Thực trạng quản lý phát triển chƣơng trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi ở các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 6 tuổi ở các trường mầm non huyện quản bạ, tỉnh hà giang​ (Trang 98)

8. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng quản lý phát triển chƣơng trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi ở các

trƣờng mầm non huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

2.4.1. Thực trạng nội dung quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi ở các trường mầm non huyện Quản Bạ, Tỉnh Hà Giang

Để đánh giá nội dung quản lý phát triển chƣơng trình giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi ở trƣờng mầm non thuộc địa bàn miền núi huyện Quản Bạ, Tỉnh Hà Giang, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi 12 (Phụ lục 1) để xin ý kiến các khách thể khảo sát. Kết quả thể hiện ở bảng 2.12 nhƣ sau:

Bảng 2.12: Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về nội dung quản lý phát triển chƣơng trình giáo dục trẻ 3-6 tuổi ở các trƣờng mầm non

TT Nội dung đánh giá

Mức độ thực hiện Mức độ đạt đƣợc RTX TX ĐK CBG Rất tốt Tốt khá TB Yếu SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 1 Quản lý phát triển mục tiêu GD 2 4 33 66 15 30 0 0 0 0 29 58 17 34 4 8 0 0 2 Quản lý phát triển nội dung GD 4 8 38 76 8 16 0 0 1 2 37 74 11 22 1 2 0 0 3 Quản lý phát triển quy trình, phƣơng pháp, hình thức tổ chức hoạt động ĐT 2 4 33 66 15 30 0 0 0 0 31 62 17 34 2 4 0 0 4 Quản lý phát triển năng lực của GV về tổ chức CTGD 0 0 41 82 9 18 0 0 0 0 39 78 11 22 0 0 0 0 5 Quản lý phát triển năng lực trẻ và hoạt HĐ học tập 0 0 46 92 4 8 0 0 0 0 12 24 26 52 12 24 0 0 6 Quản lý phát triển điều kiện tổ chức hoạt động GD 2 4 41 82 7 14 0 0 0 0 26 52 15 30 9 18 0 0 7 Quản lý trẻ và đánh giá sự phát triển của trẻ 3 6 27 54 20 40 0 0 0 0 19 38 18 36 13 26 0 0

Phân tích bảng 2.12 nhƣ sau:

2.4.1.1. Thực trạng quản lý phát triển mục tiêu giáo dục trẻ

Theo số liệu khảo sát tại Mục 1. Bảng 2.10 (trang 94) về quản lý phát triển mục tiêu giáo dục: Mức độ thực hiện có 2/50 CBQL, GV, chiếm tỷ lệ 4% đánh giá mức độ thực hiện "rất thường xuyên", có 33/50 CBQL, GV, chiếm tỷ lệ 66% đánh giá mức độ thực hiện "thường xuyên", có 15/50 CBQL, GV, chiếm tỷ lệ 30% đánh giá mức độ thực hiện "đôi khi"; kết quả thực hiện, có 29/50 CBQL, GV, chiếm 58% đánh giá mức độ đạt đƣợc "tốt", có 17/50 CBQL, GV, chiếm 34% đánh giá mức độ đạt đƣợc "khá", có 4/50 CBQL, GV, chiếm 8% đánh giá mức độ đạt đƣợc "trung bình".

CTGD trẻ 3-6 tuổi ở các trƣờng MN huyện Quản Bạ đƣợc xây dựng trên cơ sở CT khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và yêu cầu thực tế của xã hội. Căn cứ vào tình hình thực hiện mục tiêu GD và phát triển mục tiêu GD đã đạt đƣợc, các tổ chuyên môn đề xuất các biện pháp cụ thể để quản lý phát triển mục tiêu GD nhƣ: nghiên cứu các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng GD của địa phƣơng.

