Vai trò xu thế tất yếu của việc ứng dụng CNTT và mạng internet trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin tổ chức dạy học chương khúc xạ ánh sáng vật lý 11 nhằm bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh​ (Trang 27)

10. Cấu trúc và nội dung luận văn

1.2.1. Vai trò xu thế tất yếu của việc ứng dụng CNTT và mạng internet trong

1.2.1. Vai trò xu thế tất yếu của việc ứng dụng CNTT và mạng internet trong dạy học trong dạy học

Vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học đã được chứng minh bằng thực tiễn giáo dục trong và ngoài nước những năm qua, nó cho thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong giảng dạy và học tập là xu thế tất yếu của giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học bằng CNTT là một chủ đề lớn được UNESCO đưa ra thành chương trình của thế kỷ XXI và dự đoán sẽ có sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào đầu thế kỷ XXI do ảnh hưởng của CNTT. Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập”.

Công nghệ thông tin đóng vai trò rất quan trọng đối với việc đổi mới và phát triển giáo dục.

- Công nghệ thông tin thúc đẩy một nền giáo dục mở, giúp mọi người tiếp cận rất nhiều thông tin, thông tin nhiều chiều, rất nhanh, rút ngắn mọi khoảng cách, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm về thời gian; từ đó, con người phát triển nhanh hơn về kiến thức, nhận thức, trí tuệ và tư duy.

- Đổi mới giáo dục theo hướng giảm thuyết giảng, tăng tự học, thực hiện “giảng ít, học nhiều”, công nghệ thông tin tạo điều kiện cho mọi người có thể

tự học ở mọi nơi, mọi lúc một cách thuận tiện. Ngoài ra, có thể tham gia thảo luận trong một tập thể mà mỗi người đang ở rất xa nhau, góp phần tạo ra xã hội học tập mà trong đó, mọi người có thể học tập suốt đời.

- Đổi mới giáo dục đòi hỏi nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý, quản trị giáo dục. Công nghệ thông tin giúp cho công việc quản lý đầy đủ hơn, khoa học hơn, minh bạch và dân chủ hơn, kể cả quản lý học sinh, nhân lực, chương trình học tập, công việc thi, kiểm tra và quản lý tài chính; không những thế, Công nghệ thông tin còn tham gia lựa chọn các phương án tối ưu cho quản lý.

- Thư viện là thiết chế hết sức quan trọng của các đơn vị, địa phương, của các cơ sở đào tạo, nhất là các trường đại học. Công nghệ thông tin giúp kết nối các thư viện trong và ngoài nước để tạo điều kiện cho người học có thể tiếp cận tiện lợi được kho tàng kiến thức khổng lồ của nhân loại.

- Sự phát triển của công nghệ thông tin với các ưu thế nêu trên dẫn đến sự ra đời của các đại học “từ xa” trong tương lai, mô hình này sẽ khá phổ biến trong đào tạo đại học.

Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học; ngay từ những ngày đầu thành lập trường (2004), BGH các trường THCS, THPT đã đặc biệt quan tâm và quyết tâm đưa CNTT vào công tác giảng dạy và học tập. Với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự nỗ lực không ngừng của tập thể sư phạm nhà trường, đến nay giáo viên có thể tự soạn giảng ở mức thành thạo và sử dụng hiệu quả những phần mềm soạn giảng cũng như các thiết bị hỗ trợ để phục vụ công tác chuyên môn. Về phía học sinh, hầu hết các em đã được trang bị phương pháp học tập với tiết học có ứng dụng CNTT và kỹ năng khải thác thông tin phục vụ học tập từ máy tính và Internet. 1.2.2. Bài giảng dạy số hóa

1.2.2.1. Khái niệm bài giảng dạng số hóa

Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hoá do giáo viên điều khiển

thông qua môi trường multimedia do máy vi tính tạo ra. Bài giảng điện tử không phải chỉ đơn thuần là các kiến thức mà học viên ghi vào vở mà đó là toàn bộ hoạt động dạy và học - tất cả các tình huống sẽ xảy ra trong quá trình truyền đạt và tiếp thu kiến thức của học viên. Bài giảng điện tử cũng không phải là một công cụ để thay thế “bảng đen phấn trắng” mà nó phải đóng vai trò định hướng trong tất cả các hoạt động trên lớp.

