Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy bội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh gia lai (Trang 84 - 86)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.7 Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy bội

Hình 4.1 Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Hình 4.1 cho thấy các phần dư phân tán ngẫu nhiên quanh trục O (quanh giá trị trung bình của phần dư) trong một phạm vi không đổi. Điều này có nghĩa là phương sai của phần dư không đổi.

Kiểm tra giả định các phần dư có phân phối chuẩn: phần dư có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì những lý do như sử dụng sai mô hình, phương sai không phải là hằng số, số lượng các phần dư không đủ nhiều để phân tích (Hoàng Trọng – Mộng Ngọc, 2008). Biểu đồ tần số (Histogram, Q-Q plot, P-P plot) của phần dư (đã được chuẩn hóa) được sử dụng để kiểm tra giả định này.

Hình 4.2 Đồ thị P-P plot của phần dư - đã chuẩn hóa

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Hình 4.2 cho thấy các điểm phân vị trong phân phối của phần dư tập trung

thành 1 đường chéo, như vậy, giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

Hình 4.3 Đồ thị Histogram của phần dư - đã chuẩn hóa

Hình 4.3 Đồ thị Histogram của phần dư - đã chuẩn hóa

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Giá trị trung bình Mean gần bằng 0, độ lệch chuẩn là 0.985 gần bằng 1, như vậy có thể nói, phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn. Do đó, có thể kết luận rằng: Giả thiết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

Kiểm định Durbin Watson = 1.736 (bảng 4.27) trong khoảng [1< D <3] nên không có hiện tượng tương quan của các phần dư (Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh gia lai (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)