Chúng tôi đã hỏi thêm CBQL, GV, một số ý kiến cho rằng Quản lý phát triển mục tiêu CTGD trẻ 3-6 tuổi đƣợc BGH Nhà trƣờng, tổ chuyên môn thực hiện thƣờng xuyên. BGH Nhà trƣờng đã chỉ đạo các tổ chuyên môn thƣờng xuyên lấy ý kiến phản hồi từ phía CBQL, GV, về mục tiêu CTGD của mỗi lớp, mục tiêu tổ chức hoạt động GD để kịp thời điều chỉnh nếu thấy phù hợp và cần thiết. Vì thế, nhiều nội dung CTGD đã đƣợc thực hiện theo hƣớng phù hợp với bối cảnh địa phƣơng, điều kiện nhà trƣờng và khả năng nhận thức của trẻ vùng miến núi đã thu đƣợc kết quả tốt đƣợc đánh giá cao và nhận đƣợc sự đồng thuận từ cha mẹ học sinh của nhà trƣờng nhƣ: MN xã Tùng vài, MN xã Cán Tỷ, MN xã Thanh Vân… tuy nhiên kết quả thực hiện vần còn tỷ lệ yếu do việc quản lý phát triển mục tiêu đối với trẻ tại các điểm trƣờng xa chƣa đƣợc quan tâm nhiều.

2.4.1.2. Thực trạng quản lý phát triển nội dung giáo dục trẻ

Theo số liệu khảo sát tại Mục 1. Bảng 2.10 (trang 94) về quản lý phát triển

nội dung giáo dục: Mức độ thực hiện có 4/50 CBQL, GV, chiếm tỷ lệ 8% đánh giá mức độ thực hiện “Rất thường xuyên”, có 38/50 CBQL, GV, chiếm tỷ lệ 76% đánh giá mức độ thực hiện “Thường xuyên”, có 8/50 CBQL, GV, chiếm tỷ lệ 16%

đánh giá mức độ thực hiện “Đôi khi”; kết quả thực hiện, có 1/50 CBQL, GV, chiếm 2% đánh giá mức độ đạt đƣợc là "rất tốt", có 37/50 CBQL, GV, chiếm 74% đánh giá mức độ đạt đƣợc là "tốt", có 11/50 CBQL, GV, chiếm 22% đánh giá mức độ đạt đƣợc là "khá", có 1/50 CBQL, GV, chiếm 2% đánh giá mức độ đạt đƣợc là "trung bình".

Việc quản lý nội dung phát triển CTGD trẻ 3-6 tuổi ở các trƣờng MN huyện Quản Bạ thực hiện theo các văn bản hƣớng dẫn của Bộ, sở, phòng Giáo dục và Đào tạo. Nội dung CTGD trẻ 3-6 tuổi đƣợc xây dựng đầy đủ theo từng độ tuổi, đƣợc nhà trƣờng phê duyệt sau đó mới đƣa ra thực hiện.

Hàng năm, GV các độ tuổi kết hợp với tổ trƣởng chuyên môn điều chỉnh, bổ sung chƣơng trình sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của từng lứa tuổi, phù hợp với bối cảnh, điều kiện địa phƣơng.

Với kết quả khảo sát trên, cho thấy mặc dù việc quản lý phát triển nội dung CTGD trẻ 3-6 tuổi thƣờng xuyên đƣợc quan tâm thực hiện, song với những nội CTGD mới, vẫn còn một số giáo viên chƣa linh hoạt trong việc xây dựng nội dung phù hợp với đặc điểm trẻ miền núi, do tƣ tƣởng còn nặng với những chƣơng trình cải cách cú, chƣa năng động, sáng tạo, mặt khác nội dung chƣơng trình GDMN mới cũng đã khiến cho công tác quản lý phát triển chƣơng trình trở nên khó khăn, tính hiệu quả trong quản lý cũng chƣa thật cao ở hầu hết các trƣờng MN trên địa bàn huyện Quản Bạ mà chúng tôi thực hiện khảo sát.

