Lý thuyết hành vi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh gia lai (Trang 40 - 41)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.2.3 Lý thuyết hành vi

Lý thuyết hành vi bao gồm những quan điểm trong quản trị nhấn mạnh đến vai trò của các yếu tố tâm lý, tình cảm, và quan hệ xã hội của con người trong công việc. Lý thuyết này cho rằng hiệu quả của quản trị do năng suất lao động quyết định, nhưng năng suất lao động không chỉ do các yếu tố vật chất quyết định mà còn do sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý xã hội của con người (Don & Jonn, 1986).

Theo nghiên cứu của tác giả Don & John trong lý thuyết này thì cách thức quản trị mà các nhà quản trị trước đây đã tiến hành đều dựa trên những quan điểm cũ về tác phong và hành vi con người. Các nhà quản trị trước đây cho rằng phần đông mọi người đều không thích làm việc, thích được chỉ huy hơn là tự chịu trách nhiệm, và hầu hết mọi người làm việc vì lợi ích vật chất. Từ quan điểm đó, các nhà quản trị đã xây dựng những bộ máy tổ chức của các đơn vị với quyền hành tập trung, họ cũng đặt ra nhiều thủ tục với một hệ thống kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Từ đây, tác giả Don & John đã xây dựng các giả thuyết khác cải tiến hơn. Quan điểm của tác giả này cho rằng con người sẽ thích thú với công việc nếu có được những điều kiện thuận lợi và vì vậy họ có cơ hội để có thể đóng góp nhiều hơn cho tổ chức. Don & John còn cho rằng nhà quản trị nên quan tâm nhiều hơn đến sự phối hợp hoạt động thay vì chỉ tập trung đến cơ chế kiểm tra (Don & Jonn, 1986).

chế giám sát trong hệ thống KSNB. Khi áp dụng vào công trình nghiên cứu của tác giả, theo lý giải của lý thuyết này, tác giả kỳ vọng rằng khi các các hoạt động kiểm soát và giám sát được đảm bảo thì sự hữu hiệu của hệ thống KSNB càng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh gia lai (Trang 40 - 41)