Khái quát về đặc điểm phát triển của trẻ 3-6 tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 6 tuổi ở các trường mầm non huyện quản bạ, tỉnh hà giang​ (Trang 28 - 30)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Khái quát về đặc điểm phát triển của trẻ 3-6 tuổi

Trẻ 3-6 tuổi là giai đoạn phát triển của tuổi mẫu giáo. Ở giai đoạn này, sự phát triển của trẻ so với giai đoạn tuổi nhà trẻ có phần chậm lại song so với những giai đoạn sau này vẫn đạt đƣợc những trạng thái phát triển nhanh. Về cơ bản, sự phát triển của trẻ thể hiện ở những nội dung sau:

Về thể chất: Cơ thể của trẻ phát triển mạnh tuy nhiên sự tăng trƣởng và sự phát triển không đồng đều.

Thể tạng: Đến cuối độ tuổi, trẻ trai, cân nặng từ 16,0 đến 26,6kg; chiều cao từ 106,4 đến 125,8cm; Trẻ gái, cân nặng từ 15,0 đến 26,2kg; chiều cao từ 104,8 đến 124,5cm.

Về tâm lý: Những cấu tạo tâm lý đặc trƣng của con ngƣời đã đƣợc hình thành trƣớc đây tiếp tục phát triển mạnh.

Ngôn ngữ: Tiếp tục phát triển mạnh: ngữ âm hoàn thiện dần, vốn từ mở rộng, trẻ sử dụng tƣơng đối đúng ngữ pháp tiếng mẹ đẻ để lĩnh hội nền văn hoá dân tộc, giao lƣu với những ngƣời xung quanh, để tƣ duy.

Trí nhớ: Năng lực ghi nhớ và nhớ lại của trẻ phát triển mạnh. Tuy vậy, trẻ thƣờng ghi nhớ những gì trẻ thích và gây đƣợc ấn tƣợng mạnh mẽ r rệt, trí nhớ không chủ định vẫn chiếm ƣu thế. Trẻ mẫu giáo ghi nhớ những kiến thức trẻ hiểu tốt hơn ghi nhớ máy móc.

Tƣ duy: Ở tuổi mẫu giáo, tƣ duy trực quan hình tƣợng phát triển mạnh và chiếm ƣu thế đã trẻ giúp giải quyết đƣợc bài toán thực tiễn thƣờng gặp trong cuộc sống. Sự phát triển tƣ duy làm cho trẻ đạt tới trình độ tƣ duy ở bình diện bên trong, giúp trẻ nhận thức đƣợc bản chất của sự vật hiện tƣợng, đây gọi là giai đoạn chuyển từ tƣ duy hình tƣợng lên một kiểu tƣ duy mới khác về chất là tƣ duy logic.

Tƣởng tƣợng: Trẻ mẫu giáo có trí tƣởng tƣợng rất phong phú, trẻ tựa nhƣ tồn tại đồng thời trong hai thế giới: Thế giới thực tại và thế giới tƣởng tƣợng riêng của trẻ đƣợc thể hiện trong các trò chơi đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề...

Tình cảm: Trẻ rất dễ xúc cảm, thèm khát sự trìu mến, yêu thƣơng, lo sợ trƣớc những thái độ thờ ơ, lạnh nhạt của những ngƣời xung quanh đối với mình, trẻ bắt đầu quan tâm tới bạn trong nhóm, tới những em bé, thậm chí trẻ còn biểu lộ tình cảm của mình đối với động vật, cỏ cây. Tình cảm của trẻ bộc lộ rất chân thực, hồn nhiên, phát triển theo xu hƣớng ngày càng ổn định phong phú và sâu sắc hơn đặc biệt ở cuối độ tuổi. Tự ý thức: Đến cuối tuổi mẫu giáo trẻ đã hiểu đƣợc về bản thân mình với những phẩm chất và khả năng, thái độ ứng xử của những ngƣời xung quanh đối xử với trẻ và nguyên nhân tại sao mình lại có hành động này hay hành động khác…

Hiểu về đặc điểm phát triển của trẻ 3-6 tuổi là yêu cầu cần thiết, là cơ sở khoa học để giáo viên căn cứ vào đó xây dựng, tổ chức thực hiện CTGD phù hợp, giúp trẻ tiến bộ; hiểu đặc điểm phát triển của trẻ 3-6 tuổi giúp hiệu trƣởng tổ chức quản lý, thực hiện CTGD nhằm đạt mục tiêu giáo dục trẻ 3-6 tuổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển chương trình giáo dục trẻ 3 6 tuổi ở các trường mầm non huyện quản bạ, tỉnh hà giang​ (Trang 28 - 30)