Khái quát về địa bàn khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 6 tuổi ở các trường mầm non huyện quản bạ, tỉnh hà giang​ (Trang 60 - 66)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Khái quát về địa bàn khảo sát

Quản Bạ là một trong 4 huyện vùng cao phía Bắc của tỉnh Hà Giang, thuộc công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn; có 12 xã và 01 thị trấn với 107 thôn bản, tổ dân phố; trong đó có 9 xã đặc biệt khó khăn, 05 xã có đƣờng biên giới với Trung Quốc, với 21 thôn bản giáp biên và 54,32 km đƣờng biên giới Việt - Trung. Toàn huyện có hơn 10 nghìn hộ/ hơn 50 nghìn khẩu, với 16 dân tộc chung sống, trong đó dân tộc Mông chiếm 59,44%, Dao chiếm 13,13%, Tày chiếm 9%, còn lại là các dân tộc khác. Trong những năm qua, với tinh thần quyết tâm vƣợt qua mọi khó khăn, thách thức, tranh thủ thời cơ, phát huy nội lực, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện Quản Bạ đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - chính trị. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, chính trị, sự nghiệp giáo dục của huyện đã có những chuyển biến r rệt về số lƣợng và chất lƣợng, mạng lƣới trƣờng, lớp đƣợc củng cố và phát triển. Huyện có 38 trƣờng học do Phòng GD&ĐT huyện quản lý. Trong đó có: 13 trƣờng mầm non; 11 trƣờng tiểu học; 02 trƣờng liên cấp tiểu học và trung học cơ sở; 12 trƣờng trung học cơ sở.

* Quy mô trƣờng, lớp, học sinh

Hiện nay, toàn huyện có tổng số 13 trƣờng mầm non công lập và 02 nhóm trẻ tƣ thục; với tổng số nhóm /lớp là 283; tổng số trẻ mầm non là 5.777 trẻ (nhà trẻ là 1.512; mẫu giáo là 4.265).

Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp: Trẻ nhà trẻ ra lớp là 1.512/3.194 trẻ, đạt tỷ lệ 47,3%; Trẻ mẫu giáo ra lớp là 4.265/4.265 trẻ, đạt tỷ lệ 100%; Trẻ 5 tuổi ra lớp là 1.451/1.451 trẻ, đạt tỷ lệ 100%, giữ ổn định so với năm học trƣớc; tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành chƣơng trình GDMN đạt 100%.

* Về quy mô GV: Tổng số CBQL,GV và nhân viên cấp học MN hiện có là

434 ngƣời, trong đó CB phòng GD 01 ngƣời; CBQL trƣờng học 39 ngƣời; GV 385 ngƣời; nhân viên 09 ngƣời.

* Công tác nuôi dưỡng

100 % trƣờng mầm non trong toàn huyện tổ chức cho trẻ mẫu giáo ăn trƣa tại trƣờng, lớp ở tất cả các điểm trƣờng; tạo điều kiện cho 100 % nhóm/lớp thực hiện 2 buổi/ngày; quản lý chặt chẽ chất lƣợng bữa ăn của trẻ trong nhà trƣờng đảm bảo tiêu chuẩn về dinh dƣỡng theo quy định tại Thông tƣ số 28/2016/TT- BGDĐT và các quy định về an toàn thực phẩm.

Các nhà trƣờng phối hợp tốt với ngành y tế huyện, xã, thị trấn để thực hiện các biện pháp theo d i, chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, phòng chống suy dinh dƣỡng, thừa cân, béo phì cho trẻ em; thực hiện nghiêm túc quy định về công tác y tế trƣờng học theo Thông tƣ liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của liên Bộ y tế, Bộ GD&ĐT quy định về công tác y tế trƣờng học; 100% trẻ đến trƣờng đƣợc kiểm tra sức khỏe 2 lần/ năm, đƣợc cân, đo và đánh giá tình trạng dinh dƣỡng bằng biểu đồ tăng trƣởng.

Thực hiện đầy đủ và kịp thời chính sách hỗ trợ ăn trƣa cho trẻ mẫu giáo theo quy định tại Nghị định 06/2018/NĐ-CP ngày 05/01/2018 của Chính phủ; thực hiện huy động nguồn lực để duy trì, nâng cao tỷ lệ ăn bán trú và chất lƣợng bữa ăn.

