7. Cấu trúc của luận văn
2.1.1. Vai trò của trò chơi trong DH Toán9 theo hướng phát triển NL HS
Trong cuộc sống, trò chơi là một loại hình HĐ vui chơi giải trí của con người, có tác dụng giúp cho người ta thư giãn, vui vẻ, thoải mái. Ở lứa tuổi thiếu niên, HS THCS rất hiếu động, ưa thích những trò chơi mới lạ, nên nếu GV biết khéo léo lồng ghép HĐ này vào HT - nhất là với môn Toán vốn là một khoa học trừu tượng, có hình thức “khô khan” - thì tác dụng giáo dục rất tích cực. HS được trải nghiệm các HĐ giao lưu “chơi mà học, học mà chơi”.
Thông qua HĐ tham gia vào các trò chơi toán học, HS có cơ hội phát triển những NL sau đây:
- NL tính toán: Tính nhẩm, tính nhanh trong Toán 9. Chẳng hạn: Tính nhẩm để nhanh chóng tìm được giá trị của 3
x với x là số tự nhiên có 2 chữ số.
- NL GQVĐ sáng tạo: thông qua các HĐ tham gia trò chơi liên quan đến Toán 9, tìm hiểu cơ sở toán học và bí quyết chơi giành phần thắng ... HS được rèn luyện dự đoán, trí nhớ và khả năng sáng tạo (dự đoán chữ số tận cùng trong lũy thừa của một số tự nhiên; sáng tạo trong cách tính nhẩm nhờ áp dụng tính chất phân phối ...).
- NL giao tiếp và làm việc hợp tác nhóm: Thông qua hợp tác với các bạn trong nhóm chơi (mỗi bạn tìm một số, tìm một phương án, câu trả lời, ... và so sánh, thống nhất kết quả: so sánh góc ở tâm và góc nội tiếp cùng chắn một cung bằng nhau? khác nhau? gấp đôi?).
- NL ngôn ngữ toán học: Khi dùng ngôn ngữ để tham gia HĐ chơi, giải thích bí quyết (diễn đạt theo các cách: x = 3
216 ; x3 = 216; số tự nhiên x có lũy thừa bậc 3 bằng 216, ...).
- NL vận dụng toán học vào thực tiễn: Thấy được những kiến thức và PP toán học có tác dụng trong những tình huống cuộc sống (thể hiện ở trò chơi). Chẳng hạn:
Kiến thức về đường tròn, cung tròn, góc nội tiếp, góc ở tâm, ... có thể được vận dụng vào thực tế ở một số tình huống: Vẽ hình trang trí hoa văn trống đồng,
thêu, vẽ hình trên quần áo các dân tộc miền núi, dùng trong việc thiết kế hình khối, xác định vị trí khi xây dựng, kiến trúc, ...