Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở trường mầm non thành phố hải dương (Trang 86 - 104)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.3. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non

STT Các biện pháp Mức độ cần thiết (tỷ lệ %) Thứ bậc Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 1

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV về tổ chức HĐVC và quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

100 0 0 1

2 Đổi mới phương pháp và hình thức tổ

chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 85 15 0 4

3

Bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐVC cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu tổ chức hiệu quả HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

90 10 0 2

4

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng môi trường tổ chức HĐVC an toàn, hiệu quả cho trẻ

84,4 15,6 0 5

5

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

87,5 12,5 0 3

Qua các số liệu ở bảng 3.1 cho thấy: các biện pháp quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non mà chúng tôi xây dựng đều được CBQL, GV đánh giá mức rất cần thiết chiếm tỷ lệ cao. Trong đó:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về tổ chức HĐVC cho trẻ được xếp bậc 1(100%).

Biện pháp 3: Bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐVC cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu tổ chức hiệu quả HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi được xếp

Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi xếp bậc 3 (87,5%).

Biện pháp 2: Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi xếp bậc 4 (85%)

Biện pháp 4: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng môi trường tổ chức HĐVC an toàn, hiệu quả cho trẻ xếp thứ 5 (84,4%)

Không có CBQL, GV nào đánh giá những biện pháp này không cần thiết.

Bảng 3.2. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ khả thi của các biện pháp quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non

STT Các biện pháp Tính khả thi (tỷ lệ %) Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV về tổ chức HĐVC và quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

87,5 12,5 0 1

2 Đổi mới phương pháp và hình thức tổ

chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 80 20 0 4

3

Bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐVC cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu tổ chức hiệu quả HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

82,2 17,8 0 3

4

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng môi trường tổ chức HĐVC an toàn, hiệu quả cho trẻ

77,5 22,5 0 5

5 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc

tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 85 15 0 2 Qua các số liệu ở bảng 3.2 cho thấy: các biện pháp quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non mà chúng tôi xây dựng đều được

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về tổ chức HĐVC cho trẻ đạt xếp bậc 1 (87,5%).

Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi xếp bậc 2 (85%).

Biện pháp 3: Bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐVC cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu tổ chức hiệu quả HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi xếp bậc 3 (82,2%).

Biện pháp 2: Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi xếp bậc 4 (80%).

Biện pháp 4: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng môi trường tổ chức HĐVC an toàn, hiệu quả cho trẻ xếp bậc 5 (77,5%).

Không có CBQL, GV nào đánh giá những biện pháp này không có tính khả thi.

Điều đó chứng tỏ 5 biện pháp chúng tôi đưa ra là cần thiết và có khả năng vận dụng vào thực tế quản lý HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Hải Dương.

Kết luận chương 3

Qua nghiên cứu và khảo sát thực tế chúng tôi đã đưa ra 5 biện pháp quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non thành phố Hải Dương. Kết quả khảo nghiệm cho thấy tất cả các biện pháp đưa ra đều có tính cần thiết và tính khả thi cao. Mỗi biện pháp có một vai trò riêng song chúng có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau, giúp cho các nhà quản lý giáo dục thực hiện tốt chức năng quản lý HĐVC cho trẻ tại trường mình. Trong quá trình quản lý, nhà quản lý phải vận dung phối hợp đồng bộ, sáng tạo các biện pháp đã nêu tùy theo điều kiện thực tế của nhà trường sẽ đạt hiệu quả tổ chức HĐVC cho trẻ như mong muốn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các trường mầm non hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Tổ chức HĐVC cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp một. Tổ chức HĐVC cho trẻ là thực hiện mục tiêu trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng chơi, giúp trẻ nhận thức đúng đắn, đầy đủ về các trò chơi. Trên cơ sở đó, có thái độ, động cơ, hành động tích cực trong khi chơi.

Chất lượng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ phụ thuộc trực tiếp vào năng lực của đội ngũ giáo viên và công tác quản lý của người hiệu trưởng trường mầm non.

Qua nghiên cứu khảo sát chúng tôi nhận thấy, thực trạng quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Hải Dương những năm gần đây đã được các cấp quản lý trong và ngoài nhà trường quan tâm đã và đang mang lại một kết quả nhất định. Tuy nhiên hình thức tổ chức còn chưa đa dạng nên chưa thu hút được trẻ tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động vui chơi.

