Chương trình giảm nghèo ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp giảm nghèo bền vững cho các hộ dân tộc thiểu số ở huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn​ (Trang 32 - 35)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.1.3. Chương trình giảm nghèo ở Việt Nam

Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã ra Nghị quyết số 100/2015/QH13 về phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình Mục tiêu

quốc gia giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, từ 16 chương trình, thì giai đoạn 2016

trình xây dựng Nông thôn mới và Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin), tháng 9/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1722/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Mục tiêu cụ thể là phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân 1% - 1,5%/năm (riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm; hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3% - 4%/năm) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020; Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước cuối năm 2020 tăng lên 1,5 lần so với cuối năm 2015 (riêng hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn, hộ nghèo dân tộc thiểu số tăng gấp 2 lần); Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo,… Đến năm 2020, có 50% số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP; 30% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn; 20 - 30% số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn (Quyết định 1722/QĐ-TTg, 2016).

Cần nhấn mạnh một số điểm mới trong Chương trình MTQG giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 là: Tập trung vào địa bàn khó khăn nhất, vùng sâu, vùng xa,

dân tộc, miền núi; Tích hợp các chương trình, dự án trước đây như: CT30a, 135, xuất khẩu lao động, thông tin truyền thông; Thực hiện giảm nghèo theo tiêu chí đa chiều, lấy chỉ tiêu thu nhập là chính, bên cạnh đó cũng xác định mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin; gắn kết với thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM và 21 Chương trình có mục tiêu; Thực hiện phân bổ vốn trung hạn, bảo đảm công khai, minh bạch, đẩy mạnh phân cấp cho địa phương, cơ sở; Chương trình lấy đối tượng người nghèo làm trung tâm để thực hiện hỗ trợ, mở rộng thêm đối tượng hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, tạo điều kiện để người lao động là người sau cai nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về.

Chương trình cũng chuyển mạnh từ việc cấp phát, cho không sang hỗ trợ có điều kiện để nâng cao ý thức, trách nhiệm của người nghèo. Nhà nước chỉ hỗ trợ những gì người dân không làm được, nhà nước không làm thay mà chỉ ban hành cơ chế hướng dẫn thực hiện. Tăng cường trao quyền cho người dân, cộng đồng để phát huy sáng kiến, cách làm hay phù hợp đặc điểm địa bàn, đặc điểm nhóm dân cư, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, đi đôi với trách nhiệm giải trình. Nguồn lực thực hiện Chương trình chủ yếu là từ ngân sách nhà nước, đồng thời huy động sự đóng góp của doanh nghiệp, cá nhân, cộng đồng, điều này được thể hiện rõ trong cách thức triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án của Chương trình. Về cơ chế, tổ chức bộ máy chỉ đạo điều hành thực hiện được thống nhất từ Trung ương đến cơ sở.

Theo khung Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 có tổng mức vốn thực hiện từ ngân sách nhà nước tối thiểu là gần 46.000 tỷ đồng. Ngoài ra, huy động nguồn viện trợ nước ngoài và các nguồn vốn hợp pháp khác khoảng 2.000 tỷ đồng. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững gồm 5 dự án thành phần như sau:

- Dự án 1: Chương trình 30a, gồm 4 tiểu dự án: (1) Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các huyện nghèo, (2) Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, (3) Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tại các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, (4) Hỗ trợ cho các hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

- Dự án 2: Chương trình 135, gồm 3 tiểu dự án (1) Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, thôn bản đặc biệt khó khăn, (2) Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, thôn bản đặc biệt khó khăn, (3) Nâng cao năng lực cho cộng đồng, cán bộ cơ sở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, thôn bản đặc biệt khó khăn.

- Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài chương trình 135 và chương trình 30a.

- Dự án 4: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin.

- Dự án 5: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình (Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp giảm nghèo bền vững cho các hộ dân tộc thiểu số ở huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn​ (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)