Một số vấn đề về quản lý phát triển chƣơng trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 6 tuổi ở các trường mầm non huyện quản bạ, tỉnh hà giang​ (Trang 47)

8. Cấu trúc luận văn

1.5. Một số vấn đề về quản lý phát triển chƣơng trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi ở

trƣờng mầm non

1.5.1. Vai trò của hiệu trưởng trong quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi

Theo Điều 18 - Luật Giáo dục năm 2019 quy định: "Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục; cán bộ quản lý có trách nhiệm học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và thực hiện các chuẩn, quy chuẩn theo quy định của pháp luật”.

Theo Điều lệ trƣờng mầm non, ngoài những nhiệm vụ và quyền hạn về quản lý tổ chức bộ máy, nhân sự; Quản lý tài chính; Quản lý cơ sở vật chất... Hiệu trƣởng là ngƣời quyết định việc phát triển nhà trƣờng nói chung và phát triển CTGD cho trẻ 3 - 6 tuổi nói riêng, cụ thể nhƣ sau:

- Hiệu trƣởng là ngƣời nghiên cứu lý luận, từ các văn bản chỉ đạo đến những bài học kinh nghiệm thực tế về phát triển CTGD cho trẻ 3 - 6 tuổi để nhằm kịp thời điều chỉnh tồn tại và phát huy sự thành công của những mô hình tiên tiến trong phát triển CTGD cho trẻ.

- Để quản lý phát triển chƣơng trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi, hiệu trƣởng cần phải lắm r các nội dung sau: Nhu cầu giáo dục của gia đình; đặc điểm trẻ miền núi; điều kiện cơ sở vật chất nhà trƣờng, địa phƣơng, đội ngũ giáo viên, kết quả giáo dục năm học trƣớc... trên cơ sở đó hiệu trƣởng phải lập kế hoạch hợp lý cho từng hoạt động, từ đó đề ra những chủ trƣơng, đƣờng lối đúng đắn trong hoạt động phát CTGD cho trẻ.

- Ngƣời hiệu trƣởng phải lắm, phân tích đúng khả năng và năng lực chuyên môn của giáo viên, nhân viên để từ đó có những chỉ đạo thích hợp trong hoạt động phát triển CTGD cho trẻ.

- Hiệu trƣởng khuyến khích và truyền cảm hứng cho tập thể nhà trƣờng để phát triển CTGD cho trẻ.

- Hiệu trƣởng phải đề ra những giải pháp ứng phó với những thay đổi liên tục trong cộng đồng một cách hiệu quả, là ngƣời tạo ra một văn hóa vững chắc và tích cực, có thể khích lệ và huy động GV làm hết sức để đạt đƣợc mục tiêu phát triển CTGD cho trẻ.

- Hiệu trƣởng có vai trò to lớn trong quản lý về mặt chuyên môn và về mặt nhân sự - con ngƣời.

- Hiệu trƣởng phải sử dụng giải pháp sử dụng hợp lý các nguồn lực, lên kế hoạch hành động, phân công nhiệm vụ, thành lập các nhóm, phát triển mối quan hệ với phụ huynh… trong việc phát triển CTGD cho trẻ.

- Hiệu trƣởng phải tham gia tích cực vào các mục tiêu của cộng đồng, thiết lập sự hợp tác với các trƣờng khác để sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn, nhằm đạt mục tiêu phát triển CTGD cho trẻ.

Chính vì thế, trong quá trình sống, lao động và học tập, ngƣời hiệu trƣởng phải luôn không ngừng tu dƣỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý, vì đó là nhân tố quan trọng quyết định thành công trong phát triển CTGD cho trẻ, thông qua đó sẽ giúp nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện trong nhà trƣờng.

1.5.2. Mục tiêu quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi ở trường mầm non

Quản lý phát triển CTGD cho trẻ 3 - 6 tuổi ở trƣờng mầm non nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lƣợng chăm sóc, giáo dục trẻ, đáp ứng mục tiêu chung của cấp học mầm non, mục tiêu giáo dục trẻ theo độ tuổi và mục tiêu phát triển nhà trƣờng.

Quản lý phát triển CTGD cho trẻ 3 - 6 tuổi đảm bảo cho thực hiện các mục tiêu cụ thể, gồm: Thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi theo CTGD quốc gia; Thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi theo chỉ đạo của sở, phòng GD&ĐT (theo giáo dục địa phƣơng); Thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi phù hợp với đặc điểm nhận thức, sự phát triển của trẻ, nhu cầu giáo dục gia đình, điều kiện thực tế nhà trƣờng và văn hóa - xã hội, kinh tế, chính trị địa phƣơng; Thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi đáp ứng điều kiện thực tiễn của nhóm/lớp, nhu cầu của trẻ, gia đình.

