Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh gia lai (Trang 83)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.5 Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể

Bảng 4.16 Tóm tắt mô hình với biến phụ thuộc là tính hữu hiệu của hệ thống KSNB

Model Summary Mô hình Hệ số R Hệ số R2 Hệ số R2- hiệu

chỉnh

Sai số chuẩn của ước lượng

Durbin- Watson

1 838a .703 .694 .36279 1.736

Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể: mô hình đạt độ phù hợp khi sig < 0.05. Bảng 4.16 cho thấy hệ số R bình phương hiệu chỉnh là 0.694 =

69.4%. Như vậy các biến độc lập đưa vào chạy hồi quy ảnh hưởng tới 69.4% sự thay đổi của biến phụ thuộc. Phần còn lại 30.6% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên.

4.6 Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi quy Bảng 4.17 Bảng kết quả các trọng số hồi quy

Hệ số Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số đã chuẩn hóa t Sig. Thống kê đa cộng tuyến

B Sai số chuẩn Beta Tolerance VIF 1 (Hằng số) -.403 .196 -2.056 0.41 DG .307 .038 .376 8.179 .000 .857 1.167 GS .124 .040 .154 3.067 .003 .715 1.398 MT .283 .044 .310 6.463 .000 .790 1.266 TT .135 .043 .161 3.164 .002 .696 1.437 HDKS .212 .038 .261 5.501 .000 .808 1.238 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Bảng 4.17 cho thấy khi xét độ tin cậy thì các biến độc lập, các giá trị Sig đều nhỏ hơn 0.05, thể hiện độ tin cậy khá cao. Đồng thời qua bảng trên cho thấy hệ số VIF lớn nhất bằng 1.437 nhỏ hơn 5 nên có thể kết luận không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

4.7 Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy bội

Hình 4.1 Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Hình 4.1 cho thấy các phần dư phân tán ngẫu nhiên quanh trục O (quanh giá trị trung bình của phần dư) trong một phạm vi không đổi. Điều này có nghĩa là phương sai của phần dư không đổi.

Kiểm tra giả định các phần dư có phân phối chuẩn: phần dư có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì những lý do như sử dụng sai mô hình, phương sai không phải là hằng số, số lượng các phần dư không đủ nhiều để phân tích (Hoàng Trọng – Mộng Ngọc, 2008). Biểu đồ tần số (Histogram, Q-Q plot, P-P plot) của phần dư (đã được chuẩn hóa) được sử dụng để kiểm tra giả định này.

Hình 4.2 Đồ thị P-P plot của phần dư - đã chuẩn hóa

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Hình 4.2 cho thấy các điểm phân vị trong phân phối của phần dư tập trung

thành 1 đường chéo, như vậy, giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

Hình 4.3 Đồ thị Histogram của phần dư - đã chuẩn hóa

Hình 4.3 Đồ thị Histogram của phần dư - đã chuẩn hóa

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Giá trị trung bình Mean gần bằng 0, độ lệch chuẩn là 0.985 gần bằng 1, như vậy có thể nói, phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn. Do đó, có thể kết luận rằng: Giả thiết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

Kiểm định Durbin Watson = 1.736 (bảng 4.27) trong khoảng [1< D <3] nên không có hiện tượng tương quan của các phần dư (Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

4.8 Mô hình hồi quy chính thức các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. thống KSNB.

Căn cứ vào bảng 4.28 cho thấy các biến này có hệ số hồi quy dương có nghĩa là các biến này có tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc là tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Từ thông số thống kê trong mô hình hồi quy, phương trình hồi quy tuyến tính bội của các yếu tố của hệ thống KSNB ảnh hưởng tới hoạt động KSNB các hệ số chuẩn hóa như sau:

Như vậy cả 5 nhân tố: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát đều có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại Vietinbank Gia Lai. Nghĩa là khi MT, ĐG, HDKS, TT, GS càng cao thì tính hữu hiệu của hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại Vietinbank Gia Lai càng cao. Trong 5 nhân tố này thì nhân tố đánh giá rủi ro có sự ảnh hưởng mạnh nhất đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại Vietinbank Gia Lai (β = 0.376), tiếp đến là nhân tố môi trường kiểm soát (β = 0.31), nhân tố hoạt động kiểm soát (β = 0.261), nhân tố thông tin và truyền thông (β = 0.161) và nhân tố giám sát (β = 0.154). Như vậy, giả huyết H1, H2, H3, H4, H5 cho mô hình nghiên cứu được chấp nhận.