2.4.1.3. Thực trạng quản lý phát triển quy trình, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ

Theo số liệu khảo sát tại Mục 3 Bảng 2.10 (trang 95) về quản lý phát triển quy trình, phƣơng pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục: Mức độ thực hiện có 2/50 CBQL, GV, chiếm tỷ lệ 4% đánh giá mức độ thực hiện "rất thường xuyên", có 33/50 CBQL, GV, chiếm tỷ lệ 66% đánh giá mức độ thực hiện "thường xuyên", có 15/50 CBQL, GV, chiếm tỷ lệ 30% đánh giá mức độ thực hiện "đôi khi"; kết quả thực hiện, có 31/50 CBQL, GV, chiếm 62% đánh giá mức độ đạt đƣợc "tốt", có 17/50 CBQL, GV, chiếm 34% đánh giá mức độ đạt đƣợc "khá", có 2/50 CBQL, GV, chiếm 4% đánh giá mức độ đạt đƣợc "trung bình".

Tìm hiểu thực tế, chúng tôi đƣợc biết quản lý phát triển quy trình, phƣơng pháp, hình thức tổ chức hoạt động GD đƣợc BGH nhà trƣờng đặc biệt quan tâm. Trong đó, đổi mới PPGD, hình thức tổ chức hoạt động dạy - học là nội dung chủ yếu. Mặc dù nhận đƣợc sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của BGH nhà trƣờng, nỗ lực của tập thể đội ngũ CBQL, GV song vẫn còn những khó khăn nhất định đòi hỏi GV phải tiếp cận với nhiều vấn đề mới (PPGD, soạn bài, thiết kế giáo án, kiểm tra đánh giá...), trẻ thay đổi phƣơng pháp học tập, dành nhiều thời gian thực hành, trải nghiệm. Để hiểu r nội dung này, tác giả sử dụng câu hỏi số 4 (phụ lục 2) phỏng vấn giáo viên kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Để thay đổi phƣơng pháp, hình thức giáo dục, quá trình xây dựng kế hoạch, giáo viên đã lựa chọn, xác định những nội dung giáo dục đƣa vào các hoạt động học, những nội dung giáo dục thực hiện trong các giờ chơi, hoạt động thực hành trải nghiệm... Quá trình soạn giảng bản thân cô giáo đã đƣa các nội dung giáo dục trẻ vào các hoạt động vui chơi nhằm thu hút trẻ vào các hoạt động, trẻ "học bằng chơi, chơi mà học". song bên cạnh đó còn một số GV chƣa thật sự đổi mới phƣơng pháp giáo dục trẻ, ngại sáng sạo, cô còn nói nhiều, quá trình thực hiện còn mang tình hƣớng dẫn hơn là tạo điều kiện cho trẻ hoạt động, trải nghiệm, lĩnh hội kiến thức.

2.4.1.4. Thực trạng quản lý phát triển năng lực của GV về phát triển CTGD

Theo số liệu khảo sát tại Mục 4 Bảng 2.10 (trang 95) về quản lý phát triển năng lực của giáo viên về tổ chức CTGD: Mức độ thực hiện có 41/50 CBQL, GV, chiếm tỷ lệ 82% đánh giá mức độ thực hiện "thƣờng xuyên", có 9/50 CBQL, GV, chiếm tỷ lệ 18% đánh giá mức độ thực hiện "đôi khi"; kết quả thực hiện, có 39/50 CBQL, GV, chiếm 78% đánh giá mức độ đạt đƣợc "tốt", có 11/50 CBQL, GV, chiếm 22% đánh giá mức độ đạt đƣợc "khá".

Để bồi dƣỡng năng lực GV về phát triển chƣơng trình giáo dục nhóm/lớp cho trẻ từ chƣơng trình giáo dục nhà trƣờng đối với trẻ 3-6 tuổi, các trƣờng đã tổ chức lớp tập huấn, hội thảo, hội nghị... nhằm bồi dƣỡng các kỹ năng phân tích bối cảnh giáo dục tại lớp nhƣ thông tin trẻ, gia đình trẻ, đặc điểm phát triển trẻ, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, nhu cầu giáo dục của cha mẹ trẻ, các môi trƣờng giáo dục ngoài lớp học...; Kĩ năng xây dựng kế hoạch giáo dục năm học/độ tuổi nhƣ xác định

mục tiêu chung năm học theo từng lĩnh vực, nội dung giáo dục của năm, xác định phƣơng pháp, hình thức tổ chức nội dung; kĩ năng xây dựng kế hoạch giáo dục theo chủ đề tích hợp/dự án/sự kiện nhƣ: xác định tên chủ đề, mục tiêu, nội dung thực hiện trong chủ đề, các hình thức thực hiện...; xác định các mục tiêu, nội dung, hình thức, phƣơng giáo dục theo tuần, ngày, hoạt động; Kĩ năng tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng và giáo dục trẻ nhƣ hƣớng dẫn xây dựng kế hoạch tổ chức cho trẻ ăn trƣa tại trƣờng, lớp, kỹ năng phối hợp với cơ quan y tế trong chăm sóc sức khỏe, sử lý tai nạn thƣơng tích...; Kĩ năng xây dựng phát triển môi trƣờng giáo dục để thực hiện chƣơng trình giáo dục; hƣớng dẫn xây dựng các góc hoạt động trong lớp phù hợp với trẻ, với chủ đề; hƣớng dẫn xây dựng các khu cho trẻ hoạt động trải nghiệm ngoài trời nhƣ: bé chơi với cát, sỏi, đá, khu chợ quê, vƣờn cổ tích, góc tạo hình, góc tăng cƣờng tiếng Việt...; Kĩ năng đánh giá sự phát triển của trẻ trong đó hƣớng dẫn cách sử dung các biện pháp, hình thức đánh giá, thời điểm đánh giá...; Kĩ năng phối hợp với gia đình trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, hƣớng dẫn thực hiện trong các giờ đón trẻ, họp phụ huynh, các buổi họp thôn, các buổi tuyên truyền... hƣớng dẫn công tác chuẩn bị, cử chỉ, thái độ, lời nói khi trao đổi với phụ huynh...

Giáo án và bài soạn của GV thƣờng xuyên đƣợc kiểm tra, bám sát mục tiêu, nội dung chƣơng trình dạy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, tích cực đổi mới PPGD theo hƣớng “giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”

Công tác sinh hoạt chuyên môn định kỳ đƣợc triển khai đều đặn, tổ chức nhiều hội thảo, thao giảng nhằm bồi dƣỡng kỹ năng nghiệp vụ cho giáo viên. Bên cạnh tinh thần tự giác tự nghiên cứu, tự học nâng cao trình độ chuyên môn của GV, BGH Nhà trƣờng động viên khuyến khích GV tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn bằng cách hỗ trợ về kinh phí, phân bố thời gian giảng dạy hợp lý.

Việc khảo sát đánh giá năng lực của GV đƣợc các BGH nhà trƣờng phối hợp với các tổ chuyên môn triển khai thƣờng xuyên và liên tục hàng năm. BGH, các tổ chuyên môn thƣờng xuyên đánh giá thông qua hình thức thi GV dạy giỏi và dự giờ đột xuất, định kỳ.

2.4.1.5. Thực trạng quản lý phát triển hứng thú, nhu cầu, năng lực tham gia các hoạt động giáo dục của trẻ

Theo số liệu khảo sát tại Mục 5 Bảng 2.10 (trang 95) về quản lý phát triển năng lực trẻ và hoạt động học tập: Mức độ thực hiện có 46/50 CBQL, GV, chiếm tỷ lệ 92% đánh giá mức độ thực hiện "thƣờng xuyên", có 4/50 CBQL, GV, chiếm tỷ lệ 8% đánh giá mức độ thực hiện "đôi khi"; kết quả thực hiện, có 12/50 CBQL, GV, chiếm 24% đánh giá mức độ đạt đƣợc "tốt", có 26/50 CBQL, GV, chiếm 52% đánh giá mức độ đạt đƣợc "khá", có 12/50 CBQL, GV, chiếm 24% đánh giá mức độ đạt đƣợc "trung bình".

