Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học toán lớp 9 (Trang 43 - 48)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4.3. Kết quả điều tra

1.4.3.1. Đội ngũ GV và tình hình DH Toán 9

Về đội ngũ GV dạy Toán 9:

Tại các trường THCS của huyện Giao Thuỷ, nói riêng là tại 3 trường kể trên, các GV toán dạy lớp 9 đều được đào tạo nghề sư phạm khá cơ bản do các trường ĐHSP có uy tín đảm nhiệm. Những GV dạy Toán 9 đều là những GV có trình độ chuyên môn tương đối vững vàng, nhiều thầy cô giáo đạt được danh hiệu GV giỏi cấp tỉnh.

Bảng 1.1. Số lượng GV Toán ở các trường tham gia điều tra thực trạng

STT Tên trường Số lượng GV

1 THCS Giao Tân 8

2 THCS Giao Hương 8

3 THCS Ngô Đồng 8

Về tình hình dạy học môn Toán lớp 9:

Từ các kết quả thu được bằng những PP điều tra kể trên, chúng tôi nhận thấy: + Mặc dù đã dạy nhiều năm và đạt được những kết quả tốt, nhưng chủ yếu GV vẫn sử dụng PP thuyết trình và giảng giải để thông báo kiến thức. Một nguyên nhân của hiện tượng này là do khối lượng nội dung trong SGK nhiều, khả năng “chế biến” chuyển thành HĐ cho HS của GV còn hạn chế.

+ Các giáo án của GV chủ yếu là tóm tắt lại kiến thức sách giáo khoa, không hoạch định hoặc hoạch định không rõ ràng các HĐ của GV và HS trong mỗi giờ học, vai trò tổ chức, định hướng của GV chưa được thể hiện rõ.

Vì vậy HS học Toán khá thụ động, nặng về nhớ và thuộc lý thuyết, làm bài tập theo mẫu, mà ít được GV tổ chức các HĐ tìm tòi kiến thức bằng trắc nghiệm của chính HS.

+ Về phương tiện dạy và học Toán: Trong các tiết dạy Toán (kể cả những tiết dạy Hình học, Thống kê, ...), GV rất ít sử dụng đồ dùng thiết bị trực quan, HS ít có cơ

hội tham gia HĐ thực hành trải nghiệm, nên không hiểu sâu, hiểu bản chất kiến thức; đặc biệt là yếu về khả năng tư duy, sáng tạo, thực hành vận dụng lí thuyết vào thực tế. + Trong giờ dạy, cũng có một số GV đã tìm cách tích cực hóa HĐ nhận thức của HS với những câu hỏi phỏng vấn yêu cầu HS suy nghĩ giải quyết nhưng phần lớn những câu hỏi đó ít đòi hỏi ở HS sự suy luận, phân tích, tìm tòi mà chỉ chủ yếu yêu cầu ở HS sự tái hiện thông thường nên chưa phát huy được tính tích cực của HS cũng như ít có tác dụng đối với sự phát triển tư duy của HS trong quá trình HT.

+ PPDH chưa phát triển được tính sáng tạo của HS.

+ Hầu hết các GV không chế tạo thêm dụng cụ HT cũng như các đồ dùng DH trực quan cho các phần kiến thức có liên quan đến thực tế.

Về tổ chức HĐTN trong môn Toán

Với câu hỏi 1 (Phiếu điều tra dành cho GV - phụ lục 01), kết quả điều tra về

hiểu biết của GV đối với HĐTN thu được ở bảng sau:

Bảng 1.2. Nhận thức của GV về HĐTN

Phương án 1 2 3 4

Mức độ nhận thức

Nắm vững, hiểu

đầy đủ Nắm được, chưa hiểu đầy đủ Chưa hiểu rõ

Không hiểu, chưa phân biệt được với

các HĐ khác

Lựa chọn 6/24 = 25 % 12/24 = 50 % 4/24 = 16,5 % 2/24 = 8,5 % Qua bảng 1.2 cho thấy đa số (75 %) giáo viên đã có hiểu biết về HĐTN, trong đó số giáo viên hiểu đúng và đầy đủ về HĐTN chưa nhiều (25 %); còn một số không ít giáo viên (16,5 %) chưa hiểu rõ về HĐTN, thậm chí còn (8,5 %) chưa phân biệt được HĐTN, nhầm lẫn với những dạng HĐ khác của HS trong học toán.

