Những ưu điểm và kết quả chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở trường mầm non thành phố hải dương (Trang 71)

8. Cấu trúc luận văn

2.5.1. Những ưu điểm và kết quả chính

* Về nhận thức: Nhìn chung đa số CBQL, GV các trường mầm non thành phố Hải Dương đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, sự cần thiết của công tác tổ chức, quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non trong quá trình giáo dục phát triển toàn diện về mọi mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, kỹ năng - tình cảm xã hội, thẩm mỹ.

* Về thực trạng tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi: Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non thành phố Hải Dương được tổ chức với nội dung phong phú, đa dạng, bám sát vào đă ̣c điểm phát triển của trẻ và nhu cầu vui chơi của trẻ.

* Về thực trạng quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi: Nhìn chung CBQL, GV các trường mầm non trên địa bàn thành phố Hải Dương đã quan tâm đến công tác tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Về cơ bản trẻ rất tích cực tham gia vào các HĐVC, các kỹ năng chơi của trẻ cũng thuần thục hơn rất nhiều. Hiệu trưởng các trường đã chú ý việc bồi dưỡng , nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên trong công tác tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng tổ chức HĐVC cho trẻ.

2.5.2. Những hạn chế

* Hạn chế:

Nhận thức về tổ chức HĐVC và quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi: Một số CBQL, GV chưa nhận thức đúng đắn, đầy đủ về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc tổ chức HĐVC và quản lý HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non.

CBQL tuy có quan tâm đến công tác tổ chức HĐVC nhưng chưa thường xuyên. Một số giáo viên còn coi nhẹ việc tổ chức HĐVC cho trẻ. Nhiều hoạt động được tổ chức mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao.

Một số CBQL, GV ở các trường có năng lực chuyên môn tốt nhưng còn hạn chế về kỹ năng tổ chức HĐVC cho trẻ. Những năm gần đây, đội ngũ CBQL trên địa bàn thành phố Hải Dương được trẻ hóa rất nhiều. Họ có ưu điểm là nhiệt tình, sáng tạo trong công việc, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tuy nhiên còn thiếu kinh nghiệm quản lý giáo dục nói chung, quản lý HĐVC nói riêng.

Việc tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho các chủ thể tham gia HĐVC thực hiện chưa hiệu quả.

Về điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí: Kinh phí dành cho HĐVC còn ít, một số trường đồ dùng, đồ chơi còn nghèo nàn.

Sự phố i hơ ̣p giữa các lực lượng giáo du ̣c trong và ngoài nhà trường để tổ chức HĐVC cho trẻ còn chưa kịp thời, thường xuyên. Nhiều cha mẹ trẻ chưa nhận thức rõ mu ̣c tiêu, nhiệm vụ, nội dung HĐVC nên chưa tích cực nhiê ̣t tình tham gia.

2.5.3. Những nguyên nhân

Nguyên nhân cơ bản trước tiên phải kể đến con người, đội ngũ cán bộ quản lý chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của cấp mình công tác, chưa nhận thức hết tầm quan trọng của quản lý, chỉ đạo việc thực hiện chương trình GDMN, từ đó năng lực quản lý, chỉ đạo triển khai của một bộ phận cán bộ quản lý cấp phòng GD&ĐT, trường mầm non chưa phát huy hết khả năng, về cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ thực hiện chương trình chưa đáp ứng yêu cầu, về trình độ, năng lực theo chuẩn nghề của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non vẫn còn hạn chế. Chính thế hạn chế trong việc tổ chức HĐVC và quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi.

Kết luận chương 2

Tổ chức HĐVC nhằm hình thành nhân cách cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các trường mầm non. Qúa trình nghiên cứu cho thấy phần lớn CBQL, GV ở các trường mầm non thành phố Hải Dương đã có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải tổ chức HĐVC cho trẻ. Các nhà trường đã tổ chức một số HĐVC phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, thu hút được sự tham gia của các lực lượng bên trong và bên ngoài nhà trường, bước đầu có tác dụng tích cực, giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.

Đội ngũ CBQL cũng đã quan tâm đến quản lý HĐVC cho trẻ. Tuy nhiên thực tiễn quản HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non thành phố Hải Dương vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế bất cập, đòi hỏi những biện pháp quản lý hiệu quả hơn. Những kết quả nghiên cứu ở chương 2 sẽ là cơ sở để chúng tôi đề xuất một số biện pháp ở chương 3.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI

CỦA TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON TP HẢI DƯƠNG, TỈNH HẢI DƯƠNG

3.1. Những nguyên tắc chỉ đạo đề xuất biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non thành phố Hải Dương chơi của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non thành phố Hải Dương

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo quán triệt mục tiêu của GDMN

Quá trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng và GDMN nói chung nhằm thực hiện mục tiêu giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1 ( Điều 22- Luật giáo dục, 2005).

