Thiết kế và tổ chức trò chơi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học toán lớp 9 (Trang 51 - 54)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Thiết kế và tổ chức trò chơi

2.1.2.1. Nội dung Toán 9 và việc thiết kế trò chơi

Nói chung, với các nội dung trong chương trình Toán lớp 9 đều có thể thiết kế được các HĐ HT dưới dạng trò chơi để sử dụng trong quá trình DH.

2.1.2.2. Thời điểm và tình huống sử dụng trò chơi

- Gợi động cơ mở đầu: Trước khi học nội dung mới (kiến thức mới, bài học mới, chương mới, chủ đề mới, ...)

- Gợi động cơ kết thúc: Sau khi học một nội dung mới (kiến thức mới, bài học mới, chương mới, chủ đề mới, ...)

- Thực hành, luyện tập củng cố: Cuối tiết dạy - ở phần củng cố, luyện tập; hoặc sau một chương, một loạt bài cùng chủ đề nội dung, ...

2.1.2.3. Hình thức tổ chức trò chơi

Một số loại trò chơi có thể tổ chức cho HS lớp 9 ở trường THCS là:

- Trò chơi khởi động: Là loại trò chơi dùng để tạo bầu không khí sôi động, vui vẻ, tạo tâm trạng vui vẻ, tạo tâm thế cho HS khi bắt đầu bài học. Hình thức này phù hợp với gợi động cơ mở đầu - giới thiệu bài, chương.

- Trò chơi thực hành: Là loại trò chơi với nội dung có liên quan trực tiếp đến bài học được sử dụng để gợi động cơ kết thúc, luyện tập thực hành, củng cố, mở rộng, hoặc kiểm tra bài học.

- Trò chơi mô phỏng: Là loại trò chơi dựa trên sự bắt chước, phỏng theo một hiện tượng, sự vật hay quá trình nào đó để xây dựng những mô hình, tình huống nhằm giúp HS có suy nghĩ, cảm xúc, hành động trong môi trường giả định, tương tự như thật, qua đó các em rút ra được những kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng ứng xử cần thiết. Loại này thường được sử dụng trong các HĐTN với hình thức ngoại khóa ngoài giờ lên lớp ở quy mô cả lớp, khối lớp, nhà trường để tổ chức HS thực hành trải nghiệm, mở rộng kiến thức, ...

Một trong những dạng trò chơi này là các gameshow truyền hình như: Chiếc nón kì diệu, Đường lên đỉnh Olympia, Ai là triệu phú, Đấu trường 100, Rung chuông

vàng, ... Qua các trò chơi này, các em được tham gia, tương tác, và được cùng cố kiến thức, kỹ năng đã học trên lớp. Dạng trò chơi này thường được dùng trong HĐ ngoại khóa toán, tận dụng những tiết tự chọn, thời gian ngoài giờ lên lớp, ...

2.1.2.4. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Trò chơi Khai căn bậc ba nhanh (loại trò chơi khởi động).

 Thời gian: Vào trước bài học “Căn bậc hai, căn bậc ba" trong phần gợi động cơ giới thiệu bài. GV tổ chức cho HS vận dụng hiểu biết và kỹ năng về số tự nhiên, lập phương, căn bậc 3 để tính toán dự đoán kết quả số nào là căn bậc 3 của số đã cho. Cũng có thể thực hiện xen kẽ trò chơi này trong buổi ngoại khóa toán cùng với những HĐTN toán học khác.

 Mục đích: Vận dụng hiểu biết và kỹ năng về số tự nhiên, lập phương, căn bậc 3 để tính toán dự đoán kết quả số nào là căn bậc 3 của số đã cho. Thông qua trò chơi này, HS được phát triển NL tính nhẩm, dự đoán, trí nhớ, khả năng sáng tạo.

 Tổ chức trò chơi:

“Nhà toán học” đề nghị người tham gia trò chơi bí mật lấy một số bất kỳ x =

ab có hai chữ số (từ 11 đến 99) rồi đem lập phương lên (có thể sử dụng máy tính bỏ túi) và cho “Nhà toán học” biết kết quả.

Khi đó, “Nhà toán học” sẽ lập tức cho biết số trước khi lập phương là số nào! Đối với loại trò chơi này, có thể sử dụng ở gợi động cơ mở đầu (hoặc cũng có thể để ở gợi động cơ kết thúc - cuối phần củng cố bài Căn bậc ba). Ngoài ra, GV cũng có thể lồng ghép vào HĐ ngoại khóa môn Toán cùng với những trò chơi và ảo thuật toán học khác.