Đội ngũ CBQL, GV còn hạn chế về trình độ, năng lực tổ chức các HĐVC nên việc xây dựng, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá HĐVC cho trẻ còn thiếu chặt chẽ, khoa học. Cơ sở vật chất, kinh phí đầu tư cho HĐVC còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Quá trình nghiên cứu lý luận và thự tiễn là cơ sở để chúng tôi đề xuất 5 biện pháp quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non thành phố Hải Dương đó là: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV về tổ chức HĐVC và quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi; Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức HĐVC cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi; Bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐVC cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu tổ chức hiệu quả HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi; Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng môi trường tổ chức HĐVC an toàn, hiệu quả cho trẻ; Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá

Qua khảo nghiệm, các biện pháp trên đều được đánh giá là đảm bảo tính cần thiết, khả thi của các biện pháp đó nhằn đạt mục tiêu chung GDMN và cụ thể hơn là chương trình GDMN, góp phần nâng cao chất lượng tổ chức HĐVC cho trẻ ở trường mầm non phát triển toàn diện và bền vững góp phần vào sự phát triển chung của GDMN thành phố Hải Dương cũng như của cả nước trong sự nghiệp giáo dục.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở GD&ĐT và PGD&ĐT

Chỉ đạo chương trình GDMN đồng bộ, tập trung sâu sát việc thực hiện chương trình ở các trường mầm non.

Thường xuyên tổ chức các chuyên đề nhằm nâng cao năng lực tổ chức các HĐVC cho trẻ của giáo viên và nâng cao năng lực quản lý hoạt động vui chơi của cán bộ quản lý cấp trường (tổ trưởng chuyên môn, hiệu phó phụ trách chuyên môn và hiệu trưởng trường mầm non).

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi để giúp giáo viên tổ chức tốt các HĐVC cho trẻ.

Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách phối hợp giữa nhà trường mầm non, Phòng giáo dục và địa phương để tăng cường các nguồn lực từ xã hội hóa giáo dục cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.

2.2. Đối với các trường mầm non

Quán triệt chủ trương, thực hiện các văn bản cấp trên chỉ đạo, các văn bản có liên quan đến chất lượng tổ chức HĐVC cho trẻ ở trường mầm non.

Không ngừng nâng cao phẩm chất năng lực của đội ngũ CBQL, GV đảm bảo điều kiện tốt về năng lực, phát triển tốt về nhận thức, có tinh thần trách nhiệm cao.

Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho việc mua đồ dùng đồ chơi để tổ chức HĐVC cho trẻ đạt hiệu quả.

Nâng cao vai trò công tác tự kiểm tra đánh giá. Việc đánh giá đúng thực chất năng lực của GV để phân công bố trí và sử dụng đội ngũ hợp lý, phù hợp với chuyên môn được đào tạo.

Xây dựng môi trường hoạt động thân thiện, an toàn cho trẻ khi trẻ tham gia vui chơi. Sử dụng cách động viên khuyến khích và khen trẻ phù hợp với những tình huống và tính các của trẻ, hướng dẫn và khuyến khích trẻ thực hành vui chơi, tìm tòi, khám phá.

2.3. Đối với giáo viên

- Làm tốt công tác tham mưu với nhà trường và phụ huynh đầu tư cơ sở vật chất mua sắm đồ dùng, đồ chơi, trang trí tạo môi trường cho trẻ chơi.

- Giáo viên cần tăng cường công tác tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn để tổ chức tốt HĐVC cho trẻ.

2.4. Đối với gia đình trẻ

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường, đặc biệt là với giáo viên để có thể nắm được thông tin về sự phát triển toàn diện của trẻ.

- Có sự ủng hộ với nhà trường, lớp học trong việc hỗ trợ xã hội hóa giáo dục để mua sắm, sưu tầm đồ dùng đồ chơi cho trẻ chơi.

- Quan tâm giáo dục trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được tham gia vui chơi một cách tự nhiên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. A.N. Lêôncheiv (1999), Hoạt động - ý thức - nhân cách, NXB Giáo dục Hà Nội 2. A.I.Vaxiliepv, Sổ tay hiệu phó chuyên môn.

3. Bộ Giáo dục đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng CBQL, GV.

4. Đặng Quốc Bảo, (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường, NXB chính trị quốc gia.

5. Phạm Minh Châu, Nguyễn Thị Oanh, Trần Thị Sinh, Giáo dục học mầm non, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Ngọc Chúc (1981), Hướng dẫn tổ chức hoạt động vui chơi. 7. Lê Thị Diệu (2008), Thực trạng và phương pháp quản lý HĐVC cho trẻ mẫu

giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Cà Mau, Luận văn thạc sĩ.

