Các khái niệm liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh gia lai (Trang 35)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.1 Các khái niệm liên quan

2.1.1 Tính hữu hiệu

Theo từ điển Tiếng Việt năm 2012, tính hữu hiệu có nghĩa là có hiệu lực, có hiệu quả, trái với vô hiệu. Hữu hiệu là mức độ hoàn thành nhiệm vụ hay mục tiêu, còn hiệu quả được tính bằng cách so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra

Sự hữu hiệu là một khái niệm được xác định hướng đến việc đánh giá mức độ thực hiện các mục tiêu, mục đích đã được định trước cho một hoạt động hoặc một chương trình đã được thực hiện (đạt được kết quả thoả đáng từ việc sử dụng các nguồn lực và các hoạt động của tổ chức). Vì vậy, điểm quan trọng trong đánh giá sự hữu hiệu là phải xem xét giữa kết quả mong đợi trong kế hoạch với kết quả thực tế qua hoạt động. Mỗi nhà nghiên cứu khác nhau, với những hệ thống đánh giá khác nhau thì sẽ có những quan điểm riêng của mình về sự hữu hiệu, nhưng điểm chung trong quan điểm của họ chính là việc hoàn thành mục tiêu hay là những hoạt động để đáp ứng được mục tiêu.

Hệ thống KSNB của các tổ chức khác nhau được vận hành với các mức độ hữu hiệu khác nhau. Tương tự như thế, một hệ thống KSNB cụ thể của một tổ chức cũng sẽ vận hành với mức độ hữu hiệu khác nhau ở những thời điểm khác nhau.

2.1.2 Kiểm soát nội bộ

Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về kiểm soát, tác giả xin đề câp đến một số quan điểm về kiểm soát của các tác giả như sau:

Theo từ điển tiếng Việt kiểm soát là một phương tiện nhằm giảm thiểu những yếu tố gây tác động xấu tới hoạt động của một đối tượng nào đó (Từ điển tiếng Việt, 2000)

Theo Henri: kiểm soát là việc kiểm tra để khẳng định mọi việc có thực hiện theo đúng kế hoạch hoặc các chỉ dẫn và các nguyên tắc đã được thiết lập hay không, từ đó nhằm chỉ ra các yếu kém và sai phạm cần điều chỉnh, tìm ra các nguyên nhân để ngăn ngừa chúng không được phép tái diễn (Henri, 1949).

Theo Anthony và các cộng sự thì cho rằng kiểm soát là một quá trình thực hiện một tập hợp các thay đổi nhằm đạt được các mục tiêu đã định (Anthony, 1949).

Từ các quan điểm khác nhau về kiểm soát đã nêu trên đây, tác giả xin đưa ra quan điểm về kiểm soát như sau: Kiểm soát được xem là một chức năng quan trọng của quá trình quản lý. Nó được tiến hành liên tục ở các cấp quản lý và mọi hoạt động của tổ chức thông qua việc thiết lập các tiêu chuẩn, đánh giá kết quả thực tế đạt được với tiêu chuẩn đặt ra, nêu được nguyên nhân và điều chỉnh các sai lệch nhằm đạt giúp tổ chức được các mục tiêu của mình.

KSNB cũng được các tác giả nghiên cứu và hình thành nhiều định nghĩa khác nhau, chẳng hạn:

Theo quan điểm của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) kiểm soát nội bộ là một hệ thống gồm các chính sách, các thủ tục được thiết lập tại đơn vị, đảm bảo độ tin cậy của các thông tin, đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý và đảm bảo hiệu quả của hoạt động.

Theo quan điểm của Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA, 1936): KSNB là các biện pháp và cách thức được chấp nhận và được thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tiền và các tài sản khác, cũng như kiểm tra sự chính xác trong ghi chép sổ sách.

Điều 39, Luật kế toán Việt Nam năm 2015 nêu rõ KSNB là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.

