Tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở trường mầm non thành phố hải dương (Trang 30 - 38)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non

1.3.2.1. Mục tiêu của tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Mục tiêu của tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em bước vào lớp một.

1.3.2.2. Nội dung hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Nội dung hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo là hệ thống tri thức sơ đẳng phản ánh cuộc sống hiện thực xung quanh về thế giới tự nhiên, các quan hệ xã hội giữa con người với con người và bản thân trẻ; hệ thống kỹ năng và thái độ, tình cảm phù hợp với hệ giá trị chuẩn mực xã hội được trẻ mô phỏng, tái hiện trong trò chơi. Trong đó, các nội dung này được thiết kế thành các chủ

đề giáo dục phù hợp với mục tiêu của giáo dục cho trẻ từ 5-6 tuổi để tổ chức cho trẻ hoạt động, chiếm lĩnh thông qua các dạng trò chơi và quá trình tổ chức hoạt động vui chơi.

Tiếp cận chủ đề giáo dục ở trường mầm non theo chương trình giáo dục mầm non hiện hành, nội dung hoạt động vui chơi của trẻ là hệ thống tri thức sơ đẳng phản ánh cuộc sống hiện thực xung quanh; hệ thống kỹ năng và thái độ, tình cảm phù hợp với hệ giá trị chuẩn mực xã hội cần hình thành cho trẻ trong các chủ đề: Trường mầm non; Gia đình; Bản thân; Giao thông; Động vật; Hiện tượng tự nhiên; Thực vật; Tết và mùa xuân; Quê hương, đất nước, Bác Hồ; Trường tiểu học.

Phạm vi hiện thực mà trẻ tiếp xúc càng rộng bao nhiêu thì nội dung chơi càng phong phú bấy nhiêu và trẻ càng lớn thì nội dung chơi càng trở nên sâu rộng hơn.

1.3.2.3. Hình thức tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Có nhiều cách phân loại hình thức tổ chức trò chơi và hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Cụ thể:

Căn cứ vào nguồn phát sinh hoạt động chơi có hình thức chơi do trẻ tự khởi xướng và hình thức chơi do cô khởi xướng. Trong đó, hình thức chơi do

trẻ tự khởi xướng là hình thức trẻ tự do lựa chọn, tham gia các hoạt động chơi và từng loại trò chơi tùy ý thích, tự định ra cách thức tiến hành và biết kiểm soát quá trình chơi dựa vào kinh nghiệm của trẻ, nếu lớp học được thiết kế các góc chơi, trẻ sẽ tự chọn góc, tham gia vào trò chơi trẻ hứng thú; giáo viên đóng vai trò quan sát, khuyến khích hoạt động của trẻ bằng cách tạo điều kiện cho trẻ chơi (cung cấp đồ dùng, đồ chơi, dành thời gian để trẻ chơi), đặt ra những câu hỏi gợi mở để hướng dẫn trẻ, khen ngợi động viên trẻ và tiếp cận cá nhân khi

cần thiết; hình thức chơi do cô khởi xướng là hình thức trong đó trẻ tham gia hoạt động chơi dưới sự định hướng chủ đề, nội dung, tổ chức các phương pháp, hình thức và điều khiển của cô.

Căn cứ vào địa điểm tổ chức hoạt động vui chơi có hoạt động chơi trong

lớp (gắn với hoạt động chơi ở các góc; trò chơi trong hoạt động có chủ đích gắn

với các loại hình tiết học được tổ chức trong không gian lớp học như hoạt động làm quen với Toán, hoạt động làm quen tác phẩm văn học...) và chơi ngoài trời (gắn với hoạt động ngoài trời, hoạt động tham quan, hoạt động di dạo).

Căn cứ vào số lượng trẻ tham gia vào trò chơi có chơi cá nhân, chơi theo

nhóm, chơi toàn lớp.

Căn cứ vào tính chủ đề của trò chơi có tổ chức hoạt động vui chơi theo chủ

đề của chương trình giáo dục (do Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành) và tổ chức

hoạt động vui chơi theo chủ đề phát sinh (gắn với yếu tố vùng, địa phương, phát triển chương trình hoạt động vui chơi trong chương trình nhà trường).