1.5.3. Nội dung quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi ở trường mầm non

1.5.3.1. Quản lý phát triển mục tiêu giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi

Trên cơ sở văn bản chỉ đạo của sở, phòng GD&ĐT, hiệu trƣởng chỉ đạo phó hiệu trƣởng, tổ/ khối trƣởng, giáo viên xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung nhằm đạt mục tiêu giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi đáp ứng điều kiện thực tiễn của nhà trƣờng, lớp và bối cảnh địa phƣơng vùng địa bàn miền núi, dân tộc thiểu số cụ thể: Mục tiêu về đảm bảo số liệu trẻ ra lớp; mục tiêu duy trì số lƣợng trẻ đi học đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi và trẻ dƣới 5 tuổi; mục tiêu trẻ đi học chuyên cần; mục tiêu tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ ngƣời DTTS; mục tiêu hoàn thành CTGDMN đối với trẻ 5 tuổi; mục tiêu tổ chức cho trẻ mẫu giáo ăn trƣa tại trƣờng, lớp và nâng cao chất lƣợng bữa ăn; mục tiêu xây dựng môi trƣờng trong và ngoài lớp học tại các điểm trƣờng.

Hiệu trƣởng nhà trƣờng quản lý phát triển mục tiêu giáo dục cho trẻ 3 - 6 tuổi theo CTGD mầm non đòi hỏi xác lập đƣợc đƣợc các yếu tố thành phần cần thiết của quá trình quản lý phát triển CTGD nhằm giúp cho quá trình quản lý hoạt động giáo dục đạt mục tiêu giáo dục đã đề ra.

Hiệu trƣởng chỉ đạo thực hiện và giám sát, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động phát triển CTGD cho trẻ 3 - 6 tuổi bảo đảm đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra trên cơ sở kiểm soát việc xây dựng mục tiêu theo khung CTGD, triển khai cụ thể hoá mục tiêu trong chƣơng trình, trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, trong giám sát, rút kinh nghiệm việc đánh giá kết quả giáo dục của học sinh theo mục tiêu của chƣơng trình đã công bố để điều chỉnh, nâng cao chất lƣợng dạy học trong trƣờng mầm non.

1.5.3.2. Quản lý phát triển nội dung giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi

Nội dung đƣợc xác định theo các lĩnh vực giáo dục phát triển để có sự xuyên suốt từ mục tiêu đến nội dung. Hiệu trƣởng nhà trƣờng cần chỉ đạo GV khi xây dựng chƣơng trình có thể lƣợc bớt những nội dung cao hơn hoặc thấp hơn so với khả năng của trẻ, không gần gũi với trẻ 3 - 6 tuổi trong lớp hoặc có thể đƣa thêm vào những nội dung giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ và đặc biệt chú trong

những nội dung giáo dục phù hợp đối với trẻ miền núi nhƣ: Ƣu tiên các nội dung giáo dục trẻ các kỹ năng vận động trẻ còn yếu, nhƣ các kỹ năng vân động tinh cầm bút, vẽ, tô màu, phác đồ nên các nét in mờ, ngồi đúng tƣ thế; các kỹ năng vệ sinh cơ thể, tắm, rửa chân tay hàng ngày, sau khi đi vệ sinh, trải đầu tóc, mặc quần áo, đi dầy dép đúng mùa; kỹ năng lao động tự phục vụ bản thân; kỹ năng phòng, tránh những nơi nguy hiểm nhƣ hang, vực sâu, gặp ngƣời lạ...; các nguồn thực phẩm không r nguồn gốc, gây độc hại cho cơ thể; các kỹ năng chào hỏi, văn hóa trong ăn uống; giáo dục trẻ thực hiện đúng luật khi tham gia giao thông; bạo lực gia đình; yêu quý bảo vệ động vật; bảo vệ rừng; thực hiện dạy tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ DTTS; tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm, vui chơi để tạo tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ; chuẩn bị kiến thức, tâm lý sẵn sàng đi học lớp 1...

Khi đã xác định đƣợc nội dung chủ yếu trong từng lĩnh vực, phải dự kiến đƣợc các nội dung sẽ triển khai thực hiện cho trẻ 3 - 6 tuổi tìm hiểu khám phá trong năm học bao gồm: Tên các nội dung/chủ đề, dự kiến trình tự thực hiện các nội dung/chủ đề, dự kiến lƣợng thời gian thực hiện từng nội dung/chủ đề.