Theo báo cáo COSO (2013): Kiểm soát nội bộ là một quá trình, chịu ảnh hưởng bởi Hội đồng quản trị, người quản lý và các nhân viên của đơn vị, được thiết kế để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu:

1. Sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động 2. Sự tin cậy của BCTC

3. Sự tuân thủ các luật lệ và quy định.

Bốn nội dung cơ bản là quá trình, con người, đảm bảo hợp lý và mục tiêu được hiểu như sau:

KSNB là một quá trình: KSNB bao gồm một chuỗi hoạt động kiểm soát hiện diện ở mọi bộ phận trong đơn vị và được kết hợp với nhau thành một thể thống nhất. Quá trình kiểm soát là phương tiện để giúp cho đơn vị đạt được các mục tiêu của mình. KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người: KSNB không chỉ đơn thuần là những chính sách, thủ tục, biểu mẫu,..mà chủ yếu là do những con người trong tổ chức như Ban giám đốc và các nhân viên thực thi, chính họ sẽ định ra mục tiêu, thiết lập cơ chế kiểm soát ở mọi nơi và vận hành chúng.

KSNB cung cấp một sự đảm bảo hợp lý: KSNB cung cấp một sự đảm bảo hợp lý chứ không phải đảm bảo tuyệt đối là các mục tiêu sẽ đạt được. Vì khi vận hành hệ thống kiểm soát, những yếu kém có thể xảy ra do các sai lầm của con người…nên dẫn đến không đạt được các mục tiêu. KSNB có thể ngăn chặn và phát hiện những sai phạm nhưng không thể đảm bảo là chúng không bao giờ xảy ra. Hơn nữa, một nguyên tắc cơ bản trong việc đưa ra quyết định quản lý là chi phí cho quá trình kiểm soát không vượt quá lợi ích được mong đợi từ quá trình kiểm soát đó. Do đó, tuy người quản lý có thể nhận thức đầy đủ các rủi ro, thế nhưng nếu chi phí cho quá trình kiểm soát quá cao thì họ vẫn không áp dụng các thủ tục để kiểm soát rủi ro.

Các mục tiêu của KSNB:

- Đối với mục tiêu sự hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động: KSNB giúp đơn vị bảo vệ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo mật thông tin, nâng cao uy tín, mở rộng thị phần, thực hiện các chiến lược kinh doanh.

- Đối với mục tiêu sự tin cậy của BCTC: KSNB phải đảm bảo về tính trung thực và đáng tin cậy, bởi vì chính người quản lý đơn vị phải có trách nhiệm lập BCTC phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

hành luật pháp và các quy định. Điều này xuất phát từ trách nhiệm của nhà quản lý đối với những hành vi không tuân thủ trong đơn vị. Bên cạnh đó, KSNB còn phải hướng mọi thành viên trong đơn vị vào việc tuân thủ các chính sách, quy định nội bộ của đơn vị, qua đó đảm bảo được những mục tiêu của đơn vị.

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA 315 ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính) Kiểm soát nội bộ là quy trình do Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính,đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan.

2.1.3 Hoạt động tín dụng

Khái niệm tín dụng ngân hàng

TheoĐiều 4-luật tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 (2010): Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác (Quốc Hội, 2010).

Tín dụng ngân hàng là một giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó bên cấp tín dụng (ngân hàng/ tổ chức tín dụng khác) chuyển giao một tài sản cho bên nhận tín dụng (doanh nghiệp, cá nhân hoặc các chủ thể khác) sử dụng theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi (Hồ Diệu, 2013).

Đặc điểm tín dụng ngân hàng

Theo Hồ Diệu (2013) tín dụng ngân hàng có những đặc điểm sau:

- Tài sản giao dịch trong tín dụng ngân hàng đa dạng, có thể dưới dạng tiền tệ, tài sản thực hoặc chữ ký.

- Sự hoàn trả cả gốc và lãi là bản chất của tín dụng nói chung và tín dụng ngân hàng nói riêng.

- Sự hoàn trả trong tín dụng ngân hàng là vô điều kiện.

2.2 Các lý thuyết nền tảng

Để thực hiện luận văn, tác giả sử dụng các lý thuyết căn bản làm nền tảng cho các nghiên cứu về KSNB như: lý thuyết ủy nhiệm, lý thuyết bất định của các tổ chức, lý thuyết hành vi.