Căn cứ vào dạng thức sử dụng trò chơi trong các hoạt động theo chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ có tổ chức cho trẻ chơi dưới hình thức hoạt động vui chơi ở các góc theo chủ đề giáo dục (còn gọi là hoạt động góc - hình thức

này thường kết hợp nhiều loại trò chơi, có ít nhất 5 trò chơi ở 5 góc hoạt động); tổ chức cho trẻ chơi dưới hình thức chơi tự do trong giờ đón và trả trẻ; tổ chức cho trẻ chơi dưới hình thức trò chơi trong hoạt động gợi mở, hoạt động củng cố

của tiết học có chủ đích; tổ chức cho trẻ chơi trò chơi trong hoạt động ngoài trời; tổ chức cho trẻ chơi trò chơi trong hoạt động chiều theo ý thích của trẻ.

Giáo viên căn cứ vào kế hoạch giáo dục tổ chức môi trường hoạt động, bố trí không gian, thời gian thích hợp, gợi mở nội dung chơi hướng trẻ tự lựa chọn chỗ chơi, đồ chơi, bạn chơi theo ý thích, đưa ra ý tưởng chơi phù hợp với nội dung giáo dục và chủ đề đang triển khai.

1.3.2.4. Phương pháp tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

a. Phương pháp chung trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ

Mỗi một loại trò chơi có một phương pháp riêng nhưng vẫn dựa trên cách thức tổ chức chung theo 3 bước.

Bước 1: Chuẩn bị:

Chuẩn bị của cô: Cô chuẩn bị giáo án trong đó xác định rõ chủ đề chơi, mục tiêu giáo dục của trò chơi, số lượng trẻ tham gia vào trò chơi, nội dung và phương pháp và hình thức tổ chức; chuẩn bị cơ sở vật chất, địa điểm, môi trường để tổ chức HĐVC cho trẻ.

Chuẩn bị của trẻ: Trẻ chuẩn bị trang phục gọn gàng, đồ dùng đồ chơi để trẻ chơi, tâm thế, nhu cầu và hứng thú.

Bước 2: Tổ chức quá trình chơi.

* Thoả thuận trước khi chơi

Trẻ chủ yếu thoả thuận theo lớp, giáo viên hướng dẫn trẻ bàn bạc về chủ đề chơi bằng cách đưa ra một số câu hỏi thăm dò sở thích của trẻ, nếu chủ đề chơi lặp đi lặp lại nhiều lần thì giáo viên có thể đưa ra một số chủ đề chơi mới để trẻ lựa chọn. Gợi ý cho trẻ kết hợp được mối quan hệ giữa các vai chơi các tập thể chơi nhỏ để phục vụ cho chủ đề chơi chung.

* Tổ chức quá trình chơi

Giai đoạn này trẻ có khả năng tự tổ chức được trò chơi với những chủ đề mà trẻ đã biết, vì vậy giáo viên không cần trực tiếp tham gia vào chơi mà giáo viên giữ vai trò là người giám sát, bao quát trẻ kịp thời, giúp đỡ trẻ khi thực sự cần thiết. Tuy nhiên tuỳ từng trường hợp, tình huống và hoàn cảnh cụ thể mà vận dụng những phương pháp và cách thức tác động cho phù hợp nhằm thoả mãn nhu cầu chơi của trẻ trên cơ sở tôn trọng ý kiến của trẻ, tuyệt đối không can thiệp áp đặt vào trò chơi của trẻ và không bắt trẻ chơi theo ý đồ của mình.

Đối với những chủ đề chơi mới lạ, giáo viên có thể đóng vai trò là người hướng dẫn trẻ chơi, giúp cho trẻ quen dần với chủ đề chơi mới sau đó giáo viên rút lui nhường lại để trẻ tự tổ chức, điều khiển.

Phải chuẩn bị đồ chơi đầy đủ, phong phú, đa dạng về chủng loại nhằm đảm bảo phục vụ thay đổi hay bổ sung cho phù hợp với chủ đề chơi, khắc phục và tránh tình trạng nghèo nàn, hạn chế về đồ dùng, đồ chơi, không đáp ứng được nhu cầu chơi cũng như làm giảm hứng thú chơi của trẻ.