1.2.2.2. Chuyên trang học tập trên mạng xã hội

Theo tổng hợp trên Wikipedia, mạng xã hội với cách gọi đầy đủ là " mạng xã hội ảo" (tiếng Anh là "social network") hay "trang mạng xã hội", là nền tảng trực tuyến nơi mọi người dùng để xây dựng các mối quan hệ với người khác có chung tính cách, nghề nghiệp, công việc, trình độ,... hay có mối quan hệ ngoài đời thực.

Mô hình học kết hợp với mạng xã hội là một công cụ hữu hiệu trong việc triển khai kết nối học tập, mở rộng không gian và thời gian trong các hoạt động dạy học trong nhà trường. Hiện nay có khá nhiều các chuyên trang học tập trên mạng xã hội nhằm kết nối các thành viên trong lớp thành một nhóm học tập, ở đó có sự chia sẻ và trao đổi thông tin mạnh mẽ qua trang mạng xã hội sẵn có hoặc do GV tạo ra như: StudyVn, Facebook, Edmodo, Googleroom,….

1.3. Mạng xã hội học tập và ứng dụng mạng XH trong dạy học 1.3.1. Mạng xã hội Facebook 1.3.1. Mạng xã hội Facebook

Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất Việt Nam hiện nay. Ngoài các tiện ích như nghe, gọi miễn phí, chia sẻ trạng thái cá nhân, … thì ngày nay, mạng xã hội như Facebook đã trở nên rất phổ biến và được sử dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong giảng dạy, Facebook đang được nhìn nhận như một phương thức để đưa vào sử dụng để khuyến khích học sinh tham gia vào tiến trình học tập. Việc sử dụng facebook có thể làm gia tăng hứng thú học tập, phát triển năng lực hợp tác, rèn luyện các kĩ năng giao tiếp xã hội và kiến thức chuyên môn cho học sinh, sinh viên. Dưới đây là một số tính năng của Facebook trong việc dạy học phát triển NLTH cho HS:

- Tính năng 1: tải file (upload file) cung cấp nội dung học tập.

Facebook có thể giúp GV tải các tài liệu theo từng nhóm (group): bí mật, kín, công khai. Qua tính năng này, chỉ có HS từng lớp theo trong các nhóm bí mật hoặc nhóm kín mới có thể xem được các nội dung học tập, đúng với mục đích, yêu cầu của GV.

- Tính năng 2: đăng tải chủ đề học tập (status). Với sự hỗ trợ đắc lực của

Facebook, trong các bài đăng của mình, GV cung cấp hệ thống các nội dung bài mới (các file word, ảnh, pdf) và các câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi định hướng. Mặt khác, GV có thể chèn các đoạn video mô phỏng vật lí một cách đơn giản và dễ dàng.

- Tính năng 3: tổ chức trao đổi (comment, messenger) nội dung học tập, thảo luận nhóm. Trong quá trình HS tìm hiểu về nội dung chủ đề học tập, GV

và HS có thể trao đổi những thắc mắc với nhau qua “chat” hoặc “group chat” khi trực tuyến. Bên cạnh đó, với nút “comment” của Facebook, HS có thể hỏi GV những vấn đề chưa hiểu trong nội dung của chủ đề, GV có thể bình luận để hướng dẫn, hỗ trợ hoặc trả lời trực tiếp cho HS về vấn đề đó.

- Tính năng 4: cập nhật thông tin thường xuyên (update, setting) nội dung học tập giúp củng cố, ôn luyện và vận dụng các kiến thức. Trong Facebook của

mình, GV giới thiệu nội dung các vấn đề cần ôn luyện đã được lựa chọn, phân loại và tổng hợp theo yêu cầu của chương trình, theo mức độ quan trọng của từng vấn đề trong bài học.

- Tính năng 5: chia sẻ (share) và lưu giữ (save) thông tin đã đăng tải giúp HS hệ thống hóa kiến thức. GV có thể lựa chọn những nội dung kiến thức trọng

tâm của các bài học đã học trong một chương, trong một chủ đề theo những sơ đồ tổng hợp để tải lên Facebook với mục đích tổng kết, hệ thống hóa kiến thức cho HS trong quá trình học tập của mình.

- Tính năng 6: tổ chức khảo sát, lấy ý kiến để làm đề kiểm tra trắc nghiệm, đánh giá trình độ kiến thức và kĩ năng của HS.

