Vài nét về tác giả Trần Đăng Khoa và “Tuyển thơ Trần Đăng Khoa”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ thiên nhiên trong thơ trần đăng khoa (Trang 28 - 30)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.3. Vài nét về tác giả Trần Đăng Khoa và “Tuyển thơ Trần Đăng Khoa”

1.3.1. Tác giả Trần Đăng Khoa

1.3.1.1. Cuộc đời

Trần Đăng Khoa sinh ngày 26 tháng 4 năm 1958, quê ở làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Ông là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Hiện nay, ông đang giữ chức vụ Bí thư đảng ủy, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.

Trần Đăng Khoa có một người anh trai là nhà thơ, nhà báo Trần Nhuận Minh - tác giả của các tập thơ: Nhà thơ và hoa cỏ, Bản xô nát hoang dã, 45 khúc đàn bầu của

kẻ vô danh… , nguyên là Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh. Ơng có

một người chị gái là Trần Thị Bình hiện đang sống ở quê và một người em gái Trần Thị Thuý Giang ở Cẩm Phả - Quảng Ninh.

Trần Đăng Khoa nhập ngũ ngày 26 tháng 2 năm 1975, khi đang học lớp 10 Trường phổ thông cấp 3 Nam Sách, quân số tại Tiểu đoàn 691 Trung đoàn 2 Quân tăng cường Hải Hưng. Sau khi thống nhất đất nước, việc bổ sung quân cho chiến trường khơng cịn cần thiết nữa, ơng về Quân chủng Hải quân. Sau đó Trần Đăng Khoa theo học Trường Viết văn Nguyễn Du và được cử sang học tại Viện Văn học Thế giới M. Gorki thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nga. Khi trở về nước ông làm biên tập viên Tạp chí Văn nghệ quân đội. Từ tháng 6 năm 2004, khi đã mang quân hàm thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam, ông chuyển sang cơng tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, giữ chức Phó Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, sau đó là Trưởng ban Văn học Nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm 2008, khi Đài tiếng nói Việt Nam thành lập Hệ phát thanh có hình VOVTV (tiền thân của Kênh truyền hình VOV và nay là Kênh truyền hình Văn hóa - Du lịch Vietnam Jouney), Trần Đăng Khoa được phân công làm Giám đốc đầu tiên của hệ này. Đến khoảng giữa năm 2011, chức vụ này được chuyển giao cho ơng Vũ Hải - Phó Tổng Giám đốc của Đài kiêm nhiệm để Trần Đăng Khoa chuyển sang làm Phó Bí

thư thường trực Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam VOV. Hiện nay ơng là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa IX.

1.3.1.2. Sự nghiệp sáng tác

Nhiều thế hệ độc giả cho đến tân bay giờ vẫn không thể quên những bài thơ như:

“Hạt gạo làng ta”, “Mẹ ốm”, “Cây dừa” … Với giọng thơ trong sáng, tự nhiên, sự

quan sát tinh tế và cảm xúc dạt dào về gia đình, về quê hương, đất nước trong hồn thơ của ơng đã tạo nên sự u thích từ độc giả.

Từ khi cịn nhỏ, ơng đã được nhiều người cho là “thần đồng thơ”. Mới lên 8,

nhưng ơng đã có bài đăng báo. Năm 1968, khi đó nhà thơ lên 10, tập thơ đầu tiên: “Góc

sân và khoảng trời” được xuất bản bởi nhà xuất bản Kim Đồng - tập thơ gắn liền với

tên tuổi của ông nhất. Ngay khi ra đời, tập thơ đã tạo nên một tiếng vang lớn trong làng thơ ca Việt Nam lúc bây giờ. Có lẽ tác phẩm được nhiều người biết đến nhất, phải kể đến tác phẩm: “Hạt gạo làng ta” sáng tác 1968, được Xuân Diệu hiệu đính, sau lại được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc năm 1971.

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Trần Đăng Khoa đã cho ra mắt rất nhiều tập thơ khác nhau như:

“Từ góc sân và nhà em” sau được đổi thành“Góc sân và khoảng trời”, (năm 1968), tái bản khoảng hơn trăm lần, được dịch và xuất bản ở 42 nước trên thế giới.

“Thơ Trần Đăng Khoa”, tập 1 (năm 1970),

“Thơ Trần Đăng Khoa”, tập 2 (năm 1976) “Cánh cò trắng muốt” (năm 1973)

“Trường ca khúc hát người anh hùng” (năm 1974) “Bên cửa sổ máy bay” (năm 1986)

“Tuyển thơ Trần Đăng Khoa” (năm 2016).

Ngoài ra Trần Đằng Khoa còn một số tác phẩm thuộc thể loại khác: tiểu thuyết, bình luận văn chương, truyện ngắn, bút ký, ghi chép, tản văn… Trong đó, có những tác phẩm được độc giả đặc biệt quân tâm như:

“Chân dung và đối thoại” tiểu luận phê bình (năm 1998). “Đảo chìm” tiểu thuyết mini (năm 2000)

Trần Đăng Khoa 3 lần được nhận giải thưởng thơ của Báo Thiếu niên tiền phong (các năm 1968, 1969, 1971); giải nhất Báo Văn nghệ (1982); giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (2001); giải thưởng Sunthorn Phu trao cho các nhà thơ Đơng Nam Á có những cống hiến xuất sắc trong lĩnh vực văn học nghệ thuật năm 2013.

1.3.2. “Tuyển thơ Trần Đăng Khoa”

“Tuyển thơ Trần Đăng Khoa” in 2016, tái bản lần 2, Nhà xuất bản Văn học. Tuyển tập đã chọn lọc những tác phẩm tiêu biểu nhất trong tất cả những tập thơ của Trần Đăng Khoa. Đặc biệt, cùng với thơ cịn có những mảng kí ức, những trang hồi kí, những cuộc trao đổi của nhà thơ xung quanh “chuyện bếp núc” trong nghề. Nhiều bí mật lần đầu được nhà thơ hé mở. Tập sách hấp dẫn, thích hợp với nhiều đối tượng bạn đọc, từ những người làm công tác nghiên cứu đến các em học sinh, sinh viên và nhất là với những bạn nhỏ đang học làm thơ. Tuyển thơ này sẽ đem lại cho các em nhỏ rất nhiều những kinh nghiệm thú vị.

Bởi vậy mà nhà văn Đình Kính cho rằng: “thơ Trần Đăng Khoa khơng cịn xa lạ,

nhưng tự dưng lại muốn đọc lại. Mà mỗi lần đọc lại, vẫn còn thấy thích, khơng nhàm một chút nào vẫn là một miền riêng, khơng trộn lẫn” [46].

Nhà văn Đình Kính đã ví von thơ Trần Đăng Khoa như: “cơ gái làng mộc mạc,

không son phấn, không giả vờ ưỡn ẹo làm duyên, làm dáng phô khoe cơ thể, như là một thứ duyên thầm đằm thắm, nền nã, nhiều nét đồng bãi. Vẻ đẹp toả ra một cách tự nhiên, hồn hậu, chân chất, tuần khiết, đằm lắng…” [46]. Quả khơng hề sai, vì khi đọc

tuyển thơ, độc giả tìm thấy mình trong đó, với những trị chơi dân gian, những âm thanh quên thuộc của làng quê, và đặc biệt tìm thấy tuổi thơ của chính mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ thiên nhiên trong thơ trần đăng khoa (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)