Mạng xã hội Google classroom

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin tổ chức dạy học chương khúc xạ ánh sáng vật lý 11 nhằm bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh​ (Trang 31)

10. Cấu trúc và nội dung luận văn

1.3.2. Mạng xã hội Google classroom

1.3.2.1. Google classroom là gì?

Google Classroom (hay Lớp học Google) là một dịch vụ web miễn phí được phát triển bởi Google dành cho các trường học, được tích hợp với các dịch vụ Google khác như Google Drive, Google Docs, Google Sheets, Google Slides,... nhằm đơn giản hóa công việc giảng dạy của các giáo viên.

Học sinh có thể tham gia vào lớp học khi được giáo viên của lớp đó cung cấp một mã lóp học, hoặc tự động được thêm vào bởi nhà trường. Mặc định một thư mục mang tên Google Classroom sẽ được tạo trong Drive của học sinh đó, là nơi để học sinh nộp các bài tập trực tuyến cho giáo viên. Giáo viên có thể theo dõi quá trình học tập, chấm bài, nhận xét cũng như xếp hạng học tập cho các học sinh. Các tiện ích mà Google Classroom mang lại cho người dùng:

 Dễ dàng quản lý lớp học

 Tiết kiệm và linh động về thời gian  Không giới hạn về dung lượng

Làm quen với Google Forms qua các bước cơ bản:

 Tạo lớp học

- Tạo lớp học mới

- Chỉnh sửa lớp học

 Thêm bài tập

Tiếp theo, khi tạo lớp học, thì việc Upload bài tập là một bước rất quan trọng

- Tạo bài tập

- Upload tài liệu

+ HS có thể xem các file + HS có thể chỉnh sửa file

+ Tạo một bản copy cho mỗi HS

 Chấm điểm bài tập và trả bài cho HS

Sau khi HS hoàn thành bài tập, GV có thể chấm điểm và trả bài cho HS. 1.3.3. Mạng xã hội Edmodo

Edmodo là một hệ thống quản lí học tập trực tuyến hoạt động trên nền tảng điện toán đám mây, kết nối các thành viên của hệ thống theo nguyên lí của một mạng xã hội (giống như Facebook). Được sáng lập vào năm 2008 bởi Nic Borg, Jeff O’Hara và Crystal Hutter, trải qua quá trình phát triển, đến nay Edmodo đã trở thành mạng xã hội dành cho học tập lớn nhất trên thế giới với trên 81 triệu người sử dụng đến từ khắp các quốc gia trên thế giới, trong đó tập trung đông nhất ở Mĩ và các quốc gia nói tiếng Anh.

Những tiện ích của Edmodo đều mang tính giáo dục rất cao. Năm 2015, Edmodo được Noodle - website giáo dục nổi tiếng của Mĩ vinh danh là 1 trong 32 công cụ giáo dục trực tuyến sáng tạo nhất. Bên cạnh việc sử dụng thông qua truy nhập trình duyệt web trên các thiết bị, Edmodo còn được phát triển dưới dạng ứng dụng chạy trên các thiết bị di động, điện thoại thông minh giúp người dùng dễ dàng tải về từ các kho ứng dụng di động trực tuyến của Google, Apple và Microsoft để cài đặt và sử dụng.

1.3.3.1. Một số ưu điểm của hệ thống Edmodo

- Sử dụng hoàn toàn miễn phí; Không cần người quản trị để vận hành, bảo trì hoạt động của hệ thống;

- Không giới hạn quy mô GV và SV đăng kí;

- Thời gian để thiết lập và đưa vào hoạt động một lớp học ảo là rất nhanh chóng; - Giao diện thân thiện, dễ sử dụng;

- Khả năng truy cập linh hoạt từ nhiều thiết bị, hệ thống có tính ổn định cao; - Quản lí kết nối chặt chẽ;

- Không gian lưu trữ trực tuyến dữ liệu lớn, kết nối linh hoạt đến nhiều công cụ lưu trữ dữ liệu đám mây như Microsoft 365, Google Drive, tích hợp công cụ văn phòng tiện ích Microsoft Office online;

- Việc kiểm tra, đánh giá, theo dõi sự tiến bộ học tập của người học trở nên dễ dàng hơn với các công cụ hữu dụng: Công cụ giao bài tập (Assignment), bài kiểm tra trắc nghiệm (Quiz), thăm dò ý kiến (Poll), sổ điểm trực tuyến (Gradebook), khen thưởng (Badges)...;

- Phụ huynh có thể tham gia vào lớp học để cập nhật thông tin về quá trình học tập của con em mình.

