Đánh giá định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin tổ chức dạy học chương khúc xạ ánh sáng vật lý 11 nhằm bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh​ (Trang 74 - 91)

10. Cấu trúc và nội dung luận văn

3.6.2. Đánh giá định lượng

Cách thức thực hiện như sau: Sau khi hoàn thành nội dung học tập, mỗi nhóm đều làm 2 bài kiểm tra, thời gian mỗi bài là 20 phút, trong đó:

+ NTN làm 1 bài kiểm tra tự luận tại lớp và 1 bài kiểm tra trực tuyến thông qua chức năng trắc nghiệm của trang Edmodo.

+ NĐC làm 1 bài kiểm tra trắc nghiệm và 1 bài tự luận ngay tại lớp.

Kết quả học tập qua điểm số các bài kiểm tra:

Bảng 3.2: Bảng thống kê điểm số (Xi) các bài kiểm tra tự luận

Nhóm Tổng số bài kiểm tra Số bài đạt điểm Xi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 NTN 44 0 0 0 2 3 8 9 10 8 3 1 NĐC 48 0 0 2 5 6 10 11 8 5 1 0

Bảng 3.3: Bảng thống kê điểm số (Xi) các bài kiểm tra trắc nghiệm

Nhóm Tổng số bài kiểm tra Số bài đạt điểm Xi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 NTN 44 0 0 0 0 4 6 6 11 9 5 3 NĐC 48 0 0 0 4 7 8 10 9 6 3 1

Bảng 3.4: Bảng thống kê điểm số (Xi) cả 2 bài kiểm tra

Nhóm Tổng số bài kiểm tra Số bài đạt điểm Xi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 NTN 88 0 0 0 2 7 14 15 21 17 8 4 NĐC 96 0 0 2 9 13 18 21 17 11 4 1

Phân tích số liệu thống kê:

Bảng 3.5. Bảng phân bố tần suất điểm

Nhóm Tổng số Tỷ lệ số bài đạt điểm Xi (%) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 NTN 100 0,0 0,0 0,0 2,3 7,9 15,9 17,0 23,9 19,4 9,1 4,5 NĐC 100 0,0 0,0 2,0 9,4 13,5 18,8 21,9 17,7 11,5 4,2 1,0

Hình 3.2. Biểu đồ phân bố điểm

0 5 10 15 20 25 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Nhóm đối chứng nhóm thực nghiệm Hình 3.3. Đồ thị phân bố điểm 0 5 10 15 20 25 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm

Để tính giá trị điểm trung bình cộng (kì vọng), ta sử dụng công thức: 1 1 . n i i i X n x n     Với nhóm thực nghiệm: = 1 88(3.2 + 4.7 + 5.14 + 6.15 + 7.21 + 8.17 + 9.8 + 10.4) ≈ 6,3  Với nhóm đối chứng: = 1 96(2.2 + 3.9 + 4.13 + 5.18 + 6.21 + 7.17 + 8.11 + 9.4 + 10.1) ≈ 5,75 ≈ 5,75

Để tính độ lệch chuẩn, sử dụng công thức tính số liệu phân lớp sau:

2 S   = 2 2 1 1 ( ) 1 n i i n i i i i n X n X n n       Ta có:  Với nhóm thực nghiệm: (n = 88, X = 6.3)

Hình 3.4. Đồ thị phân bố tần suất điểm

0 5 10 15 20 25 30 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm

2 S   = = √2,8 = 1,67  Với nhóm đối chứng: (n = 96, X = 5,75) 2 S   = = 3,05 = 1,74 Kết quả xử lí dữ liệu cho bảng sau:

Nhóm Điểm trung bình (X) Phương sai (S2) Độ lệch chuẩn () Thực nghiệm 6.3 2,8 1,67 Đối chứng 5,75 3,05 1.74

Kiểm định giả thuyết thống kê

Giả thuyết H0: Kết quả nghiên cứu của 2 nhóm là như nhau và được hiểu là

không có sự khác biệt đáng kể. Nói cách khác: sự khác nhau giữa giá trị trung bình cộng của 2 nhóm là không có ý nghĩa.

Giả thuyết H1: Điểm trung bình của nhóm thực nghiệm lớn hơn nhóm đối

chứng, và sự khác biệt giữa 2 nhóm là có ý nghĩa.

