Mục tiêu dạy học CHƯƠNG "KHÚC XẠ ÁNH SÁNG"

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin tổ chức dạy học chương khúc xạ ánh sáng vật lý 11 nhằm bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh​ (Trang 42)

10. Cấu trúc và nội dung luận văn

2.1. Mục tiêu dạy học CHƯƠNG "KHÚC XẠ ÁNH SÁNG"

2.1.1. Mục tiêu về nội dung kiến thức và cấp độ nhận thức

Trong quá trình dạy học nhằm phát triển năng lực tự học cho HS thông qua ứng dụng của video – clip và trang mạng xã hội ta cần chú ý đến một số mục tiêu như sau:

- Phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng và viết được hệ thức của định luật này.

- Nêu được chiết suất tuyệt đối, chiết suất tỉ đối là gì.

- Nêu được tính chất thuận nghịch của sự truyền ánh sáng và chỉ ra sự thể hiện tính chất này ở định luật khúc xạ ánh sáng.

- Mô tả được hiện tượng phản xạ toàn phần và nêu được điều kiện xảy ra hiện tượng này.

- Mô tả được sự truyền ánh sáng trong cáp quang và nêu được ví dụ về ứng dụng của cáp quang.

2.1.2. Mục tiêu kĩ năng

a. Kĩ năng về thí nghiệm

Thông qua các bài giảng trực tuyến HS cần đạt được những mục tiêu:

- Đề xuất được phương án thí nghiệm để kiểm chứng

- Biết sử dụng và đọc thước đo góc, nguồn, biết lắp đèn vào nguồn

- Biết bố trí thí nghiệm để kiểm chứng định luật khúc xạ ánh sáng, điều kiện phản xạ toàn phần.

- Biết cách đọc và ghi chép các số liệu thí nghiệm, xử lý kết quả thí nghiệm để đưa ra kết luận.

b. Kĩ năng diễn đạt ngôn ngữ vật lí

- Biết cách sử dụng và đọc các kí hiệu của các đại lượng vật lí có trong chương “khúc xạ ánh sáng” – vật lí 11 cơ bản

- Biết sử dụng mô hình tia sáng để xác định ảnh của vật 2.1.3. Mục tiêu về thái độ

- Có hứng thú học tập môn vật lí, có lòng yêu thích khoa học, trân trọng các phát minh khoa học nói chung và phát minh vật lí nói riêng, nhất là các phát minh trong lĩnh vực quang hình.

- Biết lắng nghe ý kiến của giáo viên và các bạn, biết suy nghĩ để tiếp thu hay phản bác ý kiến đó.

- Mạnh dạn đưa ra ý kiến của cá nhân mình.

- Có tác phong làm việc khoa học, thái độ trung thực, khách quan khi xử lí số liệu.

2.2. Thiết kế trang Edmodo hỗ trợ tự học chương “Khúc xạ ánh sáng” – Vật lí 11 Vật lí 11

2.2.1. Giới thiệu trang mạng XHHT Edmodo tự thiết kế

Để bồi dưỡng năng lực tự học cho HS và vận dụng những tiện ích của ứng dụng Edmodo tôi đã xây dựng lớp học trên trang Edmodo với tên “Lớp Vật Lí” có nội dung thực nghiệm là chương “khúc xạ ánh sáng” vật lí 11 cơ bản. Lớp học gồm 1 GV tổ chức, hướng dẫn HS cách tham gia tự học trên ứng dụng Edmodo và 44 học sinh lớp thực nghiệm (11A1 trung tâm GDNN – GDTX). Để dễ ràng tổ chức và giao nhiệm vụ lớp được chia thành 3 tổ.

Để truy cập vào lớp học thầy cô và các em HS thực hiện theo các bước

đã trình bày trong chương 1 mục 2.2.3.3. Mạng xã hội Edmodo và nhập địa

chỉ theo 3 cách sau:

Hình 2.2. Thư viện lưu trữ

- Cách 1: Nhập mã code của lớp học với mã: fs9p49

- Cách 2: Truy cập theo đường link sau: https://edmo.do/j/pjabj4

- Cách 3: Cung cấp cho GV địa chỉ mail, các em HS sẽ được mời tham gia vào

lớp học.

Lớp học sẽ cung cấp cho các em HS tài liệu liên quan đến từng bài học đã được GV sưu tầm, biên soạn theo từng mục và được lưu trữ trong thư viện của lớp như sau:

- Bài giảng khúc xạ ánh sáng - Bài giảng phản xạ toàn phần

- Video bài giảng và các thí nghiệm - Tài liệu ôn tập tổng kết chương

- Hệ thống ngân hàng các câu hỏi tự luận và trắc nghiệm - Hình ảnh liên quan đến các bài.