1.3.3.2. Một số tính năng của Edmodo

- Library – chia sẻ tài nguyên không giới hạn:

+ Chia sẻ tài nguyên, tài liệu học tập qua mạng với các định dạng khác nhau

+ Gửi bài qua email hoặc tải tài liệu miễn phí, mua hoặc phát triển các ứng dụng học tập

+ Chia sẻ liên kết tới trang web hoặc nhúng thêm các ứng dụng trên nền flash

- Group – cộng tác hiệu quả giữa GV và HS:

+ Lớp học Edmodo + Nhóm Edmodo nhỏ + Cộng đồng

- Poll + Quiz – đẩy mạnh hoạt động dạy và học:

+ Edmodo cho phép GV lấy ý kiến đánh giá với chức năng Poll

+ Edmodo cho phép trả lời câu hỏi hay làm bài trắc nghiệm ngắn với Quiz + Edmodo cho phép HS thảo luận, chia sẻ với chức năng post.

- Assignment – Thực hiện dễ dàng kiểm tra, đánh giá:

+ Tính năng giao bài, gửi bài kèm tài liệu giúp HS giải quyết được bài tập đó + GV có thể đưa ra thời gian hoàn thành cho mỗi bài tập.

1.3.3.3. Truy cập ứng dụng Edmodo, tạo tài khoản và phân quyền quản trị, truy cập.

Truy cập ứng dụng Edmodo.

Khi chúng ta muốn truy cập vào mạng xã hội học tập Edmodo ta có thể sử dụng máy tính bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh …Ta có thể mở ứng dụng Edmodo thông qua các trình duyệt web như Fire For, Google Chrome, cốc cốc,…Thông qua các thiết bị nêu trên ta truy cập vào theo địa chỉ : https://www.Edmodo.com. Để tiện ích khi sử dụng chúng ta có thể tải ứng dụng Edmodo về máy cá nhân giống như Facebook hay một ứng dụng di động thông thường khác.

Tạo tài khoản Edmodo

Để tạo tài khoản đăng nhập Edmodo chúng ta cần thực hiện theo các bước sau:

* Bước 1 : Tạo tài khoản để đăng nhập

- Sau khi vào trang web https://www.edmodo.com trên màn hình sẽ hiện ra bảng như sau và ấn chọn sign up for a free account (Hình 1.3).

Nếu là giáo viên thì ta nhấn vào khung chữ I’m a Teacher, nếu là học sinh thì nhấn vào I’m a Student và vến là phụ huynh học sinh thì nhấn vào I’m a Parent. * Bước 2: Điền thông tin về địa chỉ email và pass khi đăng nhập.

Sau khi hoàn thiện bước 1 thì trên màn hình hiện ra hình ảnh như 1.4, tiếp theo ta nhập vào địa chỉ Email và mật khẩu cá nhân rồi chọn Sign up for free để hoàn tất quá trình đăng ký.

* Bước 3: Cập nhật thông tin cho tài khoản vừa tạo.

- Trên thanh công cụ tại trang chủ của Edmodo, bấm vào biểu tượng

Hình 1.3a Hình 1.3b

- Bảng chọn hiện ra, bấm vào Profile để tới trang cập nhật thông tin giáo viên/học sinh (Hình 1.5).

Quản lý thông tin tài khoản.

Truy cập trang cài đặt tài khoản: Trên thanh công cụ của Edmodo, bấm vào biểu tượng chọn settings. Khi đó trang cài đặt hiện ra với bảng danh sách các lựa chọn cho việc cài đặt tài khoản của giáo viên như hình 1.6a, Hình 1.6b

Hình 1.5. Trang cá nhân của HS

- Nhấn vào ô School để nhập tên trường mà giáo viên đã theo học. - Nhấn vào ô Title để chọn giới tính của giáo viên.

- Nhấn vào ô Phone number để nhập số điện thoại của giáo viên. - Nhấn vào ô First name để nhập tên và tên đệm của giáo viên. - Nhấn vào ô Last name để nhập học của giáo viên.

- Nhấn vào ô Primary Email để nhập địa chỉ Email chính đang sử dụng cho tài khoản Edmodo. Nếu thấy biểu tượng “X Confirm email” thì ta nhận biết được là địa chỉ Email khai báo của giáo viên chưa được Edmodo xác nhận để gửi các thông tin quan trọng tới Email khi cần. Để khắc phục ta bấm trực tiếp vào biểu tượng trên để hệ thống gửi thư yêu cầu xác nhận vào địa chỉ Email trên. Truy cập vào Email và thực hiện xác nhận với thư vừa nhận được của hệ thống. Quá trình xác minh thành công, biểu tượng confirm sẽ hiển thị thay thế.