- Tính năng 7: xem lại nhật kí hoạt động (Activity log). Để có căn cứ

kiểm tra lại những hoạt động tự học của HS, GV yêu cầu HS gửi lại trang nhật kí hoạt động. Dựa vào đó, GV có thể biết được HS có tự học hay không, đồng thời HS có thể theo dõi lại những nội dung đã xem, đã tải, đã trao đổi thảo luận, đã chia sẻ...

1.3.2. Mạng xã hội Google classroom

1.3.2.1. Google classroom là gì?

Google Classroom (hay Lớp học Google) là một dịch vụ web miễn phí được phát triển bởi Google dành cho các trường học, được tích hợp với các dịch vụ Google khác như Google Drive, Google Docs, Google Sheets, Google Slides,... nhằm đơn giản hóa công việc giảng dạy của các giáo viên.

Học sinh có thể tham gia vào lớp học khi được giáo viên của lớp đó cung cấp một mã lóp học, hoặc tự động được thêm vào bởi nhà trường. Mặc định một thư mục mang tên Google Classroom sẽ được tạo trong Drive của học sinh đó, là nơi để học sinh nộp các bài tập trực tuyến cho giáo viên. Giáo viên có thể theo dõi quá trình học tập, chấm bài, nhận xét cũng như xếp hạng học tập cho các học sinh. Các tiện ích mà Google Classroom mang lại cho người dùng:

 Dễ dàng quản lý lớp học

 Tiết kiệm và linh động về thời gian  Không giới hạn về dung lượng

Làm quen với Google Forms qua các bước cơ bản:

 Tạo lớp học

- Tạo lớp học mới

- Chỉnh sửa lớp học

 Thêm bài tập

Tiếp theo, khi tạo lớp học, thì việc Upload bài tập là một bước rất quan trọng

- Tạo bài tập

- Upload tài liệu

+ HS có thể xem các file + HS có thể chỉnh sửa file

+ Tạo một bản copy cho mỗi HS

 Chấm điểm bài tập và trả bài cho HS

Sau khi HS hoàn thành bài tập, GV có thể chấm điểm và trả bài cho HS. 1.3.3. Mạng xã hội Edmodo

Edmodo là một hệ thống quản lí học tập trực tuyến hoạt động trên nền tảng điện toán đám mây, kết nối các thành viên của hệ thống theo nguyên lí của một mạng xã hội (giống như Facebook). Được sáng lập vào năm 2008 bởi Nic Borg, Jeff O’Hara và Crystal Hutter, trải qua quá trình phát triển, đến nay Edmodo đã trở thành mạng xã hội dành cho học tập lớn nhất trên thế giới với trên 81 triệu người sử dụng đến từ khắp các quốc gia trên thế giới, trong đó tập trung đông nhất ở Mĩ và các quốc gia nói tiếng Anh.

Những tiện ích của Edmodo đều mang tính giáo dục rất cao. Năm 2015, Edmodo được Noodle - website giáo dục nổi tiếng của Mĩ vinh danh là 1 trong 32 công cụ giáo dục trực tuyến sáng tạo nhất. Bên cạnh việc sử dụng thông qua truy nhập trình duyệt web trên các thiết bị, Edmodo còn được phát triển dưới dạng ứng dụng chạy trên các thiết bị di động, điện thoại thông minh giúp người dùng dễ dàng tải về từ các kho ứng dụng di động trực tuyến của Google, Apple và Microsoft để cài đặt và sử dụng.

1.3.3.1. Một số ưu điểm của hệ thống Edmodo

- Sử dụng hoàn toàn miễn phí; Không cần người quản trị để vận hành, bảo trì hoạt động của hệ thống;

- Không giới hạn quy mô GV và SV đăng kí;

- Thời gian để thiết lập và đưa vào hoạt động một lớp học ảo là rất nhanh chóng; - Giao diện thân thiện, dễ sử dụng;

- Khả năng truy cập linh hoạt từ nhiều thiết bị, hệ thống có tính ổn định cao; - Quản lí kết nối chặt chẽ;

- Không gian lưu trữ trực tuyến dữ liệu lớn, kết nối linh hoạt đến nhiều công cụ lưu trữ dữ liệu đám mây như Microsoft 365, Google Drive, tích hợp công cụ văn phòng tiện ích Microsoft Office online;

- Việc kiểm tra, đánh giá, theo dõi sự tiến bộ học tập của người học trở nên dễ dàng hơn với các công cụ hữu dụng: Công cụ giao bài tập (Assignment), bài kiểm tra trắc nghiệm (Quiz), thăm dò ý kiến (Poll), sổ điểm trực tuyến (Gradebook), khen thưởng (Badges)...;

- Phụ huynh có thể tham gia vào lớp học để cập nhật thông tin về quá trình học tập của con em mình.