Kết quả kiểm định giả thuyết được thực hiện ở trên khẳng định các giả thuyết sau đây sẽ được chấp nhận:

 Giả thuyết H1: Môi trường kiểm soát tốt làm tăng tính hữu hiệu của hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại Vietinbank Gia Lai.

 Giả thuyết H2: Đánh giá rủi ro làm tăng tính hữu hiệu của KSNB hoạt động tín dụng tại Vietinbank Gia Lai.

 Giả thuyết H3: Hoạt động kiểm soát chặt chẽ làm tăng tính hữu hiệu của hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại Vietinbank Gia Lai.

 Giả thuyết H4: Việc nâng cao công tác chất lượng thông tin và truyền thông góp phần làm tăng tính hữu hiệu của hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại Vietinbank Gia Lai.

 Giả thuyết H5: Hoạt động giám sát tốt làm tăng tính hữu hiệu của hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại Vietinbank Gia Lai.

Kết luận chương 4

Thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được thực hiện trong chương 4, tác giả đã chỉ ra rằng mô hình và các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là có ý nghĩa. Kết quả của nghiên cứu nêu rõ: có 5 nhân tố tác động cùng chiều đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại Vietinbank Gia Lai. Mỗi một nhân tố có mức độ tác động đến sự hữu hiệu khác nhau và được sắp xếp

theo trật tự từ cao xuống thấp như sau: đánh giá rủi ro, nhân tố môi trường kiểm soát, nhân tố hoạt động kiểm soát, nhân tố thông tin và truyền thông và nhân tố giám sát. Kết quả của chương này là căn cứ để tác giả đưa ra gợi ý chính sách nhằm tăng cường sự hữu hiệu của hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại Vietinbank Gia Lai ở chương 5.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

5.1 Kết luận

Gia tăng hội nhập vào nền kinh tế quốc tế là đòi hỏi tất yếu của của mỗi quốc gia, mà ở đó các nước chủ động gắn kết với nhau thông qua các nỗ lực tự do hóa và mở cửa thị trường trên mọi giác độ. Hội nhập về ngân hàng luôn diễn ra sôi động và nhạy bén nhất do những đặc điểm kinh doanh trong lĩnh vực này chi phối gần như toàn bộ các hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị và cả quốc phòng của các quốc gia. Trong thời gian qua, hoạt động ngân hàng Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể với sự phát triển hệ thống tổ chức tín dụng đa dạng về sở hữu, quy mô và loại hình; xây dựng và triển khai các bộ Luật, văn bản dưới Luật, các chuẩn mực nghề nghiệp về các lĩnh vực của ngân hàng phù hợp với tiến trình mở cửa…. Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì hoạt động tín dụng chịếm vị trí quan trọng vì nó đem lại nguồn thu và lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro nhất của NHTM. Vì vậy đảm bảo tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ để giảm thiểu rủi ro là yêu cầu cấp thiết.

Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết: tính hữu hiệu của hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại Vietinbank Gia Lai có năm nhân tố tác động cùng chiều là: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Trong năm nhân tố này thì nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất là nhân tố đánh giá rủi ro, tiếp đến là nhân tố môi trường kiểm soát, nhân tố hoạt động kiểm soát, nhân tố thông tin và truyền thông và nhân tố giám sát.

Để tăng cường sự hữu hiệu của hệ thống KSNB cần tạo dựng môi trường kiểm soát chú trọng đạo đức; điều chỉnh quy trình đánh giá và ứng phó rủi ro kịp thời; tăng cường hiệu quả của các hoạt động kiểm soát; , minh bạch thông tin và thực hiện có hiệu quả các kênh thông tin trong nội bộ và bên ngoài; tăng cường giám sát và nâng cao hiệu quả kiểm toán nội bộ.

