Biện pháp ẩn dụ, hoán dụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ thiên nhiên trong thơ trần đăng khoa (Trang 98 - 108)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.2. Biện pháp ẩn dụ, hoán dụ

Ẩn dụ và hoán dụ là hai biện pháp tu từ có đặc điểm là lấy tên gọi của sự vật này để gọi tên cho sự vật khác nhằm mục đích gợi hình, gợi cảm. Trong thơ Trần Đăng Khoa, việc dùng các từ ngữ chỉ thiên nhiên đã có vai trò thể hiện hai biện pháp tu từ này. Xin minh chứng điều này qua việc phân tích một số ví dụ dưới đây.

3.3.2.1. Ẩn dụ

Như đã nói, ẩn dụ là biện pháp tu từ có đặc điểm là lấy tên gọi của sự vật này để gọi tên cho sự vật khác. Cơ sở của phép ẩn dụ là hai đối tượng được lấy làm tên gọi

cho nhau phải có mối quan hệ tương đồng (tức là giống nhau). Trong thơ Trần Đăng Khoa, có thể tìm thấy rất nhiều hiện tượng ẩn dụ như vậy:

(120) Con mắt trời nóng bỏng

Rừng rực những ngôi sao Đêm đêm con mắt ấy Cháy bùng trên mặt ao

(Con mắt)

Để miêu tả những ngôi sao, Trần Đăng Khoa sử dụng hình ảnh ẩn dụ con mắt (con mắt trời). Sở dĩ có sự liên tưởng này là bởi ngôi sao cũng có những đặc điểm giống như con mắt vậy: nhỏ, sáng, long lanh. Câu thơ là một phát hiện rất mới mẻ mà phải có trí tưởng tượng phong phú lắm, Trần Đăng Khoa mới chỉ ra được điều đấy.

Một ví dụ khác:

(121) Hạt gạo làng ta Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay

Hạt gạo làng ta Gửi ra tiền tuyến Gửi về phương xa Em vui em hát

Hạt vàng làng ta

(Hạt gạo làng ta)

Nhắc đến thơ Trần Đăng Khoa thời niên thiếu là người ta nhắc đến bài thơ Hạt

gạo làng ta. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của lao động cũng như sự trân quý của hạt gạo giữa

hoàn cảnh đất nước còn đang chiến tranh. Để làm ra hạt gạo, người nông dân phải vất vả vô cùng. Cho nên giá trị của hạt gạo không chỉ bởi nó là sản phẩm vật chất mà nó còn là sản phẩm tinh thần. Chính vì thế, cuối bài thơ, Trần Đăng Khoa đã gọi hạt gạo

là hạt vàng. Hạt vàng là một hình ảnh ẩn dụ. Vàng là một kim loại rất quý hiếm. Gọi hạt gạo là hạt vàng, Trần Đăng Khoa muốn nhấn mạnh hạt gạo cũng quý như hạt vàng vậy.

Hay:

(122) Em nằm lơ mơ ngủ Thấy mình về Thủ đô Ôi chao, trăng vàng óng Quay tròn… bánh ô tô.

(Trăng tròn)

Hình ảnh bánh ô tô cuối bài thơ cũng là một hình ảnh ẩn dụ. Bánh ô tô ở đây chính là mặt trăng. Nhận vật em trong giấc mơ thấy trăng tròn ngỡ như đấy là bánh ô tô đang đưa mình về thủ đô.

(123) Bắp ngô non răng sún Óng vàng một chòm râu Ôi cánh buồm nhỏ bé Biết bay về nơi đâu?

(Bên sông Kinh Thầy)

Miêu tả bắp ngô còn non, Trần Đăng Khoa dùng từ răng sún. Răng sún là hình ảnh ẩn dụ được dùng để chỉ hạt ngô. Bởi hạt ngô có hình thức giống như cái răng vậy. Với sự so sánh ngầm này, rõ ràng, câu thơ đã có sức nặng hơn về mặt biểu cảm.

(124) Bác ơi cháu đến đây rồi

Ba Đình phượng đỏ, một trời tiếng ve Cháu nghe Hà Nội vào hè Hồ Gươm nước biếc, bốn bề hoa tươi

Bác ơi, cháu đến đây rồi

Xanh trên nhà Bác vẫn trời mùa thu…

(Đất trời sáng lắm hôm nay)

Bài thơ Đất trời sáng lắm hôm nay được sáng tác khi lần đầu Trần Đăng Khoa ra thăm Hà Nội. Xét về mặt thời gian, đây là thời điểm bắt đầu vào hè. Tuy nhiên, kết thúc bài thơ lại là “xanh trên nhà Bác vẫn trời mùa thu…”. Trời mùa thu là một hình ảnh ẩn dụ, chỉ mùa của cách mạng, mùa của kháng chiến thành công.

3.3.2.2. Hoán dụ

Cũng giống ẩn dụ ở đặc điểm là lấy tên gọi của sự vật này để gọi tên cho sự vật khác, nhưng cơ sở của phép hoán dụ là hai đối tượng được lấy làm tên gọi cho nhau là mối quan hệ tương cận (gần gũi với nhau). Trong thơ Trần Đăng Khoa, