Kinh nghiệm của một số địa phương liên quan đến giảm nghèo bền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp giảm nghèo bền vững cho các hộ dân tộc thiểu số ở huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn​ (Trang 37 - 42)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương liên quan đến giảm nghèo bền

Nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo đã từng bước được thể chế hóa thông qua việc xây dựng pháp luật, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu và chính sách cụ thể với phương châm mang tính nguyên tắc đó là “kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội”,“thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, về mức sống giữa các vùng, giữa các dân tộc, giữa các tầng lớp dân cư”. Với quyết tâm và nỗ lực của cả hệ thống chính trị và người dân, Việt Nam đã hoàn thành Mục tiêu thiên niên kỷ về xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói vào năm 2002 (sớm hơn 13 năm so với mục tiêu và sớm hơn 8 năm so với kết quả chung của toàn cầu). Kết quả to lớn này đã tạo nền tảng quan trọng cho quá trình tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo quốc gia.

Theo báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 22% năm 2005 xuống 9,45% năm 2010 (chuẩn cũ) và từ 14,2% năm 2010 xuống 9,6% năm 2012 (chuẩn giai đoạn 2011-2015). Ở các xã và thôn, bản đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 47% năm 2006 xuống 28,8% năm 2010. Đánh giá việc thực hiện chỉ tiêu giảm nghèo theo các nghị quyết của Quốc hội hàng năm, 5 năm cho thấy, giai đoạn 2005 - 2012 tỉ lệ giảm nghèo cả nước đều đạt và vượt chỉ tiêu, bình quân giai đoạn này, mỗi năm giảm tỉ lệ hộ nghèo từ 2,3 - 2,5%. Về quy mô, kết quả giảm nghèo diễn ra ở tất cả các vùng, miền, thành thị và nông thôn trong các nhóm đối tượng. Năm 2005, có 6 vùng tỉ lệ nghèo ở mức trên 20%, năm 2010 có 4 vùng tỉ lệ nghèo trên 20%, đến năm 2011 chỉ còn 2 vùng có tỉ lệ nghèo trên 20% (miền núi Đông Bắc và miền núi Tây Bắc). Năm 2012 chỉ còn miền núi Tây Bắc có tỉ lệ hộ nghèo 28,55% và 62

30a chủ yếu tập trung ở các khu vực này (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 2015).

Kết quả giảm nghèo bền vững dưới sự tác động của vai trò quản lý nhà nước đã được thể hiện rõ ở các địa phương cơ sở thời gian qua. Sau đây là một số ví dụ tiêu biểu:

a) Tỉnh Quảng Ngãi

Để có thể giảm nghèo nhanh và bền vững, thực hiện các nghị quyết của tỉnh ủy và kế hoạch của UBND tỉnh chủ trương thực hiện lồng ghép nhiều chương trình, dự án đầu tư cùng lúc, rút ngắn về mặt thời gian, quá trình đầu tư, tạo ra sự thay đổi căn bản trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân ở các vùng thật sự khó khăn,…

- Trước hết, tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo các địa phương rà soát lại việc thực hiện các chương trình, dự án, thực hiện có hiệu quả các đề án phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo bền vững tại tất cả các huyện miền núi trong giai đoạn từ năm 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020. Thực hiện tốt các chính sách dân tộc miền núi của Trung ương và địa phương, tạo mọi điều kiện cho các gia đình phát triển, mở rộng sản xuất, giúp người dân không những thoát nghèo mà còn có thể làm giàu, không để tái nghèo.

- Trong công tác tuyên truyền vận động, tỉnh chú ý đến việc nâng cao nhận thức của người dân một cách toàn diện về nội dung, ý nghĩa và mục tiêu của các chương trình, dự án, tạo mọi điều kiện để cho người dân chủ động tham gia vào tất cả các khâu, từ xây dựng, triển khai đến thực hiện, kiểm tra, giám sát bảo đảm để các chương trình dự án đạt hiệu quả cao nhất.

- Phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan liên quan từ tỉnh đến cơ sở trong việc xây dựng kế hoạch và thực hiện các nội dung mục tiêu các chương trình, dự án, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đến từng hạng mục công trình chống lãng phí, thất thoát, tiêu cực.

- Xây dựng nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả ở các địa phương để từ đó nhân rộng toàn tỉnh Quảng Ngãi.

b) Huyện Lắk (tỉnh Đắk Lắk)

Từ một huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh, đến nay tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Lắk còn 25,33%, không còn xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%; đời sống của đại đa số người dân từng bước được nâng lên, đặc biệt là nhóm hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội. Huyện Lắk đã đề ra các biện pháp thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững như:

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền và phát huy vai trò nòng cốt của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng đối với công tác giảm nghèo, coi mục tiêu xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ hàng đầu, mang tính chiến lược lâu dài trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

- Chủ động làm tốt công tác truyền thông, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các chế độ chính sách đối với người nghèo, cận nghèo, nhằm nâng cao nhận thức cho các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và toàn xã hội.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề và lựa chọn nghề thích hợp cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số gắn với tạo việc làm và thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với các hộ nghèo.

- Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và khuyến công; thường xuyên tổ chức chuyển giao khoa học - kỹ thuật trang bị kiến thức về nông, lâm, ngư cho hộ nghèo.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và định kỳ báo cáo sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện các chương trình giảm nghèo (Ngô Văn Lệ, 2015).

c) Huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi)

đối với huyện miền núi Sơn Tây không ngoài sản phẩm gì khác là keo, mì và lúa nước. Việc đánh giá phương thức đầu tư, hỗ trợ là cần thiết, bởi Sơn Tây cũng chưa biết “tìm lối đi” như thế nào cho phù hợp. Quan điểm của Sơn Tây về trồng cây gì khác biệt là rất khó khăn, bởi chưa có cơ quan nào đánh giá Sơn Tây thích hợp trồng loại cây gì. Đơn cử như cá tầm, mắc ca, huyện cũng chỉ mò mẫm để làm. Để phát triển bền vững, huyện mời Viện Khoa học Tây Nguyên về khảo sát, đánh giá địa hình để xây dựng mạng lưới cây trồng một cách khoa học. Trước đây, Sơn Tây có làm, nhưng tốn nhiều tiền mà không hiệu quả. Hầu như các quy hoạch chỉ là sao chép, không đáp ứng được nhu cầu phát triển riêng biệt của địa phương. Muốn thoát nghèo bền vững và phát triển phải có một đánh giá tổng quát trên phương diện của từng địa phương cụ thể. Rõ ràng là vai trò của các tổ chức khoa học, các nhà khoa học đã được thể hiện rõ đối với công cuộc giảm nghèo ở địa phương miền núi này.

d) Xã Đồng Sơn (huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ)

Đồng Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện 30a Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm tỉnh lỵ gần 80km. Từ một xã có tỷ lệ hộ nghèo cao lên tới 60,63% vào năm 2008, đến nay với việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, từ đầu tư cơ sở hạ tầng đến hỗ trợ phát triển sản xuất, giúp nhau vay vốn để chăn nuôi, trồng trọt,... nhiều hộ trong xã đã thoát khỏi đói nghèo. Theo cách tiếp cận đa chiều trong giai đoạn mới, Đồng Sơn đang nỗ lực giúp đồng bào dân tộc thoát khỏi cái nghèo về thu nhập và những thiếu hụt về các dịch vụ xã hội cơ bản.

Bài học kinh nghiệm rút ra từ địa phương này là: Trao quyền, hỗ trợ có điều kiện, tạo trách nhiệm và động lực vươn lên thoát nghèo.

Tóm lại, thực tiễn ở nước ta đã có nhiều địa phương có những cách

làm, những kinh nghiệm khác nhau để giảm nghèo và các liên quan đến giảm nghèo. Xuất phát từ việc thực hiện ở một số địa phương trong nước đã nêu ở trên, có thể rút ra những kinh nghiệm cho huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

về quản lý Nhà nước đối với giảm nghèo bền vững áp dụng cho thời gian tới như sau:

- Cần đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, vai trò quản lý của Nhà nước là nhân tố quyết định đối với mục tiêu giảm nghèo bền vững.

- Nâng cao nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt là người nghèo dân tộc thiểu số, cùng với sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư nhằm tạo thêm động lực hỗ trợ cho người nghèo nâng cao trách nhiệm, nỗ lực để cải thiện cuộc sống của mình.

- Đổi mới công tác quản lý nhà nước trong việc điều hành và phân công trách nhiệm cụ thể đối với các Bộ, ngành trung ương để đảm bảo lồng ghép chính sách và nguồn lực, đồng thời phân cấp trách nhiệm nhiều hơn cho các địa phương, phát huy vai trò của chính quyền cơ sở và đội ngũ cán bộ trực tiếp trong quá trình tổ chức thực hiện, hướng dẫn, hỗ trợ người nghèo tìm kiếm giải pháp thoát nghèo phù hợp với điều kiện của mình.

- Phát huy nỗ lực vươn lên, khuyến khích sự chủ động tham gia của người nghèo, cộng đồng dân cư cùng với việc thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo là điều kiện để nâng cao khả năng thoát nghèo.

- Lấy người nghèo dân tộc thiểu số làm trung tâm để hoạch định chính sách, để tác động và đầu tư, phải tập trung đẩy lùi lạc hậu, nâng cao trình độ dân trí và mọi mặt đời sống kinh tế, văn hoá, tinh thần nhân dân, coi đó là “chìa khoá” để XĐGN bền vững, lưu ý luôn luôn đặt yêu cầu chống tái nghèo làm trung tâm của hoạch định chính sách cho chương trình giảm nghèo bền vững.

- Nội dung quản lý Nhà nước đối với giảm nghèo bền vững là từ chính sách chung được ban hành phải biết rõ mỗi địa phương có điều kiện tự nhiên,

thể phát huy tối đa hiệu quả. Cần có thêm các chính sách đặc thù phù hợp với thực tế của từng địa phương.

Các bài học quý trên đây ở các địa phương, rất đáng được tham khảo, vận dụng đối với triển khai chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo ở huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp giảm nghèo bền vững cho các hộ dân tộc thiểu số ở huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn​ (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)