5.2.1 Môi trường kiểm soát

Tạo dựng môi trường kiểm soát chú trọng đạo đức kinh doanh. Ban điều hành ngân hàng cần thực sự coi trọng vai trò của hệ thống KSNB bằng cách thiết lập cơ chế kiểm soát đầy đủ đối với toàn bộ hoạt động của ngân hàng, tạo dựng văn hóa kiểm soát toàn diện trong tổ chức, trong đó, đặc biệt chú trọng đề cao vấn đề đạo đức trong kinh doanh khi tần suất xuất hiện và mức độ thiệt hại của các vụ việc vi phạm đạo đức kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam. Để nâng cao đạo đức trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng cần thực hiện:

Ngân hàng cần thiết lập và truyền thông các quy tắc đạo đức, ứng xử trong nội bộ ngân hàng và với khách hàng.

Song hành cùng sự phát triển của mình, VietinBank luôn quan tâm đến các giá trị văn hóa, các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Văn hóa VietinBank chính là lợi thế, sức mạnh cạnh tranh riêng biệt của VietinBank trên con đường phát triển và hội nhập quốc tế một cách sâu rộng, bền vững. Sổ tay văn hóa VietinBank được ban hành với những quy định về Giá trị Văn hóa, Tầm nhìn, Sứ mệnh, Slogan, Giá trị cốt lõi, Triết lý kinh doanh, Chuẩn mực đạo đức, Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của lãnh đạo, cán bộ, người lao động VietinBank; trong đó, điểm nhấn là 7 giá trị cốt lõi của VietinBank đã mang đến cho VietinBank một nét mới trong triển khai thực hiện Văn hóa doanh nghiệp thời kỳ hội nhập. Văn hóa VietinBank là niềm tự hào, là động lực để cán bộ, người lao động phấn đấu hoàn thiện bản thân trong từng hành vi ứng xử, lời nói, việc làm và nỗ lực trong công việc để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Văn hóa VietinBank là sự kết tinh của mọi nỗ lực, tình yêu, những giá trị, phẩm chất tốt đẹp nhất và thể hiện sự tâm huyết, tận tụy, trách nhiệm của nhiều thế hệ cán bộ, người lao động VietinBank. Từ đó các giá trị Văn hóa của VietinBank đã có hiệu ứng, sức lan tỏa sâu rộng, tạo ra lợi thế cạnh tranh, góp phần đưa VietinBank không ngừng tăng trưởng, phát triển nhanh, mạnh, an toàn, hiệu quả và bền vững.

Tuy nhiên việc tổ chức truyền thông, phổ biến sổ tay văn hóa Vietinbank còn nhiều hạn chế, chưa sâu rộng, mới chỉ diễn ra dưới hình thức phát sổ tay để cán bộ tự đọc, tự nghiên cứu. Vì vậy để cán bộ, người lao động nắm được nội dung sổ tay văn

động nhiều cuộc thi bằng hình thức online và thi viết để tiếp tục đa dạng hóa việc tìm hiểu, học tập, thấm nhuần những nét đẹp của Văn hóa VietinBank đối với toàn thể cán bộ, người lao động để cán bộ, người lao động phấn đấu hoàn thiện bản thân trong từng hành vi ứng xử, lời nói, việc làm và nỗ lực trong công việc để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ tín dụng. Một người có đạo đức tốt, thái độ hành xử đúng mực sẽ rất cân nhắc trong việc giải quyết cho vay trên cơ sở đầy đủ những thủ tục theo quy định và dự án có hiệu quả. Để ngăn ngừa và hạn chế các trường hợp không tuân thủ đạo đức của cán bộ. Vietinbank cần thực hiện:

- Định kỳ thực hiện luân chuyển cán bộ liên quan đến hoạt động tín dụng giữa các phòng giao dịch, phòng ban tại hội sở chi nhánh để tránh trường hợp cán bộ làm việc thời gian dài với khách hàng nãy sinh tiêu cực.

