyên - Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp đô hộ và cuộc khởi nghĩa

Thái Nguyên năm

1917. - Biết được tình hình Thái Nguyên thời kỳ cận đại (1858- 1917). - Những thành tựu trong đấu tranh của nhân

dân Thái Nguyên chống ách đô hộ của thực dân Pháp HS có tinh thần học tập và lao động đúng đắn, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước

5 Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất (1918) 02 - Những chuyển biến về kinh tế và xã hội VN trong chương trình khai thác thuộc địa lần I (1897-1914).

- Thái độ của các giai cấp trong xã hội VN đối với vấn đề giải phóng dân tộc.

- Phong trào công nhân.

- Trình bày

được những

biểu hiện của sự chuyển biến về kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX, sự ra đời của các giai cấp, tầng lớp mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học theo chủ đề trong dạy học lịch sử việt nam lớp 11 ở trường THPT thị xã phổ yên tỉnh thái nguyên​ (Trang 51 - 62)