ác định công tác quản lý phát triển năng lực và hoạt động học tập của trẻ là một nhiệm vụ quan trọng trong quản lý phát triển CTGD trẻ 3-6 tuổi theo tiếp cận dự án nhằm nâng cao chất lƣợng GD và gây dựng thƣơng hiệu cho Nhà trƣờng. Vì vậy, tổ trƣởng chuyên môn thƣờng xuyên tham mƣu với BGH nhà trƣờng chỉ đạo và tổ chức các hoạt động thu hút đƣợc sự tham gia đông đảo của trẻ: tổ chức các cuộc thi văn nghệ, thi vẽ tranh,thiết kế nhiều dự án nhƣ: đèn ông sao, bánh trôi, tết nguyên đán, gió....

Quản lý phát triển năng lực của trẻ và hoạt động học tập đƣợc đánh giá thực hiện thƣờng xuyên, song kết quả đánh giá về mức độ đạt đƣợc ở mức trung bình còn tƣơng đối cao. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy: Do nhiều trƣờng chất lƣợng tuyển sinh đầu vào kém, trẻ là ngƣời dân tộc khả năng nhận thức còn hạn chế, đời sống kinh tế ngƣời dân còn nhiều khó khăn, phụ huynh không quan tâm đến việc học tập của con mặc kệ cho nhà trƣờng và cô giáo. Cho nên, nhiều cơ sở GDMN của huyện còn thiếu sự phối kết hợp giữa nhà trƣờng, gia đình một cách chặt chẽ trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

2.4.1.6. Thực trạng quản lý phát triển điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục

Theo số liệu khảo sát tại Mục 6 Bảng 2.10 (trang 95) về quản lý phát triển điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục: Mức độ thực hiện có 2/50 CBQL, GV, chiếm tỷ lệ 4% đánh giá mức độ thực hiện "rất thường xuyên", có 41/50 CBQL, GV, chiếm tỷ lệ 82% đánh giá mức độ thực hiện "thường xuyên", có 7/50 CBQL, GV,

chiếm tỷ lệ 14% đánh giá mức độ thực hiện "đôi khi"; kết quả thực hiện, có 26/50 CBQL, GV, chiếm 52% đánh giá mức độ đạt đƣợc "tốt", có 15/50 CBQL, GV, chiếm 30% đánh giá mức độ đạt đƣợc "khá", có 9/50 CBQL, GV, chiếm 18% đánh giá mức độ đạt đƣợc "trung bình".

Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho tổ chức hoạt động giáo dục của nhà trƣờng đƣợc trang bị tƣơng đối đầy đủ, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu chăm sóc, giáo với vùng miền núi:

Thƣờng xuyên kiểm tra và đẩy mạnh sử dụng có hiệu quả phòng thực hành, phòng chức năng, các thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy - học, giám sát thực hiện tiết kiệm điện khi ra khỏi phòng học. Nhà trƣờng có hòm thƣ góp ý, đƣờng dây nóng để GV và phụ huynh có ý kiến đóng góp cho nhà trƣờng; các ý kiến góp ý còn đƣợc trao đổi trực tiếp trong cuộc họp giao ban đối thoại giữa phụ huynh với nhà trƣờng.

2.4.1.7. Thực trạng quản lý trẻ và đánh giá sự phát triển của trẻ

Theo số liệu khảo sát tại Mục 7 Bảng 2.10 (trang 95) về quản lý trẻ và đánh giá sự phát triển trẻ: Mức độ thực hiện có 3/50 CBQL, GV, chiếm tỷ lệ 6% đánh giá mức độ thực hiện "rất thường xuyên", có 27/50 CBQL, GV, chiếm tỷ lệ 54% đánh giá mức độ thực hiện "thường xuyên", có 20/50 CBQL, GV, chiếm tỷ lệ 40% đánh giá mức độ thực hiện "đôi khi"; kết quả thực hiện, có 19/50 CBQL, GV, chiếm 38% đánh giá mức độ đạt đƣợc "tốt", có 18/50 CBQL, GV, chiếm 36%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 6 tuổi ở các trường mầm non huyện quản bạ, tỉnh hà giang​ (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)