8. Giáo trình Giáo dục học mầm non, NXB Hà Nội (2007)

9. Nguyễn Thị Thanh Hà, Tổ chức cho trẻ vui chơi ở trường mẫu giáo. 10. Nguyễn Thị Hòa, Giáo trình, Giáo dục học mầm non, NXB Đại học sư phạm. 11. Khoa GDMN Trường ĐHSP I (1996), Tổ chức hướng dẫn trẻ mẫu giáo

chơi, NXB Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

12. Trần Kiểm, (2004), Khoa học quản lý giáo dục - một số vấn đề lý luận và

thực tiễn, NXB giáo dục, Hà Nội.

13. L.X,Vưgotxki (1993), Vai trò của hoạt động vui chơi trong sự phát triển. 14. Quang Long- Lâm Nhật thời (1993), Bàn về Khổng Tử, NXB sự thật Hà Nội. 15. Hồ Chí Minh (1970), Bàn về công tác giáo dục, NXB Sự thật, Hà Nội. 16. N.K.Crupxkaia (1980), Trò chơi đóng vai theo chủ đề, NXB Tiến bộ, Maxcơva. 17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật giáo

dục, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Quyết định số 14/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 07/4/2008, Quy định Điều lệ trường mầm non.

20. Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Hải Dương (2014), Tài liệu tập huấn chuyên môn cấp học mầm non.

21. Nguyễn Ánh Tuyết (1988), Tâm lý học trẻ em trước tuổi đi học, NXB

Giáo dục Hà Nội

22. Nguyễn Ánh Tuyết (1991), Tâm lý học trẻ em, NXB Giáo dục Hà Nội 23. Nguyễn Ánh Tuyết (2000), Trò chơi của trẻ em, tập 2, NXB Phụ nữ Hà Nội. 24. Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Hòa, Đinh Văn Vang (1996), Tổ chức

hướng dẫn trẻ mẫu giáo chơi.

25. Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hương, Lê Thị Ánh Tuyết, Hướng dẫn thực

hiện chương trình giáo dục mầm non, Bộ Giáo dục và đào tạo, NXB Giáo

dục Việt Nam.

26. Phạm Viết Vượng, (1996), Giáo dục học đại cương, NXB Đại học quốc

gia, Hà Nội.

27. X.L.Ru Binstein, A.N.Lêônchiev, G.X. Coxchuc, B.Ph.Lomov, Tâm lý học những cơ sở lý luận và phương pháp luận, NXB giáo dục Hà Nội.

28. https//wwwhuggies.vn, vai trò của vui chơi với sự phát triển của trẻ

29. http://www.ussh.vnu.edu.vn/d4/news/Dai-hoi-Dang-XII-va-dinh-huong-

doi-moi-can-ban-toan-dien-giao-duc-dao-tao-va-phat-trien-nguon-nhan- luc-1-13338.aspx

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho CBQL, GV)

Để giúp chúng tôi có những định hướng cụ thể trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ (HĐVC), quản lý hoạt độngvui chơi của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non xin đồng chí (đ/c) vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau:

Phần 1. Thông tin về người được phỏng vấn

1.1. Họ tên:... 1.2. Chức vụ /Giáo viên môn:……… 1.3. Đơn vị công tác:...

Phần 2: Nội dung phỏng vấn

Câu 1. Đ/c hiểu như thế nào về các khái niệm: Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường; Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi; Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo; Quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo; Biện pháp quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non.

- Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường.

+ Quản lý là quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng việc vận dụng các chức năng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả tiềm năng và cơ hội của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra. Quản lý là sự tác động điều khiển, hướng dẫn các quy trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích đã xác định.

+ Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến mọi yếu tố trong hệ thống nhằm

duy trì, phát triển hệ thống cả về số lượng và chất lượng. Hay nói cách khác, QLGD là một quá trình diễn ra những tác động quản lý, đó là những hoạt động điều hành các lực lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội.

+ Quản lý nhà trường là quá trình tác động của hiệu trưởng nhằm thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, với thế hệ trẻ và tới từng học sinh.

- Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là trẻ em đang ở giai đoạn cuối cùng của lứa tuổi mầm non, chuẩn bị vào học lớp 1.

- Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo là hoạt động trẻ mô phỏng, tái tạo lại các mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên trong xã hội bằng việc nhập vai hay đóng vai một nhân vật nào đó.

- Quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

Quản lý HĐVC của trẻ mẫu giáo là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà quản lý (hiệu trưởng nhà trường/tổ trưởng chuyên môn/giáo viên mầm non) đến các yếu tố của hệ thống sư phạm nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ, kế hoạch tổ chức HĐVC để hình thành và phát triển nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở trường mầm non thành phố hải dương (Trang 86 - 104)