Các nhà trƣờng chú trọng công tác bồi dƣỡng, tập huấn nâng cao kiến thức và năng lực của cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, nhân viên về công tác y tế trƣờng học, kiến thức về dinh dƣỡng hợp lý và tăng cƣờng hoạt động thể lực để nâng cao sức khỏe, phòng tránh các bệnh không lây nhiễm theo Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 08/01/2019 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án "Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản giai đoạn 2018-2025",

tăng cƣờng tuyên truyền đến các bậc cha mẹ về chế độ dinh dƣỡng cân đối hợp lý giúp trẻ phát triển về thể chất; phối hợp với gia đình xây dựng chế độ dinh dƣỡng, vận động hợp lý đối với trẻ suy dinh dƣỡng và trẻ thừa cân, béo phì.

* Đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ

Chỉ đạo các trƣờng thực hiện hoạt động đảm bảo quyền trẻ em nhằm ngăn ngừa vi phạm và xâm phạm quyền trẻ em

Tiếp tục thực hiện các quy định về môi trƣờng giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đƣờng; Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ GDĐT về tăng cƣờng các giải pháp phòng, chống bạo lực học đƣờng trong cơ sở giáo dục không để xảy ra tình trạng bạo hành trẻ; xây dựng trƣờng học an toàn, phòng, chống tai nạn, thƣơng tích trong cơ sở GDMN theo Thông tƣ số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ GD&ĐT, kịp thời phát hiện các yếu tố nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ và có biện pháp khắc phục, đặc biệt quan tâm giám sát việc thực hiện kết luận kiểm tra; xử lý nghiêm theo thẩm quyền hoặc đề xuất xử lý theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức và cá nhân để xảy ra mất an toàn đối với trẻ; nghiêm túc thực hiện phòng, chống bạo hành trẻ trong các trƣờng mầm non. 100% các trƣờng mầm non không xảy ra tình trạng bạo hành trẻ.

Phối hợp với ngành y tế địa phƣơng thực hiện công tác vệ sinh, tẩy trùng trƣờng, lớp học, đồ dùng, đồ chơi và các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh Covid- 19 của Chính phủ theo hƣớng dẫn của Bộ y tế, Bộ GD&ĐT trong các nhà trƣờng.

100% các trƣờng mầm non thực hiện nghiêm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, các bếp ăn thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tƣ kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Bộ y tế, không để sảy ra ngộ độc thực phẩm trong các cơ sở GDMN.

* Công tác giáo dục

Trên cơ sở chƣơng trình GDMN hiện hành, các trƣờng chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo hƣớng phát triển chƣơng trình phù hợp với văn hóa, điều kiện địa phƣơng, nhà trƣờng, khả năng và nhu cầu của trẻ, đổi mới phƣơng pháp giáo dục theo định hƣớng "Lấy trẻ làm trung tâm"; đẩy mạnh việc phối hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc bảo đảm điều kiện thực hiện các chế độ sinh hoạt cho trẻ trong thực hiện chƣơng trình GDMN.

Quan tâm thực hiện giáo dục hòa nhập có chất lƣợng cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ khuyết tật; nghiêm túc thực hiện chế độ chính sách cho trẻ em và giáo viên dạy trẻ khuyết tật trong các cơ sở GDMN.

100% các trƣờng thực hiện tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số; tạo mọi điều kiện cho trẻ 5 tuổi nghe, nói, hiểu tiếng Việt, tạo tâm lý sẵn sàng đi học lớp 1. Các trƣờng thực hiện kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 26/4/2017 của UBND huyện Quản Bạ về việc thực hiện phong trào thi đua xây dựng trƣờng học tiêu biểu toàn diện trên địa bàn huyện giai đoạn 2017 - 2020.

* Môi trường giáo dục

100% các trƣờng học có cơ sở vật chất riêng, đƣợc xây dựng ngay trung tâm xã, thị trấn, tạo thuận lợi cho việc đƣa đón trẻ đến trƣờng; trƣờn có cổng trƣờng và tƣờng rào bao quanh, trên cơ sở tiêu chí “xây dựng trƣờng mầm non lấy trẻ làm trung tâm” các trƣờng đã chủ động xây dựng môi trƣờng trong và ngoài lớp học phong phú đa dạng: lớp học đƣợc trang trí theo các góc hoạt động và theo chủ đề, xây dựng nhiều góc hoạt động ngoài trời nhƣ: vƣờn cổ tích, góc văn hóa truyền thống, khu chợ quê, bé chơi với cát, sỏi, nƣớc, khu vận động, góc thƣ viện ngoài trời, vƣờn rau, vƣờn hoa… qua đó đã tạo ra môi trƣờng xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện.

* Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi

Huyện đƣợc công nhận phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi vào năm 2014. Hàng năm luôn luôn làm tốt công tác tham mƣu chỉ đạo điều tra, bổ sung số liệu, cập nhật dữ liệu phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi trên hệ thống thông tin điện tử quản lý phổ cập GD, xóa mù chữ theo phân cấp quản lý; thực hiện các giải pháp huy động nguồn lự nhằm duy trì và nâng cao chất lƣợng tiêu chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.

* Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia và kiểm định chất lượng

100% các trƣờng mầm non triển khai thực hiện công tác tự đánh giá theo Thông tƣ số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GD&ĐT. Huyện có 5/13 trƣờng mầm non đạt trƣờng chuẩn quốc gia mức độ 1, và kiểm định chất lƣợng mức độ 2, đạt 38,5%. Hiện tại huyên có thêm 01 trƣờng mầm non đã đăng ký đánh giá ngoài và đánh giá trƣờng chuẩn quốc gia mức độ 1.

Nhìn chung, các trƣờng MN trên địa bàn huyện Quản Bạ đều thực hiện đầy đủ những yêu cầu của ngành giáo dục trong việc phát triển mạng lƣới trƣờng mầm non trên cả nƣớc đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt

Nam. Song, GDMN ở huyện Quản Bạ vẫn còn rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ GV, kinh phí hoạt động để tổ chức các hoạt động đổi mới CTGD cho trẻ, đặc biệt ở các xã, thôn bản miền núi, vùng sâu, vùng xa. Bởi vậy, việc phát triển CTGD cho trẻ MN còn nhiều hạn chế.

* Đặc trưng công tác giáo dục trẻ tại trường mầm non thuộc địa bàn miền núi huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

Nghiên cứu về phát triển CTGD cho trẻ thuộc địa bàn miền núi cần dựa trên các văn bản pháp lý của Đảng, Nhà nƣớc. Tại Quyết định 50/2016/QĐ-TTg ban hành ngày 03/11/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ về tiêu chí phân định vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 có quy định vùng đồng bào DTTS và miền núi là địa bàn các xã, thôn có tỷ lệ hộ DTTS từ 15% số hộ trở lên. Phân định vùng đồng bào DTTS và miền núi thành 3 khu vực và thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) để thực hiện các chính sách nhiệm vụ theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội và Chƣơng trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030.

Trong những năm qua, với mục tiêu tạo điều kiện phát triển về số lƣợng, nâng cao chất lƣợng giáo dục cho trẻ em, học sinh thuộc khu vực miền núi, Đảng và Nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm thông qua các Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ, Nghị định Chính phủ. Trong đó, có Nghị định số 57/2017/QĐ- TTg ngày 09/5/2017 của Chính phủ, về chính sách ƣu tiên tuyển sinh, hỗ trợ học tập đối với trẻ em, học sinh dân tộc thiểu số. Nghị định số 06/2018/NĐ-CP “Quy định về chính sách hỗ trợ

ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với GV mầm non”. Đối với GV

cũng có nhiều chính sách ƣu đãi, đơn cử nhƣ chính sách phụ cấp thu hút 70% đối với GV dạy học ở vùng đặc biệt khó khăn, chính sách đối với GV dạy lớp ghép, tăng cƣờng tiếng Việt đƣợc hỗ trợ 450 nghìn đồng/tháng.