Đại lượng kiểm định là hệ số Student (t), được tính bởi công thức:

2 2 T N D C T N D C T N D C X X t n n     

Thay các giá trị đã tính được trong các bảng trên, ta có kết quả sau: = , ,

, ,

Ta tính được kết quả t = 2,2

Nếu t < t

: kết quả nghiên cứu từ 2 mẫu nghiên cứu (NTN và NĐC) là hoàn toàn như nhau, và sự khác biệt giữa 2 nhóm là không có ý nghĩa. (Giả thuyết không -Ho)

Nếu t > t

: Sự khác biệt giữa 2 nhóm là có ý nghĩa. (Giả thuyết có - H1)

Đối chiếu với bảng t –Test (Hệ số Student), với mức ý nghĩa thống kê  = 0.05 Độ tin cậy 95%), Ta có: t = 2,15

Kết quả trên cho thấy: t > t

tức: hệ số t theo tính toán thực tế luôn lớn hơn t theo lí thuyết trong bảng phân phối T.Student. Nghĩa là: sự khác nhau về điểm số giữa NTN và NĐC là có ý nghĩa và kết quả thu được không phải là ngẫu nhiên, với độ tin cậy 95% (sai số = 0.05).

Kết quả phân tích số liệu cho thấy:

Điểm trung bình cộng kết quả 2 bài kiểm tra của NTN đều cao hơn NĐC. Cụ thể: Số HS đạt điểm khá, giỏi (Từ 7 điểm trở lên) ở nhóm thực nghiệm cao hơn so với nhóm đối chứng. Ngược lại, số HS đạt điểm 5 trở xuống ở nhóm đối chứng cao hơn nhóm thực nghiệm.

Sự khác nhau về kết quả học tập giữa NTN và NĐC là có ý nghĩa và kết quả thu được không phải là ngẫu nhiên, với độ tin cậy 95%. Điều đó chứng tỏ: việc tổ chức dạy học với sự hỗ trợ của Edmodo đã có tác động tích cực thiết thực nâng cao hiệu quả và chất lượng học tập.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua những nghiên cứu về lý luận và dựa vào các kết quả từ thực nghiệm sư phạm cho thấy:

-Quá trình dạy học theo hướng của đề tài có tác dụng tương đối tích cực trong việc góp phần phát triển năng lực tự học cho HS trong quá trình học tập.

-Tiến trình dạy học xây dựng theo hướng của đề tài giúp HS thêm yêu thích môn Vật lí hơn, tích cực phát biểu xây dựng bài.

-Nhờ Edmodo HS có thể tự kiểm tra, đánh giá năng lực của mình để từ đó điều chỉnh kế hoạch học tập sao cho phù hợp.

Với những kết quả trên, luận văn đã đạt được mục tiêu chính mà đề tài đề ra là bồi dưỡng năng lực tự học cho HS

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận

Nghiên cứu cơ sở lí luận về sử dụng CNTT trong dạy học cho thấy rằng Edmodo nói riêng và các trang mạng học tập nói riêng giúp HS có nhiều cơ hội phát triển năng lực tự học, phát huy tính tích cực của HS.

Edmodo có nhiều ưu điểm trong việc phát triển năng lực tự học cho HS giúp các em có thể tự nghiên cứu kiến thức bài mới trước khi lên lớp, hoặc những kiến thức mở rộng mà thời gian trên lớp học GV không truyền tải được. Thông qua các bài giảng GV đã chuẩn bị sẽ phát huy được tính tích cực, khả năng tự học, tự tìm tòm của HS, qua đó tạo cho HS niềm say mê, hứng thú trong quá trình học tập nói chung và trong học tập môn Vật lí nói riêng.

Tuy nhiên việc sử dụng Edmodo sẽ hạn chế đối với những vùng khó khăn về kinh tế và mạng internet.

2. Kiến nghị

Để thiết kế và sử dụng trang mạng Edmodo hiệu quả cần phải đảm bảo các nguyên tắc như: Trang thiết bị, kĩ năng tin học của GV và HS, mạng internet,...

Để áp dụng hiệu quả trong dạy học tôi có một số kiến nghị như sau:

Các nhà quản lí

- Khuyến khích GV thiết kế trang mạng học tập Edmodo và áp dụng vào trong dạy học.

- Đổi mới trang thiết bị dạy học trong nhà trường giúp GV thuận tiện giảng dạy.

- Mở thêm các lớp tập huấn cho GV về sử dụng CNTT

Giáo viên

- Tổ chức các nhóm nhỏ cùng trao đổi kiến thức, cách xây dựng và tổ chức một lớp học trên Edmodo.

- Tích cực khuyến khích HS tham gia học tập qua Edmodo. - Không ngừng trau dồi kiến thức về CNTT

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước

[1] Nguyễn Việt Dũng (2017), Hướng dẫn sử dụng mạng xã hội học tập Edmodo, NXB Đại học Thái Nguyên.

[2] Nguyễn Việt Dũng – Nguyễn Thị Thu Huyền, Sử dụng hệ thống Edmodo hỗ trợ tổ chức tự học ngoài giờ lên lớp cho sinh viên cao đẳng sư phạm Thái Nguyên, Tạp chí giáo dục số 437 trang 59 – 63; 42.

