Biện pháp2: Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở trường mầm non thành phố hải dương (Trang 78 - 80)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Biện pháp2: Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức

trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

3.2.2.1. Mục tiêu

Yêu cầu của phương pháp tổ chức HĐVC của trẻ là phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của trẻ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, rèn kỹ năng chơi, tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin, hứng thú tích cực tham gia hoạt động vui chơi của trẻ.

Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức HĐVC cho trẻ nhằm biến quá trình vui chơi thành quá trình tự vui chơi, tự rèn luyện của trẻ trong và bằng hoạt động với tính đa dạng, phong phú về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

Xây dựng sử dụng các phương pháp tổ chức HĐVC thiết thực, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của nhà trường, địa phương và đảm bảo tính hiệu quả. Phương pháp tổ chức hoạt động phải rất linh hoạt, đa dạng, khắc phục tính đơn điệu, lặp đi lặp lại một vài phương pháp và đã quá quen thuộc với trẻ, gây ra

Qua thực tế khảo sát các phương pháp tổ chức HĐVC mà CBQL, GV các trường mầm non trên địa bàn thành phố Hải Dương thường sử dụng nhất là phương pháp giảng giải, phương pháp đàm thoại, phương pháp nêu gương...các phương pháp trên đã có tác dụng nhất định trong việc giáo dục, hình thành nhân cách trẻ. Bên cạnh đó một số phương pháp như phương pháp xử lý tình huống, phương pháp trò chơi khi được sử dụng đã thu hút được sự chú ý của trẻ vào HĐVC thì ít được CBQL, GV vận dụng. Đây là những phương pháp giúp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ trong quá trình tổ chức, tham gia vào các HĐVC. Chúng tôi cho rằng, những phương pháp trên nếu được nghiên cứu vận dụng một cách khoa học thì chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao.

- Xây dựng hình thức tổ chức HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non.

Ở các trường mầm non hiện nay HĐVC được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như thông qua các giờ chơi tự do, giờ đón trả trẻ, thông qua các tiết học và các hoạt động ngoại khóa...Hình thức được sử dụng nhiều nhất là thông qua hoạt động ngoài trời.

Do đó cần tìm ra những hình thức tổ chức mới, thu hút được trẻ tham gia và quan trọng là phải tạo hứng thú cho trẻ.

Phân tích đánh giá các phương pháp và các hình thức đã và đang thực hiện để kịp thời phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế của chúng.

Xây dựng các phương pháp tổ chức đặc thù gắn với nhiệm vụ tổ chức HĐVC đáp ứng nhu cầu vui chơi, rèn luyện kỹ năng chơi của trẻ và điều kiện tổ chức của nhà trường.

3.2.2.3. Cách thức tiến hành

- Hiệu trưởng xây dựng, triển khai kế hoạch chỉ đạo nhà trường tổ chức tốt các HĐVC nhằm hình thành và phát triển cho học sinh theo mục tiêu GDMN.

- Hiệu trưởng xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác này. Có kế hoạch hỗ trợ phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên nhằm

- Đa dạng hóa các hình thức tổ chức HĐVC cho trẻ như:

+ Tổ chức các HĐVC thông qua các tiết học trong nhà trường: tăng cường tổ chức theo hướng tích hợp.

+ Tổ chức các HĐVC thông qua giờ chơi tự do, qua giờ đón và trả trẻ. + Tổ chức các HĐVC thông qua các ngày hội, ngày lễ, thông qua các buổi ngoại khóa VD. Cho trẻ chơi các trò chơi dân gian...

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

- Hiệu trưởng cần có văn bản chỉ đạo việc đa dạng hóa hình thức tổ chức HĐVC cho trẻ.

- GV có năng lực tổ chức các HĐVC đa dạng, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đối tượng.

- Các hoạt động được xây dựng và tổ chức cho trẻ phải đảm bảo tính mục đích của HĐVC, phù hợp với đặc điểm, tâm sinh lý của trẻ, đảm bảo tính đa dạng phong phú của các phương pháp và hình thức thể hiện, thu hút được đông đảo học sinh tham gia, đồng thời đảm bảo được tính khả thi trong điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở trường mầm non thành phố hải dương (Trang 78 - 80)