Với câu hỏi 2 về sự cần thiết và tầm quan trọng của việc tổ chức HĐTN cho HS trong môn Toán, kết quả thu được ở các bảng sau:

Bảng 1.3. Sự cần thiết và tầm quan trọng của việc tổ chức HĐ TN cho HS Sự cần thiết, tầm quan trọng của việc

tổ chức HĐ TN cho HS Tổng số Trả lời Tỷ lệ (%)

Rất quan trọng và rất cần thiết 24 4 16.7

Quan trọng, cần thiết 24 10 41.7

Bình thường, không thực sự cần thiết 24 8 33.3

Không cần thiết 24 2 8.3

Bảng 1.4. Mức độ quan tâm của GV đến việc tổ chức HĐ TN cho HS

Mức độ quan tâm của GV Tổng số phiếu Số phiếu trả lời Phần trăm (%)

Rất quan tâm 24 3 12.5

Quan tâm 24 12 50.0

Quan tâm khi cần 24 8 33.3

Không quan tâm 24 1 4.2

Qua các bảng 1.3. và 1.4. ở trên, chúng tôi nhận thấy:

Đa số (58,4 %) GV toán ở các trường THCS cho rằng tổ chức HĐTN là quan trọng và cần thiết, đồng thời có 16,7 % GV cho ý kiến rất cần thiết tổ chức HĐTN trong môn Toán. Mặt khác, có 52,5 % GV khá quan tâm đến việc tổ chức HĐTN cho HS. Đây là một dấu hiệu tốt, cho thấy bước đầu GV ở các trường THCS đã nhận thức đúng đắn về yêu cầu, sự cần thiết cũng như quan tâm đến việc tổ chức HĐTN cho HS trong DH toán.

Mặt khác, còn tới 33,3 % GV vừa cho rằng HĐTN cũng không thực sự cần thiết, chỉ đôi khi quan tâm tổ chức cho HS. Khi được phỏng vấn trực tiếp thì hầu hết đều cho rằng khó khăn nằm ở chỗ họ lúng túng trong thiết kế nội dung và lựa chọn cách thức tổ chức các HĐ này. Điều đó được kiểm nghiệm nhờ câu hỏi 4 về tần suất tổ chức HĐTN trong DH toán, kết quả thể hiện ở bảng 1.5.

Bảng 1.5. Về tần suất tổ chức HĐTN cho HS trong dạy toán

Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ

Số lượng 0 12 12

Tỉ lệ % 0 % 50 % 50 %

Số liệu thống kê ở bảng 1.5. cho thấy:

Không có GV nào thực hiện được yêu cầu tổ chức HĐTN thường xuyên cho HS trong dạy học toán; một nửa số GV có thể tổ chức HĐTN ở một số tiết học nhất định; còn lại cũng có tới 50% GV gần như chưa bao giờ tổ chức HĐTN trong môn Toán (mặc dù có thể họ vẫn quan tâm đến việc này, thể hiện ở tỷ lệ khá cao số GV thấy sự cần thiết và quan tâm HĐTN trong các bảng 1.3. và 1.4.). Mà nguyên nhân đều là những GV này gặp khó khăn trong thiết kế và tổ chức HĐ, đồng thời họ cũng phản ánh là với khối lượng nội dung bài dạy toán 9 thì không đủ thời gian thực hiện. Để tìm hiểu những khó khăn, trở ngại của GV trong việc thiết kế, tổ chức các HĐTN cho HS khi DH Toán 9, chúng tôi đặt ra câu hỏi 5 và thu được kết quả ở bảng 1.6.

