Một số biện pháp quản lý phát triển chƣơng trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 6 tuổi ở các trường mầm non huyện quản bạ, tỉnh hà giang​ (Trang 116)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Một số biện pháp quản lý phát triển chƣơng trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi ở

các trƣờng mầm non huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

3.2.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình và quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi cho cán bộ quản lý

3.2.1.1. Mục tiêu

Nâng cao vai trò trách nhiệm; nâng cao năng lực của hiệu trƣởng và CBQL nhà trƣờng nói chung trong quản lý giáo dục và quản lý phát triển CTGD trẻ 3-6 tuổi ở trƣờng mầm non.

Tăng cƣờng sử dụng các biện pháp quản lý và chỉ đạo giáo viên thực hiện phát triển CTGD trẻ 3-6 tuổi theo định hƣớng phát triển năng lực trẻ miền núi, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ dân tộc miền núi.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Bồi dƣỡng kiến thức và kỹ năng quản lý phát triển CTGD trẻ 3-6 tuổi đối với CBQL các trƣờng MN. Nội dung chủ yếu bao gồm cập nhật những kiến thức mới, thảo luận và tiếp cận với các khái niệm: Quản lý giáo dục; CTGD; quản lý phát triển CTGD; quản lý phát triển CTGD trẻ 3-6 tuổi. Nhằm quản lý xây dựng và phát triển CTGD trẻ 3-6 tuổi phù hợp với nhu cầu xã hội. Trong thời gian tham gia các lớp bồi dƣỡng, các buổi hội thảo CBQL sẽ đƣợc tiếp cận và học tập các nội dung: Kĩ năng quản lý phát triển mục tiêu GD; quản lý phát triển nội dung GD; kĩ năng quản lý, chỉ đạo lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển CTGD trẻ 3- 6 tuổi; kỹ năng quản lý, chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; kỹ năng phối kết hợp với các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng trong thực hiện phát triển CTGD trẻ 3-6 tuổi; kỹ năng tham mƣu cơ quan cấp trên trong thực hiện phát triển CTGD trẻ 3-6 tuổi; kỹ năng huy động các nguồn lực; kỹ năng thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ và các điều kiện về con ngƣời, CSVC, môi trƣờng giáo dục... tạo điều kiện thực hiện hiệu quả phát triển CTGD trẻ 3-6 tuổi trong từng nhà trƣờng…. Thông qua lớp bồi dƣỡng, các buổi hội thảo, CBQL cũng sẽ

đƣợc cung cấp, cập nhật các kiến thức mới về lý luận, giải đáp một số vấn đề mới đặt ra, góp phần nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ, nghiệp vụ trong quản lý, phát triển CTGD trẻ 3-6 tuổi.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

Ban Giám hiệu Nhà trƣờng ra quyết định cử CBQL tham gia các lớp học tập, bồi dƣỡng, tập huấn nhằm nâng cao trình độ nhận thức và năng lực quản lý phát triển CTGD trẻ 3-6 tuổi do Bộ, sở, phòng GD&ĐT tổ chức; tham quan học tập kinh nghiệm tại các trƣờng thực hiện hiệu quả phát triển CTGD trẻ 3-6 tuổi trong và ngoài huyện.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

Quán triệt đầy đủ tới CBQL nhận thức r về tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực phát triển và quản lý phát triển CTGD trẻ 3-6 tuổi; nghiêm túc tham gia các lớp tập huấn.

Đầu tƣ kinh phí, tài liệu cần thiết cho CBQL khi tham gia các lớp tập huấn.

3.2.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi cho giáo viên

3.2.2.1. Mục tiêu

Đảm bảo cho GV có năng lực về chuyên môn, có kĩ năng và nghiệp vụ sƣ phạm đáp ứng điều kiện giảng dạy thực hiện phát triển CTGD trẻ 3-6 tuổi, nắm r đƣợc nội dung, PPGD, sử dụng tích hợp những nội dung phù hợp để tổ chức thực hiện đạt đƣợc mục đích, mục tiêu xác định; xây dựng đội ngũ GV có năng lực thực hiện phát triển CTGD trẻ 3-6 tuổi đạt hiệu quả.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

Bồi dƣỡng kiến thức và kỹ năng xây dựng, thực hiện phát triển CTGD trẻ 3-6 tuổi đối với GV các trƣờng MN. Nội dung chủ yếu bao gồm cập nhật những kiến thức mới, thảo luận và tiếp cận với các khái niệm CTGD, phát triển CTGD, phát triển CTGD trẻ 3-6 tuổi phù hợp với sự phát triển của xã hội. Trong thời gian tham gia các lớp bồi dƣỡng, các buổi hội thảo GV sẽ đƣợc tiếp cận và học tập các nội dung, cụ thể nhƣ sau:

