4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.3.3. Kết quả đánh giá của hộ đồng bào dân tộc thiểu số về chương trình
Đánh giá của 143 hộ gia đình dân tộc thiểu số tại 2 xã Bộc Bố và An Thắng về chương trình giảm nghèo đang triển khai tại địa phương, kết quả cho thấy: Về chất lượng cuộc sống trong vòng 3 năm qua đã diễn ra như thế nào, trong tổng số 143 ý kiến thì có tới 113 ý kiến (chiếm tỷ lệ 79,02%) cho là chất lượng cuộc sống của hộ gia đình dân tộc thiểu số đã thay đổi theo hướng tốt hơn về khía cạnh thu nhập cũng như các dịch vụ xã hội khác như đi lại, y tế chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Có 29 ý kiến (chiếm tỷ lệ 20,28%) cho là chất lượng cuộc sống của hộ gia đình không thay đổi, đặc biệt có 1 ý kiến (chiếm tỷ lệ 0,7%) cho là chất lượng cuộc sống thậm chí còn xấu hơn so với trước đây, khi chưa có chương trình giảm nghèo (Bảng 3.12). Đây là một điểm rất cần chú ý để có biện pháp khắc phục trong thời gian tới.
Đánh giá về nguyên nhân chủ yếu làm cho cuộc sống của hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện, các ý kiến đều tập trung vào năm nguyên nhân chủ yếu như: (1) Do cơ sở hạ tầng đường, trường, trạm đã tốt hơn; (2) Thu nhập nông nghiệp đã cao hơn trước đây do chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất bằng các vật tư nông nghiệp (giống cây, con, phân bón, thức ăn chăn nuôi,…), huấn luyện đào tạo về khoa học kỹ thuật nông nghiệp,…(3) Cơ hội giáo dục hiện nay tốt hơn trước khi có chương trình giảm nghèo bởi trường lớp tốt hơn, phương tiện dụng cụ phục vụ giảng dạy nhiều và tốt hơn, thầy cô chăm lo học sinh tốt hơn, do cơ sở trường lớp tốt hơn, thầy cô giáo đã có thu nhập ổn định, yên tâm công tác. Hơn nữa học sinh trường bán trú được hỗ trợ tiền theo Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg và Nghị định 116/2016/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, hỗ trợ chi phí học tập và cấp bù học phí cho học sinh, sinh viên theo Nghị định số 74, Nghị định số 86/NĐ-CP 587, cấp gạo cho học sinh theo Quyết định số 36/QĐ-TTg và Nghị định số 116/2016/NĐ-CP,… (4) Cơ hội kinh doanh tốt hơn, tạo nhiều cơ hội để có thể phát triển kinh doanh, thương mại, dịch vụ, và đặc biệt (5) Có nhiều cơ hội việc làm trong nông thôn, nhất là đối với hộ dân
các khu công nghiệp ở thành phố Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hà Nội,… và do được vay vốn để tạo việc làm, cho vay hộ nghèo và cận nghèo phát triển sản xuất, cho vay xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm thông qua vay vốn Quỹ việc làm quốc gia,…. (Bảng 3.13).
Bảng 3.12. Đánh giá của người dân về thay đổi chất lượng cuộc sống Ý kiến về thay đổi chất lượng cuộc sống Số ý kiến Tỷ lệ (%)
Tốt hơn 113 79,02
Không thay đổi 29 20,28
Xấu hơn 1 0,70
Tổng số 143 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả, 2019
Kết quả điều tra cho thấy: trong tổng số 143 ý kiến thì có tới 71 ý kiến, chiếm tỷ lệ 49,65% cho là cơ sở hạ tầng đã tốt hơn trước đây. Có 48 ý kiến (chiếm tỷ lệ 33,57%) cho là thu nhập nông nghiệp của hộ dân tộc thiểu số đã cao hơn trước đây. Có 15 ý kiến (chiếm tỷ lệ 10,49%) cho là cơ hội giáo dục phổ thông đã tốt hơn. Có 7 ý kiếm (chiếm tỷ lệ 4,9%) cho là cơ hội kinh doanh tốt hơn và 2 ý kiến (chiếm 1,4%) cho là cơ hội việc làm đã tốt hơn.
Đánh giá về tác động của chương trình giảm nghèo, các ý kiến của hộ dân tộc thiểu số tập trung vào: (1) Chương trình đã hỗ trợ tư liệu sản xuất, hỗ trợ máy móc thiết bị, hỗ trợ mua giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, cải tạo ao nuôi,…. Đây là những tư liệu, thiết bị mà bản thân hộ dân tộc thiểu số không thể tự có được; (2) Nâng cao thu nhập, bao gồm cả thu nhập nông nghiệp và thu nhập hỗn hợp; (3) Tạo việc làm thông qua các chương trình xuất khẩu lao động, làm công nhân trong các khu công nghiệp ở thành phố Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hà Nội,… và do được vay vốn để tạo việc làm, cho vay hộ nghèo và cận nghèo phát triển sản xuất, cho vay xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm thông qua vay vốn Quỹ việc làm quốc gia; (4) Được
đào tạo nghề, tổ chức điều tra, rà soát nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn; (5) Nâng cao được năng suất nông nghiệp thông qua đầu tư các yếu tố đầu vào và tiết kiệm chi phí sản xuất; (6) Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường và khả năng tiếp cận y tế và giáo dục.
Bảng 3.13. Đánh giá của người dân về nguyên nhân chính làm cho cuộc sống được cải thiện
Ý kiến về nguyên nhân chính làm cho
đời sống được cải thiện Số ý kiến Tỷ lệ (%)
Cơ sở hạ tầng tốt hơn 71 49,65
Thu nhập nông nghiệp cao hơn 48 33,57
Cơ hội giáo dục tốt hơn 15 10,49
Cơ hội kinh doanh tốt hơn 7 4,90
Cơ hội việc làm tốt hơn 2 1,40
Tổng số 143 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả, 2019
Kết quả điều tra cho thấy: Trong tổng số 143 ý kiến được đánh giá thì có tới 39 ý kiến (chiếm tỷ lệ 27,27%) do được hỗ trợ tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị sản xuất; có 34 ý kiến (chiếm 23,78%) đánh giá là đã nâng cao thu nhập; 33 ý kiến (chiếm 23,08%) cho là đã tạo được việc làm cho nông thôn; 15 ý kiến (chiếm tỷ lệ 10,49%) cho là đào tạo nghề; 8 ý kiến cho là đã nâng cao được năng suất nông nghiệp thông qua đầu tư các yếu tố đầu vào và tiết kiêm chi phí sản xuất, hoặc nâng cao khả năng tiếp cận với thị trường, với các dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục xã hội (Bảng 3.14).
Việc tổ chức rà soát, bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo ở cơ sở được thực hiện một cách công khai minh bạch và được người dân đồng tình ủng hộ.
Bảng 3.14. Đánh giá của hộ dân tộc thiểu số về tác động của chương trình giảm nghèo
Ý kiến về tác động của chương trình
giảm nghèo Số ý kiến Tỷ lệ (%)
Hỗ trợ về tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị 39 27,27
Nâng cao thu nhập 34 23,78
Tạo việc làm 33 23,08
Đào tạo nghề 15 10,49
Nâng cao năng suất nông nghiệp 8 5,59
Lợi ích khác 5 3,50
Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường 5 3,50
Nâng cao khả năng tiếp cận y tế giáo dục 4 2,80
Tổng số 143 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả, 2019