[3] Võ Thị Thiên Nga, Quy trình dạy học dự án theo mô hình “lớp học đảo ngược” cho sinh viên sư phạm tin học trường Đại học Phạm Văn Đồng,

Tạp chí giáo dục số 451, trang 24 – 27

[4] Nguyễn Thị Ngọc Phúc (2018), Thực trạng tổ chức dạy học trải nghiệm của giảng viên khoa sư phạm trường đại học Cần Thơ, Tạp chí khoa học Đại

học Cần Thơ.

[5] Tổ chức dạy học một số kiến thức chương “cơ sở nhiệt động lực học” vật lí 10 theo định hướng giáo dục STEM, Tạp chí giáo dục số 445, trang 52 –

56. [6] Nguyễn Cảnh Toàn - Nguyễn Kỳ - Lê Khánh Bằng - Vũ Văn Tảo

(2002), Học và dạy cách học, NXB Đại học Sư phạm.

[7] GS.TSKH Thái Duy Tuyên, Chuyên đề “Dạy tự học cho sinh viên trong các nhà trường trung học chuyên nghiệp và Cao đẳng, Đại học”.

[8] Lê Công Triêm – Lê Đình Hiếu (2011), Rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh trong dạy học Vật lí.

[9] Nguyễn Thị Hồng Việt (2003), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học Vật lí ở trường THPT, NXB Giáo dục.

[10] Nguyễn Thị Thúy Viên, “Xây dựng tiến trình dạy - tự học một số kiến thức phần quang hình học vật lí 11 nâng cao”, luận văn thạc sĩ trường ĐHSP

thành phố Hồ Chí Minh năm 2013. Tài liệu nước ngoài

[11] I.F.Kharlamop (1979), Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào tập 1,2, NXBGD Hà Nội, bản dịch của Đỗ Hương Trà và Nguyễn Ngọc

PHỤ LỤC 1

Một số đề kiểm tra sử dụng trong quá trình thực nghiệm

1. Đề kiểm tra tự luận. Thời gian 45 phút Câu 1 (4đ):

a. Thế nào là hiện tượng phản xạ toàn phần. Nêu điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần ?

b. Giải thích tại sao kim cương và pha lê lại sáng lóng lánh. Người ta tạo ra nhiều mặt cho các viên kim cương hay pha lê để làm gì ?

Câu 2 (4đ): Tia sáng truyền từ nước và khúc xạ vào không khí. Tia khúc xạ và tia phản xạ ở mặt nước vuông góc với nhau. Nước có chiết suất là 4/3. Vẽ hình và tính độ lớn của góc tới (tính tròn số) ?

Câu 3 (2đ): Vì sao người đánh cá khi dùng cái xiên để xỉa cá, người ấy quyết không xỉa thẳng vào con cá mà anh ta nhằm vào chỗ hơi xa và sâu hơn?

2. Đề kiểm tra trắc nghiệm chương “khúc xạ ánh sáng” trên lớp học. Tổng số câu 15 thời gian 30 phút.

Câu 1. Khi nói về chiết suất của môi trường. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Chiết suất tỉ đối của môi trường chiết quang lớn hơn so với môi trường chiết quang nhỏ thì nhỏ hơn đơn vị.

B. Môi trường chiết quang kém có chiết suất tuyệt đối nhỏ hơn 1.

C. Chiết suất tỉ đối của môi trường 2 so với môi trường 1 bằng tỉ số chiết suất tuyệt đối n2 của môi trường 2 với chiết suất tuyệt đối n1 của môi trường 1

D. Chiết suất tỉ đối của 2 môi trường luôn lớn hơn đơn vị vì tốc độ ánh sáng trong chân không là tốc độ lớn nhất

Câu 2. Nước và thuỷ tinh có chiết suất lần lượt là n1 và n2. Chiết suất tỉ đối giữa thuỷ tinh và nước là

A. n21 = n1/n2 B. n21 = n2/n1 C. n21 = n2 - n1 D. n12 = n1 - n2

Câu 3. Khi chiếu ánh sáng từ không khí vào nước thì A. Góc khúc xạ luôn nhỏ hơn góc tới

B. Góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới C. Góc khúc xạ luôn bằng góc tới

D. Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ giảm.

Câu 4. Chiếu một tia sáng đơn sắc đi từ không khí vào môi trường có chiết suất n với góc tới i. Tia phản xạ vuông góc với tia khúc xạ. Hệ thức nào sau đây là đúng?