1.3.3.2. Một số tính năng của Edmodo

- Library – chia sẻ tài nguyên không giới hạn:

+ Chia sẻ tài nguyên, tài liệu học tập qua mạng với các định dạng khác nhau

+ Gửi bài qua email hoặc tải tài liệu miễn phí, mua hoặc phát triển các ứng dụng học tập

+ Chia sẻ liên kết tới trang web hoặc nhúng thêm các ứng dụng trên nền flash

- Group – cộng tác hiệu quả giữa GV và HS:

+ Lớp học Edmodo + Nhóm Edmodo nhỏ + Cộng đồng

- Poll + Quiz – đẩy mạnh hoạt động dạy và học:

+ Edmodo cho phép GV lấy ý kiến đánh giá với chức năng Poll

+ Edmodo cho phép trả lời câu hỏi hay làm bài trắc nghiệm ngắn với Quiz + Edmodo cho phép HS thảo luận, chia sẻ với chức năng post.

- Assignment – Thực hiện dễ dàng kiểm tra, đánh giá:

+ Tính năng giao bài, gửi bài kèm tài liệu giúp HS giải quyết được bài tập đó + GV có thể đưa ra thời gian hoàn thành cho mỗi bài tập.

1.3.3.3. Truy cập ứng dụng Edmodo, tạo tài khoản và phân quyền quản trị, truy cập.

Truy cập ứng dụng Edmodo.

Khi chúng ta muốn truy cập vào mạng xã hội học tập Edmodo ta có thể sử dụng máy tính bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh …Ta có thể mở ứng dụng Edmodo thông qua các trình duyệt web như Fire For, Google Chrome, cốc cốc,…Thông qua các thiết bị nêu trên ta truy cập vào theo địa chỉ : https://www.Edmodo.com. Để tiện ích khi sử dụng chúng ta có thể tải ứng dụng Edmodo về máy cá nhân giống như Facebook hay một ứng dụng di động thông thường khác.

Tạo tài khoản Edmodo

Để tạo tài khoản đăng nhập Edmodo chúng ta cần thực hiện theo các bước sau:

* Bước 1 : Tạo tài khoản để đăng nhập

- Sau khi vào trang web https://www.edmodo.com trên màn hình sẽ hiện ra bảng như sau và ấn chọn sign up for a free account (Hình 1.3).

Nếu là giáo viên thì ta nhấn vào khung chữ I’m a Teacher, nếu là học sinh thì nhấn vào I’m a Student và vến là phụ huynh học sinh thì nhấn vào I’m a Parent. * Bước 2: Điền thông tin về địa chỉ email và pass khi đăng nhập.

Sau khi hoàn thiện bước 1 thì trên màn hình hiện ra hình ảnh như 1.4, tiếp theo ta nhập vào địa chỉ Email và mật khẩu cá nhân rồi chọn Sign up for free để hoàn tất quá trình đăng ký.

* Bước 3: Cập nhật thông tin cho tài khoản vừa tạo.

- Trên thanh công cụ tại trang chủ của Edmodo, bấm vào biểu tượng

Hình 1.3a Hình 1.3b

- Bảng chọn hiện ra, bấm vào Profile để tới trang cập nhật thông tin giáo viên/học sinh (Hình 1.5).

Quản lý thông tin tài khoản.

Truy cập trang cài đặt tài khoản: Trên thanh công cụ của Edmodo, bấm vào biểu tượng chọn settings. Khi đó trang cài đặt hiện ra với bảng danh sách các lựa chọn cho việc cài đặt tài khoản của giáo viên như hình 1.6a, Hình 1.6b

Hình 1.5. Trang cá nhân của HS

- Nhấn vào ô School để nhập tên trường mà giáo viên đã theo học. - Nhấn vào ô Title để chọn giới tính của giáo viên.

- Nhấn vào ô Phone number để nhập số điện thoại của giáo viên. - Nhấn vào ô First name để nhập tên và tên đệm của giáo viên. - Nhấn vào ô Last name để nhập học của giáo viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin tổ chức dạy học chương khúc xạ ánh sáng vật lý 11 nhằm bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh​ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)