 Tìm hiểu bí quyết:

“Nhà toán học” cần nhớ các lập phương của các số từ 1 đến 10 như sau: 13 = 1  1 đem lập phương lên có chữ số tận cùng bằng 1 23 = 8  2 đem lập phương lên có chữ số tận cùng bằng 8 33 = 27  3 đem lập phương lên có chữ số tận cùng bằng 7 43 = 64  4 đem lập phương lên có chữ số tận cùng bằng 4 53 = 125  5 đem lập phương lên có chữ số tận cùng bằng 5 63 = 216  6 đem lập phương lên có chữ số tận cùng bằng 6

73 = 343  7 đem lập phương lên có chữ số tận cùng bằng 3 83 = 512  8 đem lập phương lên có chữ số tận cùng bằng 2 93 = 729  9 đem lập phương lên có chữ số tận cùng bằng 9 103 = 1000  10 đem lập phương lên có chữ số tận cùng bằng 0

Như vậy, căn cứ vào chữ số tận cùng trong kết quả sau khi lập phương mà người chơi đọc lên (chẳng hạn, 250047), ta có thể suy ra ngay được chữ số hàng đơn vị b là bao nhiêu (ở đây tận cùng là 7 nên b = 3).

Sau đó, có thể tìm chữ số hàng chục bằng cách:

Xoá đi 3 chữ số cuối cùng trong lập phương của x (ở đây là 047) rồi xét số tạo thành từ các chữ số còn lại (ở đây là 250) rơi vào khoảng giữa các lập phương của hai số nào từ 1 đến 10. Khi đó: 63 = 216  250  73 = 343

Ta chỉ việc lấy chữ số cận dưới (số nhỏ hơn trong hai số 6 và 7, ở đây là 6) làm chữ số hàng chục a. Vậy a = 6; b = 3 và ta có ab = 63.

Ví dụ 2: Trò chơi “Ai là người thông minh nhất?”

 Trong giờ học bài Góc nội tiếp, khi dùng HĐTN để rút ra hệ quả của định lí về số đo của góc nội tiếp.

Định lý: Trong một đường tròn, số đo của góc nội tiếp bằng nửa số đo của cung bị chắn.

Hệ quả:

1 - Các nội tiếp bằng nhau chắn các cung bằng nhau;

2 - Góc nội tiếp (nhỏ hơn hoặc bằng 900) có số đo bằng nửa số đo của góc ở tâm cùng chắn một cung;

3 - Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông.

 Hình thức và thời điểm: Cuối bài học, ở phần vận dụng định lý để HS tự khám phá, rút ra hệ quả. GV tổ chức HS HĐTN vận dụng định lý thông qua tình huống nhận diện, thể hiện ở những trường hợp riêng, rút ra một số hệ quả.

 Thể lệ và nội dung: Có các câu hỏi nằm trong các ô đánh số. Chọn một số nào đó trong các ô để biết câu hỏi để trả lời. Ai là người trả lời được nhiều câu hỏi một cách nhanh và đúng nhất sẽ là người thông minh nhất.

- Ô thứ nhất: Các góc nội tiếp bằng nhau có chắn các cung bằng nhau hay không? Vì sao?

- Ô thứ hai: Các góc nội tiếp cùng chắn một cung có bằng nhau không? Tại sao? Vẽ hình minh hoạ.

- Ô thứ ba: Số đo của góc ở tâm so với số đo của góc nội tiếp (nhỏ hơn hoặc bằng 900) cùng chắn một cung như thế nào? Lớn hơn? Nhỏ hơn? Gấp đôi? Giải thích lý do?

- Ô thứ tư: Khi chắn một nửa đường tròn thì góc nội tiếp bằng bao nhiêu? Tại sao?

 Cách thức:

- GV chia lớp thành các nhóm (có thể phân chia theo tổ, dãy bàn, ...) để tham gia bốc thăm các câu hỏi ở các ô.

- HS thảo luận ngắn trong nhóm và cử đại diện trả lời.

- GV chấm điểm và quyết định lựa chọn người thông minh nhất, trao phần thưởng. - Cuối cùng GV chốt lại những tính chất là hệ quả rút ra được từ việc vận dụng định lý vào những trường hợp riêng, cụ thể nói trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học toán lớp 9 (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)