Bảng 1.6. Những khó khăn, trở ngại của GV khi thiết kế, tổ chức HĐTN

Những khó khăn Thấp Trung

bình Cao

Về nội dung Toán 9 nhiều và khó để gắn với HĐTN 6/24 12/24 6/24

Về phân phối chương trình và thời lượng dành cho Toán9 6/24 10/24 8/24

Về phương tiện thiết bị đồ dùng DH Toán 9 18/24 3/24 3/24

Về hiểu biết HĐTN của bản thân 12/24 6/24 6/24

Về nội dung và cách thức tổ chức HĐTN 6/24 6/24 12/24

Về đối tượng HS lớp 9 không đồng đều trong một lớp 6/24 12/24 6/24

Kết quả thu được cho thấy: GV còn gặp khó khăn cả về hiểu biết lẫn cách thức thiết kế nội dung và tổ chức HĐTN trong DH Toán 9. Trong đó 75% cho rằng thiếu thời gian thực hiện HĐTN khi phải dạy nhiều nội dung dài và khó ở Toán 9. Mặt khác chất lượng không đồng đều của HS trong một lớp cũng gây ra khó khăn (75%) trong việc tổ chức HĐTN qua môn Toán. Cũng như vậy đối với 75% GV lúng túng trong thiết kế nội dung và PP tổ chức HĐTN.

Để tìm hiểu khả năng lựa chọn những hình thức tổ chức HĐTN cho HS của GV trong DH Toán 9, chúng tôi đặt ra câu hỏi 6 và thu được kết quả ở bảng 1.7.

Bảng 1.7. Khả năng lựa chọn những hình thức tổ chức HĐTN

Hình thức Thuận lợi Bình thường Khó khăn

Tổ chức thực hành vận dụng toán học 12/24 4/24 8/24

Tổ chức trò chơi trong giờ học toán 16/24 4/24 4/24

Tổ chức các HĐ ngoại khóa toán 18/24 4/24 2/24

Tổ chức dự án HT trong môn Toán 3/24 9/24 12/24

Kết quả thu được cho thấy: Chủ yếu (gần 80%) GV gặp khó khăn đối với hình thức thực hiện HĐTN thông qua DH theo dự án đối với Toán 9. Mặt khác nhiều GV (gần 70%) cho rằng thực hiện HĐTN trong HĐ ngoại khóa toán khá thuận lợi. Ngoài ra 50 % GV đánh giá cũng có thể tiến hành HĐTN thông qua thực hành vận dụng toán học ở phạm vi và mức độ vừa phải.

1.4.3.2. Tình hình học toán bằng HĐTN của HS

Về phía HS, chúng tôi tiến hành điều tra (phiếu điều tra ở phụ lục 02) thực tế HĐ học toán trên lớp về mức độ quan tâm ứng dụng kiến thức toán; về hứng thú với HĐTN trong môn Toán; về tần suất HĐTN được tham gia khi học toán. Kết quả thu được thể hiện ở các bảng 1.8. ; 1.9 và 1.10. sau đây.

Bảng 1.8. Mức độ quan tâm ứng dụng kiến thức sau mỗi bài học của HS Mức độ quan tâm tới ứng dụng của kiến thức được học Tổng số Trả lời Tỷ lệ (%)

Rất thường xuyên 120 20 16.7

Thường xuyên 120 25 20.8

Rất ít khi 120 65 54.2

Không bao giờ 120 10 8.3

Bảng 1.9. Mức độ HS quan tâm tới HĐTN trong học toán

Mức độ quan tâm của HS Tổng số Trả lời Tỷ lệ (%)