2.2.2. Cách tổ chức dạy học qua Edmodo

2.2.2.1. Quá trình tổ chức các hoạt động tự học cho HS trực tuyến trên Edmodo được triển khai qua các bước chính sau:

Bước 1: Thiết lập quyền quản trị mạng kết nối trên Edmodo. Thiết lập tài khoản GV trên Edmodo. Tạo lập các lớp học ảo tương ứng với các học phần được lựa chọn để hỗ trợ HS tự học.

Bước 2: Tập huấn cho HS cách thức tạo tài khoản cá nhân, cách thức kết nối tài khoản cá nhân vào lớp học ảo và kĩ thuật sử dụng Edmodo phục vụ việc học tập.

Bước 3: Tổ chức các hoạt động tự học cho HS và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS thông qua các lớp học ảo trên Edmodo

Ví dụ: Với tiến hành triển khai thí điểm việc hỗ trợ tự học với Edmodo, GV quy định khung giờ giải đáp thắc mắc thông qua lớp học trực tuyến với toàn lớp. Trong khung giờ đó, GV thực hiện 2 hoạt động:

+ Hoạt động 1: Giải đáp các thắc mắc mà HS gặp phải trong quá trình tự học lí thuyết, các ví dụ minh họa trên hệ thống thông qua việc trả lời các bình luận của HS.

+ Hoạt động 2: Bổ sung các bài tập cụ thể yêu cầu HS giải quyết. Dựa vào bài làm của HS, GV đưa ra các nhận xét về cách trình bày, nội dung bài làm để giúp HS hiểu sâu hơn vấn đề.

2.2.2.2. Cách tổ chức môi trường học tập Edmodo

Để phát huy tốt nhất hiệu quả việc sử dụng Edmodo trong dạy học, GV cần dạy học sinh cách tự học ngay trên lớp và hướng dẫn các em tự học ở nhà qua các ứng dụng. Với cách dạy này, giáo viên cần lưu ý:

- Chuẩn bị cho mình một kế hoạch dạy học của bài kế tiếp và trao đổi trước với học sinh những vấn đề cần trao đổi ở tiết học tiếp theo trước khi kết thúc tiết học.

- Giao nhiệm vụ cho học sinh tự học một số nội dung của bài học tiếp theo bằng cách học với bài giảng điện tử, bài giảng dạng video, tài liệu SGK… trên mạng XHHT Edmodo.

- Hoạt động dạy - học được diễn ra ở cả 2 giai đoạn: học trên lớp và tự học ở nhà, ở thư viện với thời lượng và tầm quan trọng tương đương nhau.

- Ở cả hai giai đoạn, học sinh đều là trung tâm, tích cực và chủ động tham gia hoạt động học tập.

- GV (trực tiếp hoặc gián tiếp) tham gia hoạt động ở cả 2 giai đoạn với vai trò người hướng dẫn, tổ chức, điều phối hoạt động, giúp HS tìm tòi, phát hiện và tự lực giải quyết các vấn đề, các tình huống học tập nhằm đạt được mục tiêu của bài học đã đề ra .

- Các GV khác trong Bộ môn, trong trường, Bạn bè cũng có cơ hội và điều kiện tham gia vào quá trình học tập thông qua việc thảo luận, bàn luận, gợi ý, hướng dẫn...

- Gia đình, phụ huynh có thể giám sát, thậm chí tham gia thảo luận, bàn luận thông qua đó có thể có những góp ý, đề xuất với HS cũng như với Thầy cô để kịp thời điều chỉnh cách dạy, cách học của HS, phù hợp với từng đối tượng hoạc nhóm đối tượng .

Hoạt động của HS trên lớp

Tham gia các hoạt động học tập tích cực: phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, thực hành… dưới

sụ hướng dẫn của GV và sự trợ giúp của Edmodo

Môi trường học tập edmodo

Cung cấp dữ liệu học tập. Tạo môi trường giao tiếp,

chia sẻ, trao đổi, Trác nghiệm, tự kiểm tra,

đánh giá

Hoạt động của HS ở nhà

Tái hiện, ôn luyện kiến thức, thảo luận, tranh luận, giải quyết các vấn đề nêu ra trên lớp, giải bài tập, tự kiểm tra, đánh giá …với sự trợ giúp của GV và môi trường học tập Edmodo Giáo viên Tổ chức, quản lí, gợi mở, dẫn dắt, điều tiết, đánh giá… và hướng dẫn HS khai thác dữ liệu học tập Bạn học và phụ huynh Tham gia hướng dẫn, tư vấn, giám

sát HS và kiến nghị, đề

xuất với nhà trường.

