Diễn đàn tương tác và thảo luận trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin tổ chức dạy học chương khúc xạ ánh sáng vật lý 11 nhằm bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh​ (Trang 60)

10. Cấu trúc và nội dung luận văn

2.4.8. Diễn đàn tương tác và thảo luận trực tiếp

Edmodo là một công cụ tuyệt vời giúp bổ trợ cho việc học vì các tính năng và lợi ích của nó, ví dụ như thúc đẩy học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động trong lớp học trực tuyến, sử dụng các tính năng trong việc gửi các tác vụ trực tuyến và truy cập tài liệu tham khảo một cách dễ dàng, hay phát huy động lực của sinh viên khi tham gia các hoạt động và thảo luận.

Việc học trực tuyến trên ứng dụng Edmodo không chỉ hạn chế ở việc học lí thuyết mà giáo viên và học sinh có thể tạo các cuộc thảo luận, cho phép các thành viên trong lớp bày tỏ ý kiến dưới phần bình luận. Trong quá trình học tập, khi gặp khó khăn hay có vấn đề cần thắc mắc, người học có thể chia sẻ trên Edmodo để tham khảo ý kiến từ người khác.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở những lí luận và thực tiễn đã được trình bày ở chương I, trong chương này tôi tập trung nghiên cứu xây dựng tiến trình dạy học chương "Khúc xạ ánh sáng" (Vật lí 11 cơ bản) nhằm bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh với sự hỗ trợ của mạng xã hội học tập Edmodo, cụ thể như sau:

-Nghiên cứu nội dung chương “Khúc xạ ánh sáng”, chương trình vật lí 11 cơ bản và các tài liệu liên quan nhằm xác định mục tiêu mà người học cần đạt.

-Nghiên cứu tính năng và công dụng của mạng xã hội học tập Edmodo từ đó xây dựng cơ sở dữ liệu học tập, đề xuất quy trình và cách thức tổ chức lớp học trên môi trường học tập Edmodo.

-Vận dụng một số quan điểm lí luận đã trình bày để soạn thảo tiến trình dạy học các kiến thức của chương “Khúc xạ ánh sáng” với sự hỗ trợ của mạng xã hội học tập Edmodo.

-Soạn thảo được một số giáo án bài “phản xạ toàn phần” theo tiến trình đã đề xuất.

Chương 3

TỔ CHỨC THỬ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ 3.1. Mục đích

- Xác định tính khả thi và mức độ phù hợp của đề tài nghiên cứu trong quá trình dạy học môn vật lý ở trường THPT.

- Đánh giá hiệu quả sử dụng sản phẩm trong dạy cách tự học cho học sinh. - Kiểm nghiệm giả thuyết khoa học của đề tài

3.2. Phương pháp tiến hành

- PP điều tra thu thập thông tin: Chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát

đặc điểm tình hình dạy và học vật lý để tìm hiểu những thông tin cần thiết về lớp TN và lớp ĐC ở trung tâm GDNN – GDTX huyện Phú Bình được chọn làm TNSP.

- PP so sánh, đối chứng:

+ Tổ chức cho hai lớp ĐC và TN làm bài kiểm tra với cùng một nội dung, cùng khoảng thời gian, đề bài do GV thực hiện đề tài chuẩn bị. Đối chiếu, so sánh giữa PPDH ở lớp TN và PPDH truyền thống ở lớp ĐC.

- PP phân tích và xử lí thông tin: Sau mỗi hoạt động, mỗi giờ học HS có

thể gặp trực tiếp GV hoặc gián tiếp qua Edmodo để trao đổi, thảo luận kiểm chứng và xử lý các thông tin thu được một cách khách quan. Đồng thời bổ xung, rút kinh nghiệm cho những hoạt động tiếp theo.

- PP thống kê toán học:

+ Xử lý các kết quả thu được nhằm rút ra các kết luận khoa học về đề tài nghiên cứu.

+ Đối chiếu, so sánh giữa PPDH ở lớp TN và PPDH truyền thống ở lớp ĐC. 3.3. Cách thức tiến hành

Khảo sát tình hình dạy và học Vật lý liên quan tới đề tài nghiên cứu ở trường được lựa chọn làm thực nghiệm đặc biệt là tình hình dạy và học một số kiến thức về chương “Khúc xạ ánh sáng”.