Thực hiện các chính sách trên, cơ sở vật chất trƣờng, lớp tại các khu vực miền núi có học sinh dân tộc thiểu số đã đƣợc đầu tƣ, xây dựng; chất lƣợng đội ngũ GV và cán bộ quản lí giáo dục đƣợc nâng lên. Tỉ lệ huy động trẻ em, học sinh dân tộc thiểu số đến trƣờng tăng, đặc biệt là tỉ lệ huy động trẻ mầm non 5 tuổi dân tộc thiểu số ra lớp; việc tăng tỉ lệ huy động trẻ em, học sinh dân tộc thiểu số đến trƣờng đã góp phần rất lớn trong việc thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

Với đặc điểm huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang là một huyện miền núi khó khăn

(huyện có 09 xã đặc biệt khó khăn, 02 xã và 01thị trấn là vùng khó khăn), địa hình

đồi núi phức tạp, giao thông đi lại khó khăn do độ dốc lớn, dân cƣ thƣa thớt, sống rải rác tại các vùng núi, một số thôn bản chƣa có điện, tỷ lệ ngƣời DTTS chiếm trên 90%, có xã 100% là ngƣời DTTS, ngƣời dân sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, kinh tế chậm phát triển, thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhận thức của nhân dân vẫn còn nhiều hạn chế, khả năng hội nhập, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chƣa đạt hiệu quả, trang thiết bị cơ sở y tế chƣa đáp ứng đủ nhu cầu chăm lo sức khỏe cho trẻ mầm non. Mặt khác do dân khu vực miền núi ít, hiểu biết khoa học còn nhiều hạn chế, đa số là những ngƣời có thân thuộc cùng bản nên còn tạo ra tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết, dẫn đến nhiều học sinh khuyết tật, nhận thức chậm... do đó việc thực hiện công tác giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng còn gặp những khó khăn sau:

+ Tỷ lệ trẻ 0-2 tuổi ra lớp thấp, tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần chƣa đồng điều do phụ huynh còn mải đi làm chƣa quan tâm đến việc học của trẻ tại trƣờng mầm non điều đó làm ảnh hƣởng đến công tác tuyển sinh, tỷ lệ trẻ ra lớp so với chỉ tiêu chƣa đạt.

+ Tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần chƣa cao do việc đƣa, đón trẻ còn khó khăn, làm ảnh hƣởng đến việc học 2 buổi/ ngày để thực hiện đủ các hoạt động giáo dục trong ngày, ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục.

+ Công tác phối kết hợp với cha mẹ trẻ chƣa hiệu quả, do nhận thực phụ huynh về GDMN còn hạn chế, ít quan tâm đến trẻ, nhiều phụ huynh còn ngại trong vấn đề giao tiếp, tiếp xúc với thầy cô, ngại tham gia các buổi họp phụ huynh, các buổi tuyên truyền do nhà trƣờng tổ chức.

+ Phần đông trẻ là ngƣời DTTS, hàng ngày trẻ thƣờng xuyên giao tiếp chủ yếu là tiếng mẹ đẻ do đó ngôn ngữ tiếng Việt còn hạn chế, nhiều trẻ nói ngọng, sự bất đồng ngôn ngữ giữa cô và trẻ, giữa cô với phụ huynh.

+ Do chƣa đƣợc quan tâm chăm sóc đúng cách nên tỷ lệ % trẻ suy dinh dƣỡng, trẻ thấp còi cao.

+ Điều kiện cơ sở vật chất còn khó khăn, thiếu thốn, nhiều điểm trƣờng còn học nhờ trƣờng tiểu học, thiếu phòng học, phòng học tạm, diện tích đất hẹp, thiếu giáo viên, nhiều lớp ghép 2,3 độ tuổi chƣa thực hiện đúng phƣơng pháp dạy học dành cho lớp ghép.

+ Về nội dung chƣơng trình: ngoài việc thực hiện đủ mục tiêu, nội dung theo quy định chƣơng trình khung (chƣơng trình quốc gia), do điều kiện cơ sở vật chất, môi trƣờng sống và khả năng nhận thức của trẻ nên sự phát triển CTGD đối với trẻ tại các trƣờng mầm non miền núi, huyện Quản Bạ cần tập trung vào các nội dung:

- Tăng cƣờng tiếng Việt cho trẻ DTTS. - Thực hiện tốt công tác giáo dục hòa nhập.

- Giáo dục phát triển các kỹ năng vận động tinh; các kỹ năng vệ sinh thân thể, lao động tự phục vụ bản thân, rèn nề nếp thói quen cho trẻ.

- Phát triển kỹ năng cảm thụ âm nhạc; kỹ năng khi tham gia giao thông; kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp ngƣời lạ, thiên tai...

- Giáo dục phát triển tình cảm của trẻ với bạn bè, ngƣời thân, con vật, bảo bệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 6 tuổi ở các trường mầm non huyện quản bạ, tỉnh hà giang​ (Trang 60 - 66)