Việc xây dựng, đề xuất các biện pháp quản lý và sử dụng các biện pháp quản lý được đề xuất phải có tác dụng đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu giáo dục trẻ mầm non nói chung, mục tiêu giáo dục trẻ 5-6 tuổi nói riêng.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Khi áp dụng và tích cực thực hiện các biện pháp với sự nhất trí của CBQL và tập thể nhà trường thì chắc chắn phải mang lại hiệu quả cao giúp cho công tác quản lý nói chung, công tác quản lý việc tổ chức HĐVC của trẻ tại trường mầm non ngày một tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hiện nay.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính an toàn

Các biện pháp đề xuất phải tính đến yêu cầu quá trình tổ chức cho trẻ chơi phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, đảm bảo về thời gian, cân đối giữa hoạt động động và tĩnh, đồ dùng đồ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi, đảm bảo về không gian, địa điểm tổ chức cho trẻ chơi, đảm bảo về nội dung và hình thức tổ chức cho trẻ chơi; tạo môi trường tâm lý tích cực cho trẻ để qua đó giúp

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp thực tiễn, đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp quản lý được đưa ra phải xuất phát từ thực tiễn tổ chức các HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non thành phố Hải Dương. Trên cơ sở phân tích những ưu điểm, nhược điểm của công tác tổ chức HĐVC trong các trường mầm non thành phố Hải Dương để đưa ra những biện pháp quản lý nhằm phát huy những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm.

Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi của biện pháp tức là các biện pháp được đưa ra phải phù hợp với tình hình thực tế của các trường mầm non trên địa bàn thành phố Hải Dương và có khả năng vận dụng trong quá trình quản lý. Các biện pháp quản lý phải đi đến đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non. Các biện pháp tổ chức quản lý phải có tác dụng đem lại sự chuyển hóa một cách tự giác yêu cầu về việc thực hiện các chuẩn mực nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách.

3.1.5. Đảm bảo tính kế thừa và tính đồng bộ

Các biện pháp được đưa ra phải dựa trên cơ sở những nghiên cứu lý luận chung về quản lý giáo dục, dựa trên sự phân tích, đánh giá tính hiệu quả của những biện pháp quản lý HĐVC đã được sử dụng nhằm chắt lọc và kế thừa những điểm mạnh để từ đó xây dựng, phát triển, hoàn tiện chúng trong điều kiện hiện nay.

Các biện pháp được đề xuất phải đảm bảo tác động để nâng cao nhận thức đến tổ chức các tác động phát triển năng lực tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ của giáo viên; đổi mới các phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động vui chơi đến công tác đánh giá, đảm bảo các điều kiện môi trường để thúc đẩy, nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động vui chơi, chất

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non thành phố Hải Dương ở trường mầm non thành phố Hải Dương

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về tổ chức HĐVC và quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường viên về tổ chức HĐVC và quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non

3.2.1.1. Mục tiêu

Giúp CBQL, GV nhận thức đúng đắn , đầy đủ, sâu sắc về tầm quan trọng và ý nghĩa việc tổ chức HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non trong việc thực hiện mục tiêu của giáo dục mầm non. Đồng thời nâng cao nhận thức về lý luận và thực tiễn tổ chức, quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non.

Việc nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về ý nghĩa việc tổ chức HĐVC và quản lý HĐVC là tiền đề, cơ sở quan trọng để CBQL, GV lập kế hoạch tổ chức, quản lý HĐVC cho trẻ.

Chất lượng tổ chức HĐVC của trẻ MN là tiền đề quan trọng để nhà trường phát huy tầm ảnh hưởng của mình đến với cộng đồng. Chất lượng đó giúp cho trẻ khỏe mạnh và phát triển các kỹ năng ứng dụng trong cuộc sống tốt thì vai trò của nhà trường mới được phụ huynh thừa nhận.

Hiểu rõ đặc điểm của HĐVC có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và phát triển tư duy, nhân cách, đạo đức, thẩm mỹ và tình cảm xã hội của trẻ MN để thực hiện mục tiêu chương trình GDMN.

Nắm được tiêu chí đánh giá chất lượng tổ chức HĐVC cho trẻ MN để điều chỉnh kế hoạch tổ chức hoạt động dạt kết quả như mong đợi.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

- Nâng cao nhận thức về ý nghĩa của việc tổ chức HĐVC cho trẻ.

+ Tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo là thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về giáo dục trẻ phát triển toàn diện.

+ Tổ chức HĐVC cho trẻ là con đường hiệu quả để phát triển kỹ năng cho trẻ.