-Lựa chọn các lớp thực nghiệm (TN) và các lớp đối chứng (ĐC).

-Chuẩn bị cơ sở dữ liệu dạy học liên quan đến nội dung bài học trên trang Edmodo đã xây dựng cùng các phương tiện dạy học cần thiết khác.

-Chuẩn bị mục tiêu, kế hoạch và cách thức tiến hành đối với từng bài học và từng nhóm đối tượng.

-Tổ chức dạy và hướng dẫn tự học cho các nhóm đối tượng đã chọn. -Thu thập và phân tích thông tin cần thiết phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

-Đánh giá, bàn luận và kết luận. 3.4. Đối tượng thử nghiệm

Dựa vào mục đích, tôi lựa chọn TNSP là HS lớp 11A1 trung tâm GDNN- GDTX huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên

Địa chỉ : Thị trấn Hương Sơn huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên Số lượng các mẫu bao gồm

Nhóm thử nghiệm: Lớp: 11A1 ( 44 học sinh) Nhóm Đối chứng : Lớp: 11A2 (48 học sinh)

Các lớp ĐC và các lớp TN được chọn đều học chương trình vật lý cơ bản, có sỹ số và lực học tương đương nhau, điều này cho phép đánh giá khách quan những kết quả thu được sau khi TN.

3.5. Nội dung triển khai

- Quá trình thực nghiệm sử dụng 2 giáo án:

Giáo án 1: Khúc xạ ánh sáng Giáo án 2: Phản xạ toàn phần

Trong quá trình thử nghiệm, GV tiến hành quan sát hoạt động dạy và học, trao đổi, chia sẻ, lấy ý kiến phản hồi của HS

Sau khi triển khai phần dạy và hướng dẫn tự học với sự tham gia của cả GV trực tiếp và gián tiếp, chúng tôi tổ chức kiểm tra và đánh giá kết quả của cả 2 nhóm, với cùng một đề và trong cùng thời gian như nhau.

Trên cơ sở các kết quả thu được, rút ra các kết luận về đề tài cần nghiên cứu. Toàn bộ các nội dung trên được triển khai qua 2 phương thức: Trực diện với sự tham gia của cô ở trên lớp và hỗ trợ từ xa của GV qua môi trường Edmodo mà tôi xây dựng .

Dưới đây tôi xin trình bày ví dụ về một bài cụ thể: BÀI: PHẢN XẠ TOÀN PHẦN I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Mô tả được hiện tượng phản xạ toàn phần và nêu được điều kiện xảy ra hiện tượng này.

- Tự định nghĩa được thế nào là góc giới hạn. Nêu được điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.

- Mô tả được sự truyền ánh sáng trong cáp quang và nêu được ví dụ về ứng dụng của cáp quang và tiện lợi của nó.

2. Kĩ năng

- Giải được các bài tập về hiện tượng phản xạ toàn phần. - Giải thích được một số hiện tượng trong đời sống liên quan. 3. Thái độ

Trung thực, khách quan, khả năng hợp tác nhóm tốt, biết lắng nghe ý kiến người khác và tham gia tích cực chủ động vào tiến trình xây dựng kiến thức mới.

II. Chuẩn bị:

 Trước giờ học (Cuối giờ học trước) 1. Giáo viên:

- Giao nhiệm vụ, hướng dẫn HS sử dụng CSDL học tập trên Edmodo để chuẩn bị bài trước giờ lên lớp, cụ thể:

+ Ôn lại kiến thức về khúc xạ ánh sáng, phản xạ toàn phần đã học ở lớp 9qua sách vở/ các tài liệu ĐTDH.

+ Tự học và nghiên cứu bài “Phản xạ toàn phần” bằng cách học với tài liệu SGK, bài giảng điện tử, bài giảng dạng videoclip trên Edmodo.

+ Xem các video thí nghiệm có liên quan tới bài học trên cơ sở dữ liệu của Edmodo và các TLĐTDH khác.

- Bộ đồ thí nghiệm phản xạ toàn phần: Khối bán trụ, nguồn sáng trắng, thước đo độ, bảng gắn.

- Máy tính, máy chiếu các hình ảnh các thí nghiệm mô phỏng về phản xạ toàn phần.

- Phiếu học tập dùng cho HS

 Trong giờ học

GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS chú ý lắng nghe, làm việc nghiêm túc trong suốt buổi học.