2.2.1 Lý thuyết ủy nhiệm

Năm 1976, hai tác giả Michael và William đã xây dựng lý thuyết ủy nhiệm. Lý thuyết này tập trung nghiên cứu vào vấn đề thông qua việc ủy nhiệm tạo nên mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm (principal) và bên được ủy nhiệm (agent). Vấn đề ủy nhiệm thường xảy ra khi bên ủy nhiệm (principals) thuê bên đượcủy nhiệm (agents) thực hiện một số công việc. Bên được ủy nhiệm được quyền đại diện cho bên ủy nhiệm quyết định các vấn đề đã được ủy nhiệm. Trong các công ty, nhất là các công ty cổ phần, mối quan hệ này biểu hiện thông qua quan hệ giữa cổ đông (bên ủy nhiệm) và người quản lý công ty (bên được ủy nhiệm) (Michael & William, 1976)

Khi áp dụng lý thuyết ủy nhiệm vào công trình nghiên cứu của tác giả, theo lý giải của lý thuyết này, tác giả kỳ vọng rằng các nhà quản lý ngân hàng, là người được cổ đông ủy nhiệm sẽ thực hiện việc xây dựng một hệ thống KSNB đầy đủ, đáp ứng được việc kiểm sát tốt các hoạt động bên trong ngân hàng. Do vậy, khi tạo ra môi trường kiểm soát chuyên nghiệp, thực hiện tốt các công tác đánh giá rủi ro, xây dựng các hoạt động kiểm soát hiệu quả, đảm bảo các thông tin và truyền thông, giám sát tốt hoạt động trong ngân hàng thì sự hữu hiệu của hệ thống KSNB càng cao.

2.2.2 Lý thuyết bất định của các tổ chức

Lý thuyết này dựa trên luận cứ cho rằng không có một hệ thống quản trị hiệu quả duy nhất nào là phù hợp cho tất cả các tổ chức và phù hợp cho mọi hoàn cảnh bởi lẽ những đặc điểm riêng biệt của hệ thống và hiệu quả của nó sẽ phụ thuộc vào những đặc

thù riêng của tổ chức và những tác nhân thuộc về ngữ cảnh (Otley, 1980; Ferreira và Otley, 2005). Tác giả Ferreira & Otley (2005) khi áp dụng lý thuyết này trong lĩnh vực quản lý, đã cho rằng: những nhân tố có liên quan đến môi truờng bên ngoài, chiến lược, văn hóa, cơ cấu tổ chức, công nghệ, quy mô, quyền sở hữu có tác động đến hiệu quả của các tổ chức.

Khi áp dụng lý thuyết bất định của tổ chức vào công trình nghiên cứu của tác giả, theo lý giải của lý thuyết này, tác giả kỳ vọng rằng khi các nhân tố trong môi trường kiểm soát được đảm bảo thì sự hữu hiệu của hệ thống KSNB càng cao.

2.2.3 Lý thuyết hành vi

Lý thuyết hành vi bao gồm những quan điểm trong quản trị nhấn mạnh đến vai trò của các yếu tố tâm lý, tình cảm, và quan hệ xã hội của con người trong công việc. Lý thuyết này cho rằng hiệu quả của quản trị do năng suất lao động quyết định, nhưng năng suất lao động không chỉ do các yếu tố vật chất quyết định mà còn do sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý xã hội của con người (Don & Jonn, 1986).