A. sini = n B. sini = 1/n

C. tani = n D. tani = 1/n

Câu 5. Chiếu một tia sáng đơn sắc đi từ không khí vào môi trường có chiết suất n với góc tới i có tani = n. Mối quan hệ giữa tia phản xạ và tia khúc xạ nào sau đây là đúng?

A. song song B. hợp với nhau góc 60o

C. vuông góc D. hợp với nhau góc 30o

Câu 6. Một người nhìn một hòn sỏi nhỏ O nằm ở đáy một bể nước sâu 1,2m theo phương gần vuông góc với mặt nước. Biết chiết suất của nước là 4/3. Người này thấy ảnh O’ của O nằm cách mặt nước một khoảng bằng

A. 1,5m B. 80cm

C. 90cm D. 10dm

Câu 7: Một tia sáng truyền từ môi trường A vào môi trường B dưới góc tới 9o thì góc khúc xạ là 8o. Khi góc tới là 60o thì góc khúc xạ là?

A. 47,3o. B. 56,4o.

C. 50,4o. D. 58,7o.

Câu 8: Tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s. Kim cương có chiết suất 2,42. Tốc độ truyền ánh sáng trong kim cương là

A. 242000km/s B. 124000km/s

Câu 9: Một tia sáng đi từ một chất lỏng trong suốt có chiết suất n sang không khí, nếu α = 60o thì β = 30o như hình. Góc α lớn nhất mà

tia sáng không thể ló sang môi trường không khí phía trên là?

A. 45o44’. B. 54o44’. C. 44o54’. D. 44o45’

Câu 10: Chiếu ánh sáng từ không khí vào thủy tinh có chiết suất n = 1,5. Nếu góc tới i là 600 thì góc khúc xạ r (lấy tròn) là

A. 300. B. 350. C. 450. D. 400. Câu 11: Theo định luật khúc xạ thì

A. Góc tới tăng bao nhiêu lần thì góc khúc xạ tăng bấy nhiêu lần. B. Góc khúc xạ bao giờ cũng khác 0.

C. Tia khúc xạ và tia tới nằm trong cùng một mặt phẳng. D. Góc tới luôn luôn lớn hơn góc khúc xạ.

Câu 12: Trong hiện tượng khúc xạ

A. Góc khúc xạ bao giờ cũng nhỏ hơn góc tới. B. Góc khúc xạ bao giờ cũng lớn hơn góc tới. C. Góc khúc xạ không thể bằng 0.

D. Góc khúc xạ có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng góc tới. Câu 13: Chọn câu sai.

A. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường luôn luôn nhỏ hơn 1. B. Chiết suất tuyệt đối của chân không bằng 1.

C. Chiết suất là đại lượng không có đơn vị.

D. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường không nhỏ hơn 1.

Câu 14: Cho chiết suất của nước bằng 1,33, của benzen bằng 1,5, của thủy tinh flin là 1,8. Có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần khi chiếu ánh sáng từ : A. từ benzen vào thủy tinh flin. B. từ chân không vào thủy tinh flin. C. từ nước vào thủy tinh flin. D. từ benzen vào nước.

Câu 15: Chiếu một ánh sáng đơn sắc từ chân không(n1=1 ) vào một khối chất trong suốt với góc tới 450 thì góc khúc xạ bằng 300. Chiết suất tuyệt đối của môi trường này là:

A. 3/ 2. B. 2. C. 3 D. 2.

3. Đề trắc nghiệm làm trực tiếp trên Edmodo. Thời gian 15 câu tương ứng 20 phút

Câu 1: Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng

A. ánh sáng bị gãy khúc khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

B. ánh sáng bị giảm cường độ khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

C. ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi truyền tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

D. ánh sáng bị thay đổi màu sắc khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

Câu 2: Hoàn thành câu phát biểu sau: “ Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng bị …… tại mặt phân cách giữa hai môi trường”

A. gãy khúc. B. uốn cong.

C. dừng lại. D. quay trở lại.

Bài 3: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng. So với góc tới, góc khúc xạ

A. nhỏ hơn. B. lớn hơn hoặc bằng.

C. lớn hơn. D. nhỏ hơn hoặc lớn hơn.

Bài 4: Nhận định nào sau đây về hiện tượng khúc xạ là không đúng?

A. Tia khúc xạ nằm ở môi trường thứ 2 tiếp giáp với môi trường chứa tia tới. B. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến.

C. Khi góc tới bằng 0, góc khúc xạ cũng bằng 0. D. Góc khúc xạ luôn bằng góc tới.

Bài 5: Theo định luật khúc xạ thì

A. tia khúc xạ và tia tới nằm trong cùng một mặt phẳng. B. góc khúc xạ bao giờ cũng khác 0.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin tổ chức dạy học chương khúc xạ ánh sáng vật lý 11 nhằm bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh​ (Trang 74 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)