2. Học sinh

Ôn tập các kiến thức về phần quang hình đã học ở lớp 9, chuẩn bị bài theo lời dặn của GV trước giờ lên lớp.

III. Tiến trình xây dựng bài giảng: 1. Kiến thức cần xây dựng:

a. Tia sáng truyền từ môi trường chiết quang sang môi trường kém chiết quang hơn

- Tìm hiểu về thí nghiệm truyền sáng

- Góc giới hạn phản xạ toàn phần: khi góc i tăng thì góc r cũng tăng (r > i). Do đó, khi r đạt giá giá trị cực đại 900thì i đạt giá trị igh gọi là góc giới hạn phản xạ toàn phần.

b. Hiện tượng phản xạ toàn phần

- Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ lại toàn bộ tia sáng tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa giữa hai môi trường trong suốt.

c. Điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần

- Tia sáng truyền từ môi trường chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn

d. Ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần: Cáp quang - Cấu tạo của cáp quang

- Công dụng của cáp quang

2. Tiến trình xây dựng kiến thức

Đặt vấn đề

Tại sao kim cương và pha lê lại sáng lóng lánh?. Người ta tạo ra nhiều mặt cho viên kim cương

hay các vật bằng pha lê để làm gì?

Thí nghiệm: Sự truyền ánh sáng vào môi trường chiết quang kém hơn

Câu hỏi đặt ra:

Tại sao ở mặt cong của bán trụ, chùm tia tới hẹp truyền theo phương bán kính lại truyền thẳng?

Tiếp tục làm TN: Thay đổi góc tới I và quan sát độ sáng của tia khúc xạ và tia phản xạ

Sử dụng clip hoặc DLHT trên Edmodo HS tiến hành hoặc quan sát trên edmodo Trao đổi nhóm giữa HS với HS, HS với GV

HS theo dõi TN và hướng dẫn của GV đưa ra định nghĩa phản xạ toàn phần

IV. Tiến trình cụ thể

Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức, đặt vấn đề vào bài mới

* GV sử dụng file Powerpoint đã chuẩn bị trên Edmodo để đẫn dắt vào bài - GV: Em hãy nhắc lại định luật khúc xạ ánh sáng đã học ở bài trước và định luật phản xạ đã học ở lớp dưới?

- HS: Nội dung định luật khúc xạ:

+ Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới + Với mỗi cặp môi trường trong suốt nhất định ta luôn có hệ thức:

= = =

Nội dung định luật phản xạ ánh sáng:

+ Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới. + Góc tới bằng góc phản xạ: i = i’

* GV truy cập vào CSDL của Edmodo rồi chiếu lên phông Clip một vài hình ảnh về kim cương để HS quan sát.

- GV: Tại sao kim cương và pha lê lại sáng lóng lánh?. Người ta tạo ra nhiều mặt cho viên kim cương hay các vật bằng pha lê để làm gì?

Để trả lời câu hỏi trên chúng ta cùng đi tìm hiểu bài “phản xạ toàn phần”

Hoạt động 2: Sự truyền ánh sáng vào môi trường kém chiết quang hơn

- GV: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 9 và hiểu biết của mình hãy đề xuất phương án thí nghiệm có thể xảy ra hiện tượng phản xạ ánh sáng

Kết luận

- Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia sáng tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt

- Điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần: + n2 > n1

+ i ≥ igh

- Cáp quang là dây dẫn sáng ứng dụng phản xạ toàn phần để truyền tín hiệu trong thông tin và nội soi trong y học.

- HS: Trao đổi thảo luận nêu dụng cụ TN và đưa ra phương án TN

- GV: Nhận xét, đưa ra dụng cụ TN và yêu cầu HS nêu tác dụng của mỗi dụng cụ - HS: dụng cụ gồm 1 bảng có gắn 1 thước đo độ, 1 bán trụ thủy tinh, 1 nguồn sáng - GV: Ở bài toán này chúng ta đang xét ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất nhỏ sang môi trường có chiết suất lớn hơn. Trong TN này các em thấy ánh sáng đi từ đèn ra không khí, rồi từ không khí đi và khối bán trụ và từ khối bán trụ đi ra ngoài.

Câu hỏi: Tại sao ở mặt cong của bán trụ, chùm tia tới hẹp truyền theo phương bán kính lại truyền thẳng?