- Từng bƣớc bồi dƣỡng quy trình phát triển CTGD trẻ 3-6 tuổi theo 6 bƣớc: Phân tích bối cảnh, điều kiện thực tiễn -> ác định cách tiếp cận và hình thức thiết kế chƣơng trình giáo dục -> ác định mục tiêu giáo dục trẻ 3-6 tuổi -> Thiết kế ngân hàng nội dung, hệ thống phƣơng pháp và điều kiện thực hiện -> Tổ chức thực hiện chƣơng trình -> Đánh giá, điều chỉnh chƣơng trình.

- Kĩ năng phát triển mục tiêu, nội dung giáo dục: trên cơ sở mục tiêu, nội dung CTGDMN quốc ra, chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục của sở, phòng GD&ĐT nhu cầu giáo dục của gia đình trẻ, kết quả giáo dục năm học trƣớc, điều kiện thực tế địa phƣơng, giáo viên xác định phát triển các mục tiêu, nội dung giáo dục phù hợp với trẻ 3- 6 tuổi ở miền núi và xác định phát triển mục tiêu, nội dung theo 5 lĩnh vực.

- Kĩ năng lập kế hoạch: Hƣớng dẫn giáo viên cách lập kế hoạch giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo năm, tháng/chủ đề, tuần, ngày và cách hoạt động giáo dục.

- Bồi dƣỡng năng lực phát triển thực hiện CTGD trẻ 3-6 tuổi, cụ thể: + Đổi mới phƣơng pháp, hình thức tổ chức giáo dục.

+ Kỹ năng bố trí, sử dụng phƣơng tiện, thiết bị dạy học và tự làm đồ dùng dạy học phục vụ yêu cầu đổi mới phƣơng pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; khẳng định tính đúng đắn của lí luận “đổi mới phƣơng pháp dạy học gắn liền với đổi mới các phƣơng tiện, đồ dùng, thiết bị phục vụ dạy học”.

+ Hƣớng dẫn GV cách ghi chép đánh giá về kế hoạch thực hiện sau mỗi ngày, tuần, tháng, chủ đề... những điểm chƣa thực hiện đƣợc, vì sao, những khó khăn, thắc mắc khi thực hiện, kinh nghiệm tổ chức để trao đổi với đồng nghiệp.

+ Kỹ năng tổ chức đánh giá, điều chỉnh kế hoạch, nội dung và phƣơng pháp giáo dục. Thực hiện quan sát sự phát triển ở từng trẻ, so với bản thân trẻ, so với sự phát triển trong độ tuổi... từ đó, GV chuẩn bị môi trƣờng cho trẻ hoạt động và lập kế hoạch giáo dục cho trẻ một cách thích hợp.

+ Kỹ năng phối hợp với cha mẹ trong thực hiện phát triển CTGD trẻ 3-6 tuổi: hƣớng dẫn các nội dung, công tác chuẩn bị và kỹ năng trao đổi thông tin, tuyên truyền, huy động cha mẹ tham gia vào việc thực hiện phát triển CTGD trẻ 3-6 tuổi...

Thông qua lớp bồi dƣỡng, các buổi hội thảo, CBQL, GV cũng sẽ đƣợc cung cấp các kiến thức mới về lý luận, giải đáp một số vấn đề mới đặt ra, góp phần nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ, nghiệp vụ thực hiện phát triển CTGD trẻ 3-6 tuổi.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện

BGH nhà trƣờng ra quyết định cử GV tham gia các lớp học tập, bồi dƣỡng, tập huấn, tham quan khảo sát và thực tế ở các trƣờng MN nhằm nâng cao trình độ nhận thức và năng lực thực hiện phát triển CTGD trẻ 3-6 tuổi; GV tổ trƣởng chuyên môn thƣờng xuyên đi thực tế tại các trƣờng MN để cập nhật các kiến thức mới, hoạt động thực tế nhằm có các ý kiến đóng góp thiết thực trong công tác xây dựng và phát triển CTGD trẻ 3-6 tuổi.

ây dựng văn bản quy định về công tác biên soạn và xuất bản giáo trình phù hợp với mục tiêu, nội dung CTGD và các hoạt động CS-GD.

Tổ chuyên môn thƣờng xuyên phối hợp với các phòng chức năng thực hiện công tác GD.

