4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
2.3.2.1. Chọn hộ và chọn địa điểm để điều tra phỏng vấn
Chọn hộ: Nhóm hộ điều tra là nhóm hộ cận nghèo và nghèo thuộc dân tộc thiểu số (trừ dân tộc Kinh) ở huyện Pác Nặm. Hiện nay trên địa bàn huyện Pác Nặm có 5 dân tộc thiểu số sinh sống là Tày (2.709 hộ), Mông (2.131 hộ), Dao (1.679 hộ), Nùng (267 hộ) và Sán chí (238 hộ).
tra đối với các dân tộc Tày, Mông, Dao, Nùng và Sán chỉ lần lượt là 54,18 hộ, 42,62 hộ, 33,58 hộ, 5,34 hộ và 4,76 hộ, do đó tổng số hộ điều tra theo tính toán là 140,6 hộ. Lấy tròn số có 55 hộ dân tộc Tày, 43 hộ dân tộc Mông, 34 hộ dân tộc Dao, 6 hộ dân tộc Nùng và 5 hộ dân tộc Sán chí, do đó tổng mẫu điều tra thực tế là 143 hộ (Bảng 2.1).
Bảng 2.1. Số lượng mẫu điều tra phỏng vấn (đơn vị tính: hộ) Dân tộc Tổng số hộ Chọn mẫu 2% Mẫu thực tế
điều tra Tày 2.709 54,18 55 Mông 2.131 42,62 43 Dao 1.679 33,58 34 Nùng 267 5,34 6 Sán chí 238 4,76 5 Tổng số 7.030 140,6 143
Chọn địa điểm: Với đặc thù huyện Pác Nặm là miền núi, vùng cao, địa bàn rộng, địa hình chia cắt phức tạp, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, yếu kém, chúng tôi đã lựa chọn xã điển hình đại diện cho đơn vị hành chính cấp cơ sở của huyện Pác Nặm để điều tra phỏng vấn theo bộ câu hỏi đã chuẩn bị sẵn.
Dựa vào tư vấn của cán bộ giảm nghèo huyện Pác Nặm, chúng tôi đã lựa chọn 2 xã Bộc Bố và An Thắng để điều tra. Trong đó, xã Bộc Bố có đặc điểm nằm ở trung tâm huyện, đã có nhiều kết quả giảm nghèo cho các hộ dân nói chung và các hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn xã nói riêng. Xã An Thắng có tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số cao nhất, đồng thời cũng là xã có hộ nghèo và cận nghèo cao nhất trong huyện.
Trong mỗi xã Bộc Bố và An Thắng, việc lựa chọn hộ để điều tra theo phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên, hoàn toàn dựa vào tư vấn của cán bộ giảm nghèo xã, thôn cũng như cán bộ xã, thôn.
2.3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu a) Thu thập số liệu thứ cấp
Tài liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ sách, báo, tạp chí, các trang web và các công trình nghiên cứu đã được công bố, các báo cáo, nghị quyết của tỉnh Bắc Kạn, của huyện Pác Nặm,...
Các tài liệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu được thu thập ở các phòng ban của huyện và thông qua các báo cáo, thống kê tình hình kinh tế xã hội hằng năm của huyện Pác Nặm. Các cơ quan ở đây gồm: UBND huyện Pác Nặm, Phòng Lao động-Thương binh và xã hội, Phòng Nông nghiệp &PTNT, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục thống kê và các Phòng ban liên quan,...
b) Thu thập số liệu sơ cấp
Thu thập số liệu sơ cấp bằng phương đánh giá có sự tham gia (PRA): - Sử dụng công cụ điều tra phỏng vấn bằng phiếu điều tra
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phiếu điều tra hay còn gọi là bảng hỏi. Đối tượng điều tra là các hộ gia đình dân tộc thiểu số thuộc diện cận nghèo và nghèo tại 2 xã Bộc Bố và An Thắng đã lựa chọn.
Nội dung của bảng hỏi bao gồm các thông tin liên quan đến đặc điểm danh tính của của hộ gia đình dân tộc thiểu số, một số nguồn lực của hộ, thu nhập của hộ qua các năm 2016-2018, ý kiến đánh giá của chủ hộ về chương trình giảm nghèo đang triển khai thực hiện tại địa phương,,... Có 143 phiếu điều tra đã được thu thập tại 2 xã trên đây được thu thập theo phương pháp phi ngẫu nhiên dựa trên sự thuận tiện trong quá trình khảo sát phỏng vấn trực tiếp hiện trường (Bảng 2.1). Số liệu điều tra được nhập trên Excel dựa trên form đã thiết lập. Mẫu phiếu điều tra và số liệu điều tra này được trình bày ở phụ lục.
Sử dụng phương pháp này để tìm hiểu và làm rõ những hạn chế, yếu kém trong quá trình thực hiện chương trình giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương, đồng thời đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Pác Nặm. Đối tượng tham gia thảo luận nhóm là cán bộ giảm nghèo huyện, cán bộ giảm nghèo xã.
- Công cụ quan sát trực tiếp
Quan sát trực tiếp hiện trường kết hợp với các chuyến đi thực địa tại 2 xã được lựa chọn để thu thập các thông tin số liệu liên quan đến công tác giảm nghèo nhằm củng cố và hiểu rõ hơn về hoạt động của công tác giảm nghèo, hạn chế, yếu kém cũng như giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương.
2.3.2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu a) Phương pháp phân tích Excel
Các loại số liệu thu thập phục vụ nghiên cứu được được kiểm tra, phân tổ và tổng hợp theo hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu đã xây dựng sử dụng phần mềm thống kê Excel/PivotTable (Dương Văn Sơn và Bùi Đình Hòa, 2012).
Các thông tin định lượng trong bảng hỏi (phiếu điều tra) được tính toán xử lý một số đại lượng thống kê thông dụng của mẫu như: Độ lệch chuẩn (SD), sai số chuẩn (SE) và hệ số biến động (CV%).
b) Phương pháp thống kê mô tả
Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài luận văn. Phương pháp thống kê mô tả được áp dụng trong nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng công tác giảm nghèo và kết quả giảm nghèo trong các năm 2016, 2017 và 2018 thông qua việc sử dụng hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu đã xây dựng phản ánh dưới dạng số tuyệt đối, số tương đối, số trung. Các kết quả này được biểu diễn dưới dạng các bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị.
Phương pháp này được sử dụng để đánh giá thực trạng giảm nghèo ở huyện Pác Nặm thông qua việc so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu theo các mốc thời gian (2016, 2017 và 2018), theo nhóm hộ khác nhau về dân tộc, về đơn vị hành chính,... Kết quả của phân tích này sẽ chỉ rõ các khía cạnh khác nhau của công tác giảm nghèo đang diễn ra tại địa phương, là cơ sở của việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng giảm nghèo và triển khai các giải pháp góp phần nâng cao công tác giảm nghèo ở địa phương.