2.3. Đề xuất tiến trình dạy học bồi dưỡng năng lực tự học chương “Khúc xạ ánh sáng” với sự hỗ trợ của mạng xã hội học tập Edmodo xạ ánh sáng” với sự hỗ trợ của mạng xã hội học tập Edmodo

Tùy theo nội dung bài học và mục đích dạy học, GV có thể vận dụng các PPDH tích cực khác nhau như: DH theo dự án, DH PHGQVĐ, DH theo trạm,.... Dưới đây tôi xin đề xuất một tiến trình dạy học đang được sử dụng phổ biến hiện nay đó là DH PHGQVĐ cụ thể là “ DH thuyết trình phát hiện và giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của trang mạng XHHT Edmodo”.

Cấu trúc bài học có thể khái quát như sau:

Bước 1: Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức: Tạo tình huống có vấn đề;

Phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh;

Phát biểu vấn đề cần, xác định nhiệm vụ cần giải quyết. Bước 2: Giải quyết vấn đề:

Đề xuất các giả thuyết;

Lập kế hoạch/phương án giải quyết vấn đề; Thực hiện giải quyết vấn đề.

Bước 3: Thảo luận, đề xuất, kết luận: Thảo luận kết quả và đánh giá;

Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu (Nếu bác bỏ thì nêu giả thuyết mới và lặp lại các bước giải quyết vấn đề);

Phát biểu kết luận;

Đề xuất vấn đề mới, giao nhiệm vụ mới. Có 4 mức độ DH PHGQVĐ như sau:

-Mức 1: GV đặt vấn đề, nêu cách GQVĐ, HS thực hiện GQVĐ theo hướng dẫn của GV. GV đánh giá kết quả làm việc của HS.

-Mức 2: GV nêu vấn đề, gợi ý để HS tìm ra cách GQVĐ. HS thực hiện cách GQVĐ. GV và HS cùng đánh giá.

-Mức 3: GV cung cấp thông tin tạo tình huống, HS phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự lực đề xuất giải thuyết và lựa chọn giải pháp, HS thực hiện GQVĐ với trợ giúp của GV khi cần. GV và HS cùng đánh giá.

-Mức 4: HS tự lực phát hiện vấn đề (từ thực tiễn cuộc sống/nghề nghiệp), lựa chọn vấn đề cần giải quyết. HS học cách GQVĐ, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả.

Căn cứ vào mục đích DH, đặc điểm nội dung bài học, điều kiện DH cụ thể,… mà GV lựa chọn các mức DH PHGQVĐ sao cho phù hợp.

Từ những trình bày trên, tôi xin đề xuất khái quát tiến trình DH PHGQVĐ với sự hỗ trợ của trang mạng XHHT Edmodo như sau:

2.4. Dữ liệu học tập chương “khúc xạ ánh sáng”

Dữ liệu học tập chương khúc xạ ánh sáng được xây dựng theo từng bài.

Nội dung của chương gồm 2 bài: - Khúc xạ ánh sáng

- Phản xạ toàn phần

Nội dung của mỗi bài được chuẩn bị theo từng mục như sau: - Giáo án

Hình 2.4. Sơ đồ tiến dạy học

1. Tiến trình thuyết trình có vấn đề 2. Đặt vấn đề (Nêu, đề xuất, phát hiện, phát biểu vấn đề) 3. Giải quyết vấn đề (Đề xuất giả thuyết, lập, lựa chọn, thực hiên kế hoạch GQVĐ) 4. Kết luận (Thảo luận, đánh giá, khẳng định, bác bỏ giả thuyết, phát biểu kết)

- Bài giảng dạng text kèm audio - Bài giảng dạng trình chiếu

- Bài giảng dưới dạng các video tái hiện giờ học trên lớp (Tự quay lại hoặc sưu tầm)

- Hệ thống ngân hàng các câu hỏi tự luận và trắc nghiệm - Hình ảnh liên quan đến các bài.