Trong quá trình theo dõi trẻ chơi cần tránh tình trạng trẻ chuyên nhận đóng một vai nhất định mà trẻ thích, cần phải tổ chức cho trẻ luân đổi vai chơi như vậy trẻ mới có điều kiện đặt mình vào vị trí của người khác thông qua đó giúp trẻ dễ hình thành được hành vi xã hội của bản thân phù hợp trong các quan hệ giao tiếp, quan hệ xã hội.

* Kết thúc trò chơi

Kết thúc trò chơi, giáo viên gợi ý để trẻ nhận xét về buổi chơi dưới hình thức nhóm, cả lớp: Nhận xét những hành vi đạt được hay chưa đạt được những hành vi của bản thân, của bạn trong quá trình chơi, sự thể hiện hành động của vai chơi. Nên tránh tình trạng trẻ chỉ trích lẫn nhau, làm giảm hứng thú và hiệu quả của hoạt động chơi.

Hướng dẫn trẻ cất dọn đồ chơi đúng nơi quy định và chuyển sang hoạt động chuyển tiếp.

Bước 3: Nhận xét đánh giá sau khi chơi

Cô có thể cho trẻ tập chung vào một góc chơi chính để nhận xét. Cô hướng dẫn cho trẻ nhận xét, đánh giá quá trình và sản phẩm chơi của trẻ, của bạn sau đó cô nhận xét, chủ yếu nên sử dụng biện pháp khen ngợi, động viên khuyến khích trẻ.

b. Phương pháp cụ thể trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ

Trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi gắn với các bước thực hiện, giáo viên cần sử dụng phối hợp, sáng tạo các phương pháp cụ thể như:

- Nhóm phương pháp trực quan- minh họa. - Nhóm phương pháp dùng lời nói.

- Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ. - Nhóm phương pháp nêu gương, đánh giá.

1.3.2.5. Vai trò của giáo viên và trẻ trong tổ chức hoạt động vui chơi

+ Vai trò của giáo viên trong tổ chức HĐVC: Giáo viên là chủ thể tổ chức HĐVC cho trẻ, là người lập kế hoạch, tổ chức quá trình chơi của trẻ, điều khiển, điều chỉnh, kiểm tra đánh giá kết quả HĐVC của trẻ, là người giữ vai trò chủ đạo, quyết định chất lượng tổ chức HĐVC cho trẻ ở trường mầm non.

Để tổ chức hiệu quả HĐVC cho trẻ trước hết giáo viên phải có năng lực lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, đánh giá kết quả HĐVC của trẻ, tạo môi trường đa dạng, phong phú, hấp dẫn và an toàn cho trẻ. Cho trẻ tự chọn trò chơi, nhóm chơi theo nhu cầu và ý thích của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ và phát triển tính tự lập trong khi chơi. Cô giáo cần chú ý phát huy tính tích cực, tính tự lập cũng như óc sáng tạo của trẻ, không nên bắt trẻ chơi theo ý của cô. Trong khi trẻ chơi cô giáo cần quan tâm đến nội dung chơi của trẻ, hướng trẻ vào chủ đề chơi. Quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng chơi cho trẻ cũng như giáo dục các phẩm chất đạo đức cho trẻ trong quá trình chơi, hướng dẫn trẻ xây dựng và duy trì tốt mối quan hệ xã hội trẻ em trong khi chơi.

+ Vai trò của trẻ trong tổ chức HĐVC: Trẻ là chủ thể của hoạt động vui chơi; tích cực đề xuất các trò chơi và hoạt động chơi theo chủ đề, theo nhóm; tham gia vào trò chơi, chơi đoàn kết với bạn chơi, thể hiện vai chơi một cách tự nhiên, sáng tạo.

1.3.2.6. Môi trường tổ chức HĐVC cho trẻ * Môi trường vật chất:

Xây dựng môi trường để tổ chức HĐVC cho trẻ phải phù hợp, bố trí không gian hợp lý cho các trò chơi vận động, trò chơi xây dựng, trò chơi cát nước và các trò chơi tĩnh, trò chơi dân gian.