Cơ sở lựa chọn nội dung/chủ đề là mục tiêu của chƣơng trình; Hứng thú và khả năng và kinh nghiệm của trẻ; Điều kiện tổ chức (chú ý hoạt động thực hành, trải nghiệm, hoạt động sử dụng giác quan); Ý tƣởng, hứng thú và năng lực của GV; Các sự kiện diễn ra xung quanh; Sự hỗ trợ của cha mẹ trẻ.

Các nội dung/chủ đề phải đƣợc sắp xếp từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp. Trình tự sắp xếp các nội dung/chủ đề cũng cần tính đến tính kế thừa giữa nội dung/chủ đề trƣớc và nội dung/chủ đề sau về môi trƣờng giáo dục. Ví dụ đối với trẻ 3 - 6 tuổi, chủ đề "Thế giới động vật" nên thực hiện sau chủ đề "Thế giới thực vật" vì một số phần của chủ đề "Thế giới thực vật" có thể đƣợc sử dụng để trang trí và thiết kế môi trƣờng hoạt động cho trẻ trong chủ đề "Thế giới động vật".

Thời gian thực hiện một nội dung/chủ đề nhỏ không nên kéo dài quá, tốt nhất là từ 1 đến 2 tuần tùy thuộc vào hứng thú, khả năng của trẻ và nguồn tổ chức hoạt động khám phá. Ngoài các nội dung/chủ đề đã đƣợc dự kiến trong kế hoạch thực hiện chƣơng trình theo năm học cho từng độ tuổi, trong quá trình thực hiện kế hoạch cần có các nội dung/chủ đề phát sinh gắn với hứng thú, nhu cầu của trẻ, thực

tiễn công tác chăm sóc, giáo dục trẻ ở từng lớp, điều kiện thực tiễn của nhà trƣờng, địa phƣơng. Các chủ đề này có thể là những nội dung/chủ đề đã đƣợc điều chỉnh do thực tiễn thực hiện các nội dung/chủ đề hoặc từ những vấn đề, sự kiện xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của trẻ và xung quanh trẻ. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng tên nội dung/chủ đề, thời gian thực hiện một nội dung/chủ đề, số lƣợng nội dung/chủ đề và trình tự thực hiện ở nội dung/chủ đề các trƣờng, các lớp khác nhau có thể khác nhau.

Hiệu trƣởng nhà trƣờng cần cho phép GV các lớp đƣợc chủ động, sáng tạo trong lựa chọn chủ đề cụ thể thực hiện trong từng thời điểm và ở các mức độ rộng hẹp khác nhau. Ví dụ, có thể ở cùng một thời gian cả 2 lớp 3 - 6 tuổi đều thực hiện chủ đề “Động vật nuôi trong gia đình” nhƣng trong đó một lớp chọn phạm vi chủ đề hẹp hơn vì trẻ lớp đó rất yêu thích con mèo nên GV chọn chủ đề để trẻ khám phá trong tuần là “Con mèo”, kế hoạch thực hiện chƣơng trình theo năm học không phải là bất di bất dịch mà có độ mở nhất định.

Hiệu trƣởng nhà trƣờng cần tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh cấu trúc, nội dung trong CTGD cho trẻ 3 - 6 tuổi hiện hành, xây dựng kế hoạch ở từng nội dung giáo dục sao cho phù hợp điều kiện cụ thể của nhà trƣờng. Công việc cụ thể, gồm: Tổ chức, chỉ đạo, hƣớng dẫn các tổ/nhóm chuyên môn nghiên cứu nội dung CTGD cho trẻ 3 - 6 tuổi, tài liệu hƣớng dẫn thực hiện chƣơng trình để bổ sung, cập nhật những nội dung mới phù hợp; Tổ chức, chỉ đạo, hƣớng dẫn các tổ/nhóm chuyên môn cấu trúc, sắp xếp các nội dung giáo dục trong chƣơng trình hiện hành theo định hƣớng phát triển năng lực của trẻ, tích hợp những nội dung giáo dục thành các chủ đề/dự án hoặc chủ đề phát sinh (hoặc ngân hàng chủ đề); Bổ sung các hoạt động cần thiết vào CTGD cho trẻ 3 - 6 tuổi; Tổ chức, chỉ đạo, hƣớng dẫn tổ chuyên môn xây dựng các chủ đề, nội dung giáo dục phù hợp với bối cảnh của nhà trƣờng, địa phƣơng và đặc điểm của trẻ 3 - 6; ây dựng văn bản đề xuất về các nội dung giáo dục và CTGD của nhà trƣờng và hƣớng dẫn thực hiện chƣơng trình.