- Định kỳ hàng tháng tổ chức sinh hoạt chuyên môn để xây dựng và thực hiện chƣơng trình trong phạm vi từng lớp để điều chỉnh kế hoạch bồi dƣỡng GV.

- Kiểm tra GV theo kế hoạch, đột xuất, kiểm tra hồ sơ giáo án, các sản phẩm lƣu giữ của trẻ...

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

Muốn nâng cao năng lực lập kế hoạch, xây dựng chƣơng trình chi tiết cho GV; trƣớc hết ngƣời hiệu trƣởng phải là tấm gƣơng sáng về tự học tập, tự bồi dƣỡng nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn; đồng thời xây dựng đội ngũ cốt cán ở các khối nhóm, lớp cho bồi dƣỡng, tự bồi dƣỡng.

ây dựng các kế hoạch thực hiện từng nhiệm vụ cụ thể, qua quá trình thực hiện hiệm vụ tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm cho việc thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo.

Quán triệt đầy đủ tới GV nhận thức r về tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực phát triển CTGD trẻ 3-6 tuổi; nghiêm túc tham gia các lớp tập huấn.

Đầu tƣ kinh phí, tài liệu cần thiết cho CBQL, GV khi tham gia các lớp tập huấn; sắp xếp công việc của GV trên lớp hợp lý để GV có thời gian tự bồi dƣỡng, tích cực tự giác học tập nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ chăm sóc giáo dục trẻ.

Giảm trừ định mức giảng dạy và công tác chuyên môn khác cho đội ngũ GV tham gia trong công tác xây dựng, phát triển CTGD trẻ 3-6 tuổi.

3.2.3. Biện pháp 3: Bồi dưỡng giáo viên phát triển năng lực đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với đặc điểm trẻ và bối cảnh địa phương

3.2.3.1. Mục tiêu

Tăng cƣờng sử dụng các phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực thực hành, thực tiễn của trẻ, năng lực giảng dạy của GV, phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ trong việc tiếp thu kiến thức nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao trong quá trình GD phù hợp với nhu cầu xã hội, của địa phƣơng.

GV có kỹ năng đổi mới phƣơng pháp, hình thức tổ chức giáo dục phù hợp với vốn kinh nghiệm với điều kiện sống của trẻ, gắn với đời sống thực và hứng thú của trẻ; thực hiện đƣợc các mục tiêu giáo dục của trẻ mầm non.

Tăng cƣờng tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo và trách nhiệm trong thực hiện chƣơng trình giáo dục cho trẻ 3 - 6 tuổi của GV.

ây dựng đƣợc đội ngũ GV giàu lòng yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc CS,GD trẻ, có ý thức và thƣờng xuyên phấn đấu để trở thành GV giỏi.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

Chỉ đạo tổ chức bồi dƣỡng thƣờng xuyên để nâng cao trình độ nhận thức lý luận và khả năng vận dụng đổi mới phƣơng pháp dạy học cho GV; bồi dƣỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho GV về đổi mới phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với trẻ miền núi, cụ thể:

+ Chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp giáo dục phù hợp với trẻ miền núi: hƣớng dẫn giáo viên sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy; áp dụng phƣơng pháp giáo dục tích hợp; quá trình thực hiện các hoạt động giáo dục kết hợp thực hiện tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ DTTS; thiết kế các nội dung giáo dục trên cơ sở tổ chức các hoạt động vui chơi, tạo điều kiện cho trẻ "học bằng chơi, chơi mà học", tạo hứng thú, tính tích cực của trẻ khi tham gia các hoạt động học; lựa chọn, sử dụng các câu hỏi, gắn ngọn, dễ nghe, dễ hiểu, phù hợp với nhận thức trẻ miền núi; tổ chức các hình thức thảo luận, hoạt động nhóm, quá trình tổ chức cần sắp xếp trẻ nhận thức tốt, với trẻ nhận thức chậm, trẻ nghe, hiểu, nói r tiếng Việt với trẻ còn hạn chế tiếng Việt... để trẻ hỗ trợ, chia sẻ, học tập nhau trong quá trình hoạt

động, giao thời gian cho trẻ hoạt động dài hơn; trong một tiết học cần lựa chọn ít đối tƣợng cho trẻ hoạt động hơn so với trẻ ở thành phố; do trình độ dân trí thấp, tại các vùng miền núi huyện Quản Bạ còn tồn tại tình trạng tảo hôn, cận huyết thống nên tỷ lệ trẻ học hòa nhập cao, GV gặp khó khăn trong tổ chức giáo dục hòa nhấp do đó cần quan tâm bồi dƣỡng giáo viên về kỹ năng phƣơng pháp giáo dục trẻ hòa nhập; phƣơng pháp giáo dục lớp ghép...

+ Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục: Hƣớng dẫn GV cách lựa chọn, xác định các hình thức giáo dục phù hợp với từng nội dung giáo dục, tùy thuộc vào đặc điểm nhận thức của trẻ, điều kiện CSVC của lớp, môi trƣờng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng, giáo viên có thể sử dụng các hình thức giáo dục trong giờ học, đón trẻ, thể dụng sáng, chơi... chú trong hƣớng dẫn giáo viên tổ chức các hoạt động thực hành trải nghiệm, tham quan, hội thi, lễ hội tại địa phƣơng; tăng cƣờng sử dụng các đồ chơi, đồ dùng, nguyên vật liệu màn đặc thù địa phƣơng nhƣ: ngô, khoai, sắn, đồ dùng trong trồng trọt, chăn nuôi...mời các nghệ nhân địa phƣơng đến giao lƣu với trẻ, hƣớng dẫn trẻ chơi các trò chơi dân gian nhƣ: làm con vật, kèn thổi từ lá cây; làm quen ngành nghề địa phƣơng nhƣ: dệt lanh, trƣng cất rƣợu, làm bánh...; tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian nhƣ: đánh quay, ném còn, đi cà kheo, đẩy gậy...

Chỉ đạo việc bố trí, sử dụng phƣơng tiện, thiết bị dạy học và tự làm đồ dùng dạy học phục vụ yêu cầu đổi mới phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học; khẳng định tính đúng đắn của lý luận “đổi mới phƣơng pháp dạy học gắn liền với đổi mới các phƣơng tiện, đồ dùng, thiết bị phục vụ dạy học”;

Thực hiện điều chỉnh các hoạt động GD đối với trẻ và điều kiện thực tế; tạo điều kiện để GV thực hiện đổi mới PPGD và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với điều kiện của từng độ tuổi, đáp ứng yêu cầu của phát triển CTGD trẻ 3-6 tuổi.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện

ây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn, chuyên đề, thao giảng các cấp. Đẩy mạnh sinh hoạt tổ chuyên môn, phát huy vai trò tổ trƣởng chuyên môn để các cuộc họp tổ trở thành những buổi thảo luận khoa học nhỏ về đổi mới phƣơng pháp và hình thức dạy học;

ây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn, chuyên đề, thao giảng các cấp. Đẩy mạnh sinh hoạt tổ chuyên môn, phát huy vai trò tổ trƣởng chuyên môn để các cuộc họp tổ trở thành những buổi thảo luận khoa học nhỏ về đổi mới phƣơng pháp và hình thức dạy học;

Tăng cƣờng dự giờ các nhóm, lớp để đánh giá mức độ phù hợp của phƣơng pháp, hình thức tổ chức giáo dục đối với trẻ từng độ tuổi, nhóm lớp.

Đổi mới hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn; tăng cƣờng tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo “nghiên cứu bài học” để bồi dƣỡng chuyên môn, điều chỉnh kế hoạch bồi dƣỡng GV.

- Khuyến khích GV sáng tạo, sẵn sàng ủng hộ khi họ áp dụng cái mới vào quá trình dạy trẻ; động viên GV mạnh dạn sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.

Tổ chức tổng kết kinh nghiệm đổi mới phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học để chứng tỏ kết quả đổi mới phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học mang tính khả thi và hiệu quả.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện

BGH nhà trƣờng cần có phƣơng pháp chỉ đạo thực hiện đồng bộ, giúp GV có thể kế thừa và phát huy những ƣu điểm, khắc phục nhƣợc điểm của các PPGD truyền thống và cập nhật PPGD hiện đại; lựa chọn hình thức giáo dục phù hợp. Đồng thời với thực hiện đồng bộ các giải pháp, cần đảm bảo những điều kiện cơ bản, cần thiết, nhƣ: nâng cao trình độ, năng lực sƣ phạm của đội ngũ GV; điều chỉnh phát triển CTGD cho phù trẻ 3-6 tuổi phù hợp với nhu cầu của trẻ,với điều kiện cụ thể của địa phƣơng; đảm bảo có đủ đồ dùng dạy học, trang thiết bị và cơ sở vật chất tối thiểu theo quy định của Bộ GD&ĐT; đổi mới kiểm tra, đánh giá GV.

Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, đổi mới công tác chỉ đạo quản lý các cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 6 tuổi ở các trường mầm non huyện quản bạ, tỉnh hà giang​ (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)