- Nâng cao nhận thức về lý luận HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non bao gồm:

+ Nhận thức về mục tiêu, nhiệm vụ tổ chức HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. + Nguyên tắc tổ chức HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

+ Nội dung, phương pháp tổ chức HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. + Các hình thức tổ chức HĐVC của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi.

- Nâng cao nhận thức về lý luận quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bao gồm:

+ Vai trò của hiệu trưởng trong quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. + Nội dung, phương pháp quản lý HĐVC và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non.

- Đối với CBQL: Phải quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, các quy chế của BGD&ĐT, chỉ đạo của SGD&ĐT, PGD&ĐT về công tác tổ chức HĐVC và quản lý HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non.

- Đối với giáo viên: người trực tiếp hướng dẫn, tổ chức HĐVC cho trẻ cần có nhận thức đúng đắn về mục tiêu GDMN và tầm quan trọng của việc tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo, cần có tinh thần trách nhiệm cao, cần có kinh nghiệm và phương pháp tổ chức các HĐVC cho trẻ.

3.2.1.3. Cách thức tiến hành

Tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho CBQL trường mầm non về các văn bản quy định hiện hành.

Giúp đội ngũ CBQL, GV nhà trường phát huy được vai trò chủ động, sáng tạo, khai thác ở mức cao nhất năng lực, tiềm năng của mọi người để họ có

Muốn cho CBQL, GV nhận thức đúng và tích cực về tầm quan trọng và chất lượng tổ chức HĐVC cho trẻ thì cần nêu rõ được mục đích và lợi ích của việc nâng cao chất lượng tổ chức HĐVC cho trẻ.

Tuyên truyền để các cấp, các ngành nhận thức một cách đúng đắn việc nâng cao chất lượng để tổ chức HĐVC cho trẻ.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

Việc xây dựng và thực hiện công tác nâng cao nhận thức, trình độ và năng lực chuyên môn cho CBQL, GV cần đảm bảo tính kế thừa và tầm chiến lược lâu dài. Vì thế phải có thời gian, cơ sở vật chất, tài chính phù hợp.

Tăng cường công tác giáo dục mầm non theo pháp luật, nghiêm túc thực hiện quy chế chuyên môn và Điều lệ trường mầm non trong tất cả các trường.

Xây dựng môi trường thân thiện giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng.

3.2.2. Biện pháp2: Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

3.2.2.1. Mục tiêu

Yêu cầu của phương pháp tổ chức HĐVC của trẻ là phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của trẻ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, rèn kỹ năng chơi, tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin, hứng thú tích cực tham gia hoạt động vui chơi của trẻ.

Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức HĐVC cho trẻ nhằm biến quá trình vui chơi thành quá trình tự vui chơi, tự rèn luyện của trẻ trong và bằng hoạt động với tính đa dạng, phong phú về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

Xây dựng sử dụng các phương pháp tổ chức HĐVC thiết thực, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của nhà trường, địa phương và đảm bảo tính hiệu quả. Phương pháp tổ chức hoạt động phải rất linh hoạt, đa dạng, khắc phục tính đơn điệu, lặp đi lặp lại một vài phương pháp và đã quá quen thuộc với trẻ, gây ra

Qua thực tế khảo sát các phương pháp tổ chức HĐVC mà CBQL, GV các trường mầm non trên địa bàn thành phố Hải Dương thường sử dụng nhất là phương pháp giảng giải, phương pháp đàm thoại, phương pháp nêu gương...các phương pháp trên đã có tác dụng nhất định trong việc giáo dục, hình thành nhân cách trẻ. Bên cạnh đó một số phương pháp như phương pháp xử lý tình huống, phương pháp trò chơi khi được sử dụng đã thu hút được sự chú ý của trẻ vào HĐVC thì ít được CBQL, GV vận dụng. Đây là những phương pháp giúp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ trong quá trình tổ chức, tham gia vào các HĐVC. Chúng tôi cho rằng, những phương pháp trên nếu được nghiên cứu vận dụng một cách khoa học thì chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao.

- Xây dựng hình thức tổ chức HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non.

Ở các trường mầm non hiện nay HĐVC được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như thông qua các giờ chơi tự do, giờ đón trả trẻ, thông qua các tiết học và các hoạt động ngoại khóa...Hình thức được sử dụng nhiều nhất là thông qua hoạt động ngoài trời.

Do đó cần tìm ra những hình thức tổ chức mới, thu hút được trẻ tham gia và quan trọng là phải tạo hứng thú cho trẻ.

Phân tích đánh giá các phương pháp và các hình thức đã và đang thực hiện để kịp thời phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế của chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở trường mầm non thành phố hải dương (Trang 71)