Quan niệm đói nghèo và nội dung của giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp giảm nghèo bền vững cho các hộ dân tộc thiểu số ở huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn​ (Trang 31 - 32)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.1.2. Quan niệm đói nghèo và nội dung của giảm nghèo bền vững

1.1.2.1. Quan niệm về đói nghèo

Ở nước ta, về lịch sử, quan niệm về đói, nghèo thường trực diện và đơn giản hơn như: đói nghèo là không đủ ăn, nhà cửa dột nát, thường xuyên ốm đau, nhưng không có tiền chữa bệnh, con cái không được đến trường,... Dựa trên các khái niệm của các tổ chức thế giới, Việt Nam đã đưa ra các khái niệm cụ thể về đói, nghèo và được nghiên cứu ở các cấp độ: cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng.

Đói là tình trạng của một bộ phận cư dân nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ bảo đảm nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là những hộ dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ một đến hai tháng, thường vay mượn của cộng đồng và thiếu khả năng chi trả cho cộng đồng.

- Khái niệm đói cũng có hai dạng: đói kinh niên và đói cấp tính (đói gay gắt). Đói kinh niên là bộ phận dân cư đói nhiều năm liền cho đến thời điểm đang xét. Đói cấp tính là bộ phận dân cư rơi vào tình trạng đói đột xuất do nhiều nguyên nhân như gặp tai nạn, thiên tai, rủi ro khác tại thời điểm đang xét.

- Hộ đói: là hộ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, con cái không được học hành đầy đủ, ốm đau không có tiền chữa bệnh, nhà ở tạm bợ,...

- Hộ nghèo: là hộ đói ăn nhưng không đứt bữa, mặc không đủ lành, không đủ ấm, không có khả năng phát triển sản xuất.

- Xã nghèo: là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, không có hoặc rất thiếu những cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trường, trạm, nước sạch, trình độ dân trí thấp,...

- Huyện nghèo: là huyện có tỉ lệ hộ nghèo trên 50% (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 2015).

1.1.2.2. Nội dung của giảm nghèo bền vững

Trên góc độ lý thuyết như đã trình bày ở các nội dung trên cho thấy vấn đề giảm nghèo bền vữngphải được xây dựng trên nền tảng mối quan hệ biện chứng giữa phát triển bền vững và giảm nghèo. Về vấn đề phát triển bền vững, đây là mục tiêu bao trùm, xuyên suốt và là mục tiêu trọng tâm của sự phát triển nền kinh tế xã hội nói chung và của việc giảm nghèo bền vững nói riêng, trong đó sự phát triển bền vững phải đảm bảo 3 yếu tố là bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường; Về vấn đề giảm nghèo, đây là mục tiêu cụ thể, là nội dung quan trọng có tính then chốt của giảm nghèo bền vững. Bản chất của giảm nghèo bền vững là sự thoát nghèo được dựa trên nền tảng của sự người nghèo được trang bị và có đầy đủ nội lực tự vươn lên thoát nghèo, đủ sức để đề phòng và chống chịu với các tác động bất lợi đến các mặt của đời sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp giảm nghèo bền vững cho các hộ dân tộc thiểu số ở huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn​ (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)