Nghiên cứu liên quan hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh gia lai (Trang 32 - 33)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.2.2 Nghiên cứu liên quan hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tạ

NHTM

Nguyễn Minh Phương (2014) phân tích một số yếu kém trong hoạt động kiểm soát đối với nghiệp vụ tín dụng, cụ thể là các yếu kém về kiểm soát trong quy trình tín dụng gồm 6 bước: tiếp xúc khách hàng và nhận hồ sơ xin vay; Thẩm định và tái thẩm định; quyết định cho vay; cam kết cho vay và giải ngân; giám sát tín dụng; quản lý hồ sơ và lưu giư tài sản bảo đảm; thu hồi nợ; phân loại nợ và xử lý nợ xấu.

Nguyễn Kim Đức (2015) nghiên cứu về thủ tục kiểm soát trong quy trình thẩm định giá tài sản bảo đảm. Tác giả đi sâu tìm hiểu và đánh giá thủ tục kiểm soát trong quy trình thẩm định giá tài sản bảo đảm tại các NHTM Việt Nam bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia, quan sát, thảo luận và khảo sát bằng bảng câu hỏi đối với những người đang công tác tại ngân hàng. Kết quả nghiên cứu giúp tác giả đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện.

Phan Thụy Thanh Thảo (2007) với đề tài hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng trong các NHTM tỉnh Bình Dương. Luận văn nêu lên các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB theo báo cáo COSO, lấy đó làm cơ sở phân tích thực trạng

Môi trường kiểm soát

Đánh giá rủi ro

Hoạt động kiểmsoát

Thông tin truyền thông

Giám sát

Hiệu quả hoạt động của EVN

kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Luận văn đưa ra 13 nguyên tắc đối với hệ thống KSNB ngân hàng theo tiêu chuẩn Balse và vận dụng các nguyên lý rủi ro tín dụng theo Balse để khắc phục các rủi ro tín dụng trong NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương do sự yếu kém của hệ thống KSNB nhưng vẫn đảm bảo phù hơp với hệ thống COSO và pháp luật Việt Nam.

Cao Hương Giang (2013) với đề tài đánh giá hệ thống KSNB trong quy trình cho vay tín chấp tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam-Chi Nhánh Thừa Thiên Huế đã phân tích, đánh giá hệ thống cho vay tiêu dùng tín chấp là một hình thức cho vay ít có có yếu tố phức tạp hơn các hình thức cho vay khác như: cho vay có tài sản bảo đảm, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm….

Huỳnh Tấn Phi (2015) với đề tài giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chỉ ra có 5 nhóm yếu tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại nơi mình làm việc bao gồm: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro hoạt động kiểm soát, hệ thống thông tin và truyền thông, hoạt động giám sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh gia lai (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)