- Nhấn vào ô Secondary Email để nhập Email thứ hai khi cần khôi phục mật khẩu.

- Nhấn vào ô Time zone để chọn múi giờ.

- Nhấn vào ô Country để nhập chọn tên quốc gia mà giáo viên đang làm việc. Hình 1.6b. Nhập thông tin cho tài khoản

Sau khi cập nhật xong các thông tin giáo viên nhấn chọn Save personal info để lưu lại cập nhật thông tin vừa thực hiện.

Học thông qua mạng xã hội Edmodo là cách học có thể có ở mọi lúc, mọi nơi với bất kì thiết bị nào chỉ cần có internet. Việc tự học cùng Edmodo với từng nội dung cụ thể như: nội dung lí thuyết; ví dụ minh họa giúp HS nắm chắc lí thuyết; các bài tập tự luyện dưới hình thức trắc nghiệm hoặc tự luận; các bài kiểm tra và tự kiểm tra giúp HS tự đánh giá được năng lực học tập của bản thân và GV đánh giá được khả năng tiếp thu kiến thức của người học. Đặc biệt với Vật lí là môn học tự nhiên và có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống, HS có thể học lí thuyết thông qua tài liệu và theo dõi ứng dụng qua các video được GV chia sẻ và tự kiểm tra bằng các bài trắc nghiệm phù hợp với hình thức thi của kì thi THPT. Điều này mang lại lợi ích đáng kể cho HS, nhà giáo dục, nhà trường và phụ huynh HS. Từ những ưu điểm nổi bật và các tính năng thiết thực của Edmodo là lí do chúng ta nên sử dụng Edmodo trong quá trình dạy học nhằm phát triển NLTH cho HS.

1.4. Tìm hiểu thực tế dạy và học chương “Khúc xạ ánh sáng” – SGK Vật lí 11 cơ bản ở trung tâm GDNN-GDTX Phú Bình 11 cơ bản ở trung tâm GDNN-GDTX Phú Bình

1.4.1. Mục đích

- Thực trạng về điều kiện trang thiết bị (máy tính, máy chiếu, mạng,…), cơ sở vật chất của trường.

- Trình độ, kỹ năng, mức độ sử dụng máy tính, các chương trình, phần mềm dạy học của GV và HS.

- Thực trạng học tập môn Vật lí của HS.

- Việc đánh giá đúng các thực trạng nêu trên sẽ là căn cứ đảm bảo cho việc nghiên cứu và sử dụng Edmodo hỗ trợ dạy học một cách phù hợp và khả thi.

1.4.2. Đối tượng khảo sát

- Đối tượng nghiên cứu GV bộ môn vật lý và 270 HS khối 11 đang học tại trung tâm.

1.4.3. Nội dung khảo sát

Trong khuôn khổ luận văn tôi tập trung khảo sát các nội dung sau:

- PPDH GV thường dùng khi giảng dạy môn Vật lí và chương “Khúc xạ ánh sáng”.

- Hiện trạng về điều kiện cơ sở vật chất của trường.

- Hiện trạng việc sử dụng các phương tiện DH kỹ thuật số hỗ trợ dạy học. - Hiện trạng sử dụng các phần mềm dạy học trong đổi mới PPDH.

- Hiện trạng việc sử dụng mạng và khai thác thông tin trên mạng. - Hứng thú của HS với môn Vật lí.

- Thời gian HS tự học môn Vật lí. - Các nguồn tài liệu HS thường dùng. 1.4.4. Kết quả khảo sát

Qua tìm hiểu thực tế việc dạy và học Vật lí nói chung và kiến thức “Khúc xạ ánh sáng” nói riêng tôi rút ra một số kết luận sau:

Tình hình cơ sở vật chất:

Trường được trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học do Bộ giáo dục và đào tạo cung cấp, tuy nhiên hiện tại sau một thời gian dài đã sử dụng thì nhiều bộ thí nghiệm đã có tình trạng xuống cấp, dẫn đến mang độ chính xác không cao.

- Một số phòng học của trường có trang bị máy chiếu nhưng chưa đầy đủ, thậm chí chưa có phòng thực hành.

- Việc sử dụng máy chiếu và các bộ thí nghiệm chưa triệt để và mang lại hiệu quả.