- HS: Tại mặt cong của bán trụ ánh sáng truyền theo phương tiếp tuyến với mặt cong nên khi đi vào bán trụ tia sáng truyền thẳng.

- GV: Mở file thí nghiệm trong DLHT trên Edmodo cho HS quan sát và mời 2 HS lên bảng tiến hành lại TN. Các bạn quan sát và ghi kết quả và bảng.

I 200 300 420 Lớn hơn 420 R Độ sáng chùm khúc xạ Độ sáng chùm phản xạ

- GV: Căn cứ và kết quả TN, yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo nhóm học tập và hoàn thành phiếu học tập sau:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1: So sáng chiết suất n1của môi trường thủy tinh trong suốt với chiết suất n2 của môi trường không khí ?

Câu 2: Góc tới nhận những giá trị nào thì ta luôn có tia khúc khúc xạ, và giá trị nào ta chỉ thu được tia phản xạ ?

Hoạt động 3: Tìm hiểu hiện tượng phản xạ toàn phần và góc giới hạn phản xạ toàn phần

- GV: Qua TN và phiếu học tập đã làm ở trên, hãy cho biết trường hợp nào tia sáng truyền qua mặt phân cách chỉ cho tia phản xạ?

- HS: Khi tia sáng truyền từ môi trường bán trụ ra ngoài không khí với góc tới lớn hơn 420

- GV: Khi chùm sáng tới bị phản xạ lại toàn bộ và xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường thì hiện tượng này gọi là hiện tượng phản xạ toàn phần.

- Khi góc i tăng thì góc khúc xạ cũng tăng (với r > i). Do đó khí r đạt cực đại 900 thì i đạt giá trị igh gọi là góc giới hạn phản xạ toàn phần.

Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần

Đặt vấn đề: Hãy vận dụng kiến thức về phản xạ ánh sáng giải thích thí nghiệm sau:

Dụng cụ: Chai nhựa trong suốt có một lỗ thủng nhỏ ở thân chai, nguồn laze, nước

Tiến hành – kết quả: Chiếu ánh sáng vào chai sao cho vị trí chiếu và lỗ thủng nằm trên cùng một đường thẳng XX’, khi chai không có nước tia sáng truyền theo đường thẳng XX’. Khi đổ nước vào chai và cho nước chảy thì thấy tia sáng bị bỏ cong theo dòng nước. Hiện tượng gì đã xảy ra ở đây?

- HS: Dự đoán

- GV: Đây chính là cơ chế truyền sáng của sợi quan, ứng dụng quan trọng của hiện tượng phản xạ toàn phần.

Để tìm hiểu kĩ về ứng dụng của phản xạ toàn phần, mời đại diện các nhóm lên bốc thăm và trình bày nội dung mà mỗi nhóm được giao.

- HS: Đại diện lên bốc thăm và trình bày + Sợi quang

+ Lăng kính phản xạ toàn phần. Ảo ảnh. - GV: Nhận xét phần trình bày các nhóm

Hoạt động 5: Củng cố, vận dụng

 Nhiệm vụ 1:

Chia HS của lớp thành 2 nhóm:

- Nhóm 1: Tìm hiểu về hiện tượng ảo ảnh khi đi trên đường bê tông vào những

ngày nắng

- Nhóm 2: Giải thích sự lấp lánh của kim cương, pha lê và người ta tạo ra nhiều

mặt cho kim cương để làm gì?

Các nhóm có thể xem lại nội dung bài học, quan sát lại các TN mô phỏng và thảo luận trên diễn đàn trên Edmodo mà các em đã có tài khoản truy cập, sau đó mỗi HS làm tiểu luận và gửi online cho GV, hoặc lưu vào thư viện của lớp trên Edmodo để GV nhận xét, đánh giá, góp ý...

 Nhiệm vụ 2: Tự học, tìm hiểu trước ở nhà bài “Lăng kính” với sự trợ giúp của Edmodo và các TLĐT khác. vv....

3.6. Đánh giá kết quả TNSP

Việc đánh giá thực hiện thông qua các biểu hiện về năng lực tự học của HS và các tiêu chí đã phân tích trong chương 2 bao gồm.

- Tự giác chuẩn bị bài trước và ngay sau giờ học trên lớp. - Biết cách khai thác dữ liệu học tập trên Edmodo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin tổ chức dạy học chương khúc xạ ánh sáng vật lý 11 nhằm bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh​ (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)