Từng thời gian hoặc sau mỗi chủ đề cần thay đổi cách bố trí địa điểm chơi và hoạt động ở các góc để tạo cảm giác mới lạ, hấp dẫn trẻ thu hút trẻ vào các hoạt động vui chơi.

- Đồ dùng đồ chơi phải đẹp, kích thước phù hợp với trẻ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ khi trẻ tham gia chơi.

- Trang trí các mảng tường, góc chơi phải hấp dẫn thu hút được trẻ tích cực tham gia hoạt động.

- Thường xuyên thay đổi cách sắp xếp, trang trí, làm thêm đồ chơi, làm nổi bật chủ đề để gây hứng thú nhận thức của trẻ.

- Đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi để chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp một cần đặc biệt chú ý tạo môi trường chữ viết phong phú đối với trẻ.

* Môi trường tâm lý:

Môi trường chăm sóc giáo dục trong trường mầm non cần phải đảm bảo an toàn về mặt tâm lý, tạo thuận lợi giáo dục các kỹ năng xã hội cho trẻ. Trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh. Do đó tất cả những hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo. Giáo viên cần tạo môi trường vui chơi cho trẻ để trẻ cảm thấy an toàn, ấm áp và những mối quan hệ tin cậy để khuyến khích trẻ tự tin khám phá và thể hiện vai chơi, phát triển tình bạn và điều chỉnh hành vi chơi của mình.

1.3.2.7. Đánh giá kết quả tổ chức HĐVC

Đánh giá kết quả HĐVC của trẻ ở trường mầm non một cách khoa học và khách quan là một trong những nội dung, nhiệm vụ của CBQL và giáo viên mầm non. Muốn có một nhận định đúng, đòi hỏi người giáo viên mầm non và CBQL cần vững về chuyên môn, nhận thức đầy đủ về trò chơi và hoạt động vui chơi của trẻ, hiểu đúng về cách thức và kĩ thuật đánh giá trẻ trong hoạt động vui chơi, đồng thời quán triệt các quan điểm: Đánh giá nhằm trợ giúp sự tiến bộ trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ của giáo viên và vì sự phát triển của trẻ nói chung cũng như hướng đến hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp của trẻ với các trò chơi mà trẻ tham gia; kiến thức, kỹ năng và thái độ của trẻ đối với bản thân, người khác và môi trường sống theo các chuẩn mực về giá trị chân, thiện, mỹ.

Đánh giá kết quả HĐVC cho trẻ là quá trình thu thập thông tin về trẻ một cách có hệ thống và phân tích, đối chiếu với mục tiêu của chương trình HĐVC nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ và điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ nói chung và kế hạch tổ chức HĐVC cho trẻ nói riêng.

Mục đích đánh giá nhằm phát hiện những biểu hiện tích cực hoặc tồn tại của việc tổ chức HĐVC cho trẻ đồng thời xác định mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh vực phát triển theo giai đoạn, trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch tổ chức HĐVC cho trẻ phù hợp ở giai đoạn tiếp theo.

Đánh giá HĐVC của trẻ theo phương pháp quan sát trên sản phẩm của trẻ. Nội dung đánh giá tập trung vào đánh giá nhận thức của trẻ về nội dung và quá trình, hành động chơi, các quan hệ chơi và quan hệ thực; những ưu điểm và tồn tại của cá nhân và nhóm/ tập thể trẻ; đánh giá về kỹ năng tổ chức thực

hiện hoạt động vui chơi; thái độ tích cực của trẻ trong quá trình chơi, kết quả thực hiện nội dung và luật chơi của trẻ; mục đích, tính chất xây dựng và phát triển mối quan hệ “xã hội trẻ em” của trẻ trong trò chơi...

HĐVC của trẻ có đạt được yêu cầu đề ra hay không, trẻ có hứng thú và phát huy tính tích cực trong quá trình vui chơi hay không.

Đánh giá HĐVC của trẻ phải được thường xuyên ngay sau mỗi trò chơi, giáo viên phải có kế hoạch bổ sung hoặc điều chỉnh nội dung trò chơi cho phù hợp với điều kiện của lớp mình, mức độ nhận thức và kinh nghiệm của trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở trường mầm non thành phố hải dương (Trang 30 - 38)