Việc cấu trúc lại nội dung CTGD sẽ giúp cho GV: Tăng khả năng áp dụng đa dạng các phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học (trong và ngoài giờ lên lớp); Phân bổ thời gian triển khai một cách hợp lý (có thể coi là một trong những giải pháp “giảm tải” hiện nay); Tăng cơ hội dạy học phân hóa (cho toàn lớp/ nhóm/cá

nhân); Tăng cơ hội học tập tích cực cho trẻ 3 - 6 tuổi; Kích thích tính chủ động cho trẻ 3 - 6 tuổi; Thiết kế đa dạng các bài tập thực hành, tình huống có vấn đề, bài tập nghiên cứu…

Việc quản lý phát triển nội dung giáo dục cho trẻ của hiệu trƣởng đƣợc thực hiện các biện pháp sau: Chỉ đạo xây dựng nội dung giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi đáp ứng yêu cầu của CTGD mầm non quốc gia, yêu cầu của CTGD địa phƣơng; đáp ứng điều kiện thực tiễn của nhà trƣờng và bối cảnh giáo dục địa phƣơng; tổ chức thực hiện nội dung giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi đáp ứng yêu cầu của CTGD mầm non quốc gia, yêu cầu của CTGD địa phƣơng; đáp ứng điều kiện thực tiễn của nhà trƣờng và bối cảnh giáo dục địa phƣơng; chỉ đạo thực hiện nội dung giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi đáp ứng yêu cầu của CTGD mầm non quốc gia, yêu cầu của CTGD địa phƣơng; đáp ứng điều kiện thực tiễn của nhà trƣờng và bối cảnh giáo dục địa phƣơng; kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện nội dung giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi đáp ứng yêu cầu của CTGD mầm non quốc gia, yêu cầu của CTGD địa phƣơng; đáp ứng điều kiện thực tiễn của nhà trƣờng và bối cảnh giáo dục địa phƣơng.

1.5.3.3. Quản lý phát triển phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục

Chất lƣợng quản lý hình thức tổ chức và phƣơng pháp giáo dục, phƣơng tiện và môi trƣờng giáo dục đóng vai trò quyết định đến tính hiệu quả giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi. Đây là nội dung khó khăn nhất trong quá trình quản lý phát triển chƣơng trình, đòi hỏi hiệu trƣởng sự am hiểu và năng lực chuyên môn sâu rộng, áp dụng các biện pháp phát huy đƣợc sự sáng tạo của GV trong hoạt động chuyên môn.

Đối với việc quản lý phát triển phƣơng pháp giáo dục trẻ:

Để thực hiện quản lý phát triển phƣơng pháp giáo dục trẻ, hiệu trƣởng triển khai qua các bƣớc: Chỉ đạo việc xác định các phƣơng pháp giáo dục phù hợp với yêu cầu độ tuổi và nội dung giáo dục; chỉ đạo GV áp dụng các phƣơng pháp giáo dục trẻ theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm”; chỉ đạo sử dụng phối hợp phƣơng pháp thuộc các nhóm phƣơng pháp tác động bằng tình cảm, trực quan minh họa, thực hành trải nghiệm, dùng lời nói và nêu gƣơng, đánh giá trong tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ; thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá và áp dụng các biện pháp cải tiến chất lƣợng sử dụng các phƣơng pháp trong tổ chức hoạt động giáo dục trẻ.

Lựa chọn phƣơng pháp sử dụng: ác định các phƣơng pháp tổ chức hoạt động phù hợp với yêu cầu độ tuổi và nội dung hoạt động; cần sử dụng phối hợp phƣơng pháp thuộc các nhóm phƣơng pháp tác động bằng tình cảm, trực quan minh họa, thực hành trải nghiệm, dùng lời nói và nêu gƣơng, đánh giá.

Đối với việc quản lý phát triển hình thức giáo dục trẻ:

Chỉ đạo thiết kế hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ và lựa chọn hình thức sử dụng phù hợp. Đối với trẻ MG 3 - 6 tuổi: CTGD cần đƣợc thiết kế và tổ chức các hoạt động đa dạng, gắn với hoạt động vui chơi, hoạt động học có chủ đích, hoạt động lao động; hoạt động ngày hội, ngày lễ, tham quan, đi dạo; ăn, ngủ và vệ sinh cá nhân với các hình thức tổ chức có mục đích do GV khởi xƣớng và hoạt động theo ý thích của trẻ; hoạt động trong phòng nhóm và hoạt động ngoài trời; hoạt động cá nhân, nhóm và cả lớp.

Để thực hiện quản lý phát triển hình thức giáo dục trẻ một cách hiệu quả, hiệu trƣởng triển khai qua các bƣớc cụ thể sau:

[1]. Chỉ đạo lựa chọn hình thức giáo dục khả thi, phù hợp với điều kiện thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 6 tuổi ở các trường mầm non huyện quản bạ, tỉnh hà giang​ (Trang 47)