Rất hứng thú tham gia 120 80 66,6 %

Muốn được tham gia 120 22 18,4 %

Bình thường 120 12 10 %

Không muốn tham gia 120 6 5 %

Bảng 1.10. Mức độ thường xuyên tham gia HĐTN trên lớp của HS

Mức độ thường xuyên tham gia HĐTN của HS Tổng số Trả lời Tỷ lệ (%)

Tham gia rất thường xuyên 120 5 4.2

Thường xuyên tham gia 120 15 12.5

Rất ít khi tham gia 120 85 70.8

Không bao giờ tham gia 120 15 12.5

Từ các kết quả điều tra bằng quan sát, dự giờ, phỏng vấn và đặc biệt là số liệu thống kê ở các bảng trên, chúng tôi rút ra nhận xét:

+ Về cơ bản HS đã nắm được nội dung lí thuyết môn Toán 9 và biết làm được một số dạng bài tập cơ bản.

+ Một số HS có hiểu biết và bước đầu làm được một vài ứng dụng của kiến thức môn Toán lớp 9 trong thực tế.

Tuy nhiên chỉ còn khá nhiều hạn chế trong kết quả học toán 9, đặc biệt là về khả năng tham gia, thực hiện HĐTN, cụ thể là:

+ Do giờ học trên lớp còn nặng nề, không gây được hứng thú HT cho HS cho nên có nhiều HS thụ động trong việc tiếp thu kiến thức: Lười suy nghĩ, lười HĐ, chỉ

ngồi nghe thầy giảng rồi chép lại, ít hứng thú; rất ít HS mạnh dạn đặt câu hỏi cho GV về vấn đề đã được học, thậm chí cả vấn đề mà các em chưa hiểu.

+ Kĩ năng vận dụng kiến thức toán học đã học vào giải các thực tế trong đời sống còn kém.

+ HĐ chủ yếu của HS là học thuộc lí thuyết, viết đúng công thức và luyện giải bài tập. HS không được quan sát mô hình. Do đó, cơ hội để các em hiểu sâu kiến thức, rèn luyện kĩ năng cũng như phát triển NL sáng tạo là không nhiều.

+ Đại đa số (85 %) HS được hỏi đều cho biết các em đều muốn tham gia HĐTN về toán; nhưng (83,3 %) chưa từng hoặc rất ít khi được thầy cô giáo tổ chức, nhất là những HĐ ứng dụng toán học trong thực tế đời sống.

+ Có tới 83,3 % HS trả lời chưa từng hoặc rất ít khi được tham gia các HĐTN mang tính thực tế về toán học nên nhiều em không hứng thú, thậm chí sợ học toán, kiến thức mà các em đạt được còn hời hợt, không chắc chắn, đặc biệt là các em chỉ rập khuôn khi áp dụng kiến thức để giải bài tập trong nội bộ môn Toán, còn lại rất lúng túng trước những tình huống có tính thực tế.

+ HS ít có khả năng vận dụng kiến thức một cách sáng tạo vào thực tiễn mà chủ yếu chỉ vận dụng được vào những tình huống quen thuộc (hầu hết là giải bài tập toán thuần túy).

+ Khả năng làm việc tự lực, sinh hoạt nhóm, diễn đạt về một vấn đề của HS còn rất kém, thường lúng túng khi diễn đạt ý tưởng của mình hoặc điều muốn hỏi, do các em ít được trao đổi, tranh luận với bạn bè và thầy cô.

1.4.3.3. Tình hình cơ sở vật chất dành cho DH toán

+ Nhìn chung các trường THCS đều có cơ sở trường lớp tương đối rộng, có khu lớp học, khu hiệu bộ, sân chơi, phòng thí nghiệm…tất cả đều được quy hoạch thống nhất trong khuôn viên khép kín rất thuận tiện cho nhiệm vụ dạy và học.

+ Các trường có đủ số phòng học, đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất trong phòng; Tuy nhiên còn thiếu đồ dùng phương tiện hỗ trợ dạy và học môn Toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học toán lớp 9 (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)