- Đối với các cán bộ thường xuyên vi phạm đạo đức nghề nghiệp cần có chế tài phù hợp như sắp xếp lại, thực hiện luân chuyển cán bộ sang bộ phân khác mà không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Các trường hợp cán bộ vi phạm đạo đức nghề nghiệp ở mức độ nghiêm trọng có thể chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.

Ngân hàng cần thực hiện phân định quyền hạn và trách nhiệm phù hợp cho các bộ phận liên quan đến hoạt động tín dụng

Vietinbank đã thực hiện phân định quyền hạn và trách nhiệm giữa các bộ phân liên quan đến hoạt động tín dụng như: cán bộ quan hệ khách hàng, cán bộ thẩm định, cán bộ kế toán, cán bộ kho quỹ. Tuy nhiên việc phân định quyền hạn và trách nhiệm giữa cán bộ quan hệ khách hàng và cán bộ thẩm định chưa rõ ràng, cụ thể:

Cán bộ quan hệ khách hàng là bộ phận tìm kiếm, tiếp cận khách hàng thông qua các kênh tiếp thị khách hàng, tiếp nhận yêu cầu và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng, thực hiện kiểm tra hồ sơ khách hàng cung cấp đảm bảo đầy đủ, hợp lệ, trung thực.

Cán bộ thẩm định: trên cơ sở thông tin cán bộ quan hệ khách hàng cung cấp, đối chiếu với các quy định hiện hành của Vietinbank, thông tin trên hệ thống và các nguồn thông tin khác để thẩm định, đánh giá khách hàng từ đó đề xuất cho vay.

nợ nhóm 2, nợ xấu chủ yếu cán bộ thẩm định chịu trách nhiệm trực tiếp do kí trên tờ trình thẩm định. Để gắn trách nhiệm của các bộ phận liên quan đến hoạt động xét duyệt tín dụng, bộ phận quan hệ khách hàng và bộ phần thẩm định cùng ký đề xuất quyết định tín dụng trên tờ trình thẩm định.

Ngân hàng thiết lập các chính sách thu hút và phát triển nguồn nhân lực

Với phương châm nguồn nhân lực là giá trị cốt lõi, VietinBank tạo một môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, phát huy tối đa quyền được làm việc, cống hiến, phát triển, tôn vinh của người lao động và sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của cán bộ, người lao động.

VietinBank sẵn sàng trả mức thu nhập hấp dẫn đối với cán bộ và tin rằng đây là động lực mạnh mẽ giúp cán bộ yên tâm công tác, cống hiến và gắn bó lâu dài. VietinBank là một trong những ngân hàng có mức thu nhập bình quân đối với cán bộ cao nhất trong hệ thống Ngân hàng tại Việt Nam hiện nay. VietinBank luôn chi trả thu nhập cho cán bộ theo nguyên tắc đảm bảo sự cạnh tranh, công bằng, phù hợp với trình độ, năng lực, mức độ đóng góp cống hiến của mỗi thành viên dựa trên cơ chế trả lương theo hiệu quả công việc.

Bên cạnh đó VietinBank luôn quan tâm và chăm sóc đời sống văn hóa tinh thần của cán bộ nhân viên, khuyến khích sự đoàn kết bằng nhiều chế độ và hoạt động xã hội như: bảo hiểm, nghỉ dưỡng hằng năm, quyền mua nhà dự án ưu đãi, cổ phiếu với giá ưu đãi, thăm hỏi động viên kịp thời người lao động và người thân khi ốm đau, giúp đỡ gia đình những cán bộ gặp hoàn cảnh khó khăn…

Ngoài ra, cán bộ còn được khuyến khích tham gia các hoạt động từ thiện và an sinh xã hội, hỗ trợ kinh phí cùng với các ngành, địa phương, góp phần tạo lập môi trường văn hóa xã hội lành mạnh, bền vững.

Cơ chế tuyển dụng tại Vietinbank luôn đảm bảo cơ hội bình đẳng, khách quan, minh bạch cho tất cả các ứng viên. Vietinbank là Ngân hàng Thương mại đầu tiên tổ chức tuyển dụng cho các chức danh cán bộ lãnh đạo/quản lý; là ngân hàng đầu tiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh gia lai (Trang 83)