- Video thí nghiệm biểu diễn hoặc video các hiện tượng thực tế có liên quan

2.4.1. Giáo án chương “khúc xạ ánh sáng”

2.4.1.1. Bài Khúc xạ ánh sáng

I. Mục tiêu a. Kiến thức

- Phát biểu định nghĩa hiện tượng khúc xạ ánh sáng - Phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng

- Vận dụng được hệ thức của định luật khúc xạ ánh áng

- Nêu được định nghĩa về chiết suất tuyệt đối, chiết suất tỉ đối và mối quan hệ giữa chiết suất vầ vận tốc trong các môi trường truyền.

b. Kĩ năng

- Biết cách xử lí số liệu thí nghiệm

- Vận dụng lí thuyết để giải các bài tập về khúc xạ ánh sáng

- Giải thích được các hiện tượng có liên quan trong đời sống thực tế. c. Thái độ

- Hăng hái phát biểu xây dựng bài - Say mê tìm tòi về Vật lí

d. Phát triển năng lực học sinh - Năng lực tự chủ và tự học - Năng lực tính toán

II. Tiến trình dạy học

Hoạt động GV Hoạt động HS

Hoạt động 1: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng Đặt vấn đề

<?> Tại sao khi đặt chiếc thìa vào cốc nước quan sát kĩ ta thấy chiếc thìa như bị gãy ở mặt nước? (kèm hình ảnh)

Hay: Tại sao ta đặt quả chanh ở sau một cốc nước, khi quan sát qua thành cốc lại có cảm giác quả chanh nằm trong cốc nước? (chiếu hình ảnh)

Để giải thích hiện tượng trên ta cùng đi tìm hiểu bài 26: khúc xạ ánh sáng

- Các hiện tượng trên nói chung đều do hiện tượng khúc xạ ánh sáng tạo thành, vậy hãy phát biểu định tính hiện tượng khúc xạ ánh sáng (đã học ở lớp 9).

- Để hiểu một cách định lượng về hiện tượng khúc xạ ánh sáng ta sẽ tìm hiểu phần tiếp theo

Theo dõi hình ảnh minh họa và tự đưa ra giả thuyết

Tự nhắc lại định nghĩa về hiện tượng khúc xạ ánh sáng

Hoạt động 2: Định luật khúc xạ ánh sáng - Bố trí thí nghiệm, giới thiệu dụng cụ và tiến hành thí nghiệm với đèn laze và khối nhựa bán trụ trong suốt (chiếu video thí nghiệm đã quay)

- Yêu cầu HS ghi lại kết quả thí nghiệm - Nhận xét về tia khúc xạ

- Các em có nhận xét gì về tỉ số giữa sin góc

Theo dõi thí nghiệm

Ghi kết quả thí nghiệm

tới và sin góc khúc xạ.

- Phát biểu định luật khúc xạ ánh sáng

- Tỉ số giữa sin góc tới và sin góc khúc xạ luôn không đổi, vậy hằng số đó gọi là gì?

của GV

Tự ghi bài và ghi nhớ nội dung định luật

Hoạt động 3: chiết suất của môi trường Tỉ số giữa sin góc tới và sin góc khúc xạ luôn không đổi, giá trị không đổi đó gọi là chiết suất tỉ đối.

- Vậy ý nghĩa của chiết suất tỉ đối là gì? Và ngoài chiết suất tỉ đối còn chiết suất nào nữa không?

- Đưa ra công thức tính chiết suất tỉ đối

Lắng nghe

Đưa ra công thức Hoạt động 4: Tính thuận nghịch của sự truyền ánh sáng - Ở thí nghiệm trên ta có thể đổi tia khúc xạ

thành tia tới và ngược lại không? Vậy tính chất đó được gọi là gì? Phát biểu tính chất đó.

Tự đưa ra ý kiến

Ghi bài và kết luận. III. Phiếu học tập

Câu 1: Từ hình trên hãy xác định đâu là tia tới, tia khúc xạ và tia phản xạ Câu 2: Từ hình trên hãy nêu đặc điểm tia khúc xạ

Câu 3: Hãy tính chiết suất tỉ đối của môi trường biết góc tới bằng 600 và góc khúc xạ bằng 390.

Câu 4: Chiết suất là gì? Mối quan hệ giữa chiết suất và chiết suất tỉ đối. Câu 5: Chiếu một tia sáng từ không khí vào nước (như hình trên) với góc tới bằng 600 chiết suất của nước bằng 4/3. Tính góc khúc xạ ?

2.4.1.2. Bài “Phản xạ toàn phần”

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Mô tả được hiện tượng phản xạ toàn phần và nêu được điều kiện xảy ra hiện tượng này.

- Tự định nghĩa được thế nào là góc giới hạn. Nêu được điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.

- Mô tả được sự truyền ánh sáng trong cáp quang và nêu được ví dụ về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin tổ chức dạy học chương khúc xạ ánh sáng vật lý 11 nhằm bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh​ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)