Theo nghiên cứu của tác giả Don & John trong lý thuyết này thì cách thức quản trị mà các nhà quản trị trước đây đã tiến hành đều dựa trên những quan điểm cũ về tác phong và hành vi con người. Các nhà quản trị trước đây cho rằng phần đông mọi người đều không thích làm việc, thích được chỉ huy hơn là tự chịu trách nhiệm, và hầu hết mọi người làm việc vì lợi ích vật chất. Từ quan điểm đó, các nhà quản trị đã xây dựng những bộ máy tổ chức của các đơn vị với quyền hành tập trung, họ cũng đặt ra nhiều thủ tục với một hệ thống kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Từ đây, tác giả Don & John đã xây dựng các giả thuyết khác cải tiến hơn. Quan điểm của tác giả này cho rằng con người sẽ thích thú với công việc nếu có được những điều kiện thuận lợi và vì vậy họ có cơ hội để có thể đóng góp nhiều hơn cho tổ chức. Don & John còn cho rằng nhà quản trị nên quan tâm nhiều hơn đến sự phối hợp hoạt động thay vì chỉ tập trung đến cơ chế kiểm tra (Don & Jonn, 1986).

chế giám sát trong hệ thống KSNB. Khi áp dụng vào công trình nghiên cứu của tác giả, theo lý giải của lý thuyết này, tác giả kỳ vọng rằng khi các các hoạt động kiểm soát và giám sát được đảm bảo thì sự hữu hiệu của hệ thống KSNB càng cao.

2.3 Hệ thống KSNB và tính hữu hiệu của KSNB hoạt động tín dụng tại NHTM 2.3.1 Hệ thống KSNB 2.3.1 Hệ thống KSNB

Khái niệm về hệ thống KSNB cũng được nhiều tác giả khác nhau đề cập trên nhiều góc độ, chẳng hạn:

Theo hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kì (AICPA), thì hệ thống KSNB được định nghĩa là hệ thống kế hoạch, tổ chức và tất cả các phương pháp phối hợp được thừa nhận dùng trong kinh doanh để bảo vệ tài sản của các tổ chức, kiểm tra độ chính xác và tin cậy của thông tin kế toán, thúc đẩy hiệu quả hoạt động và khích lệ, bám sát chủ trương quản lý đã đặt ra.

Theo Alvin và cộng sự (2000): Để đạt được mục tiêu cần phải xây dựng một hệ thống KSNB, theo đó hệ thống bao gồm các chính sách, thủ tục đặc thù được thiết kế để cung cấp cho các nhà quản lý sự đảm bảo hợp lý để thực hiện các mục tiêu đã định. Mục tiêu đó bao gồm: đảm bảo độ tin cậy của thông tin; bảo vệ tài sản và sổ sách; đẩy mạnh tính hiệu quả trong hoạt động; tăng cường sự gắn bó với các chính sách và thủ tục đã đề ra.

Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC), đã đưa ra định nghĩa: hệ thống KSNB là một hệ thống chính sách, thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu: bảo vệ tài sản của đơn vị; bảo đảm độ tin cậy của các thông tin; bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý; bảo đảm hiệu quả hoạt động.

Định nghĩa này đã nêu đầy đủ các khía cạnh của hệ thống KSNB và nhấn mạnh đến các mục tiêu đảm bảo hiệu quả hoạt động trên cơ sở tuân thủ pháp luật, đảm bảo độ tin cậy của thông tin và độ an toàn của tài sản. Định nghĩa này cũng phù hợp với quan điểm về hệ thống KSNB theo nghiên cứu của Alvin và phù hợp với bản chất nghĩa của từ hệ thống theo đại từ Tiếng Việt: là một thể thống nhất, bao gồm những tư tưởng,

nguyên tắc, quy tắc liên kết với nhau một cách chặt chẽ.

Tác giả Ngô Trí Tuệ và các cộng sự (2004) đã nêu các quan điểm khác nhau về hệ thống KSNB và đưa ra khái niệm chung là: Hệ thống KSNB là hệ thống các chính sách và các thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu cơ bản: bảo vệ tài sản của đơn vị; đảm bảo độ tin cậy của các thông tin; đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý và đảm bảo hiệu quả hoạt động.

Theo khái niệm này thì thứ tự ưu tiên về mục tiêu của hệ thống KSNB cũng khác nhau

Hình 2.1. Các mục tiêu của hệ thống KSNB

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 (2001) nêu rõ khái niệm về hệ thống KSNB như sau: Hệ thống KSNB được hiểu là các quy định và các thủ tục kiểm soát do

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh gia lai (Trang 35)