Tình hình giảng dạy giáo viên:

- Do đặc thù HS ở các trung tâm GDNN – GDTX có điểm khác biệt so với HS ở các trường THPT nên GV chưa vận dụng thường xuyên được các phương pháp dạy học tích cực. Việc dạy học thiên về lí thuyết và HS còn hạn chế trong việc tương tác với GV. Do đó vai trò tổ chức và định hướng của GV chưa được thể hiện rõ.

- Phương pháp giảng dạy của GV chủ yếu theo phương pháp truyền thống thầy giảng – trò ghi chép dẫn đến việc phát huy năng nặng của HS còn hạn chế.

- Việc GV sử dụng các phần mềm dạy học, khai thác thông tin trên mạng còn rất hạn chế.

Tình hình HS:

- HS trung tâm GDNN – GDTX nói riêng và ở trường THPT nói chung đa phần là không hứng thú với môn Vật lí bởi các em nhận thấy kiến thức của môn này rất khó và trừu tượng, nhiều công thức khó ghi nhớ.

- HS dành thời gian tự học cho môn này rất ít và gần như không có hiệu quả cao.

- Nguồn tài liệu HS sử dụng chủ yếu là SGK, vở ghi. Sách bài tập thì đại đa số là không dùng tới. Chủ yếu được GV chữa các dạng bài tập thông qua các giờ bài tập trên lớp với lượng thời gian hạn hẹp.

- Tính tích cực, tư duy sáng tạo của HS chưa được phát huy tối đa, các em còn e dè trong việc đặt câu hỏi hay thắc mắc trước các tình huống GV đưa ra.

- HS còn ham chơi, chưa tập trung vào việc học. Thói quen sử dụng điện thoại và internet chiếm phần lớn thời gian trống của các em.

Từ những kết quả thu được từ thực tế cho thấy, việc nghiên cứu và sử dụng tài liệu dạy học điện tử (cụ thể là trang mạng XH Edmodo) hỗ trợ việc dạy và học cho HS đặc biệt là HS ở các trung tâm GDTX là rất cần thiết.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này, tôi đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học định hướng tự học và tính tất yếu của ứng dụng CNTT trong giáo dục. Kết hợp khéo léo giữa các kĩ thuật dạy học với CNTT (cụ thể các trang mạng xã hội học tập) nhằm phát triển năng lực tự học của HS cụ thể như sau:

- Cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học định hướng tự học - Một số kĩ thuật dạy học định hướng phát huy năng lực

- Tổng quan một số nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận văn

- Vai trò xu thế tất yếu của việc ứng dụng CNTT và mạng internet trong dạy học

- Nghiên cứu về bài giảng dạng số hóa và tìm hiểu về một số trang mạng xã hội học tập

- Đã tìm hiểu thực tế quá trình dạy và học chương “Khúc xạ ánh sáng” – SGK Vật lí 11 cơ bản ở trung tâm GDNN – GDTX huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên. Kết quả cho thấy muốn phát triển năng lực tự học của học sinh với việc sử dụng Edmodo khi giảng dạy kiến thức mới thì phải xây dựng một tiến trình dạy học cho phù hợp, giáo viên giảng dạy phải có khả năng công nghệ thông tin tốt và sử dụng thành thạo Edmodo, giáo viên phải hướng dẫn học sinh tiếp cận Edmodo và rèn luyện các kỹ năng cần thiết khi làm việc với Edmodo.

Chương 2

THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI GIẢNG DẠNG SỐ HÓA CHƯƠNG “KHÚC XẠ ÁNH SÁNG”VÀ TỔ CHỨC VIỆC SỬ DỤNG HỖ TRỢ DẠY HỌC

2.1. Mục tiêu dạy học CHƯƠNG "KHÚC XẠ ÁNH SÁNG" 2.1.1. Mục tiêu về nội dung kiến thức và cấp độ nhận thức 2.1.1. Mục tiêu về nội dung kiến thức và cấp độ nhận thức

Trong quá trình dạy học nhằm phát triển năng lực tự học cho HS thông qua ứng dụng của video – clip và trang mạng xã hội ta cần chú ý đến một số mục tiêu như sau:

- Phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng và viết được hệ thức của định luật này.

- Nêu được chiết suất tuyệt đối, chiết suất tỉ đối là gì.

- Nêu được tính chất thuận nghịch của sự truyền ánh sáng và chỉ ra sự thể hiện tính chất này ở định luật khúc xạ ánh sáng.

- Mô tả được hiện tượng phản xạ toàn phần và nêu được điều kiện xảy ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin tổ chức dạy học chương khúc xạ ánh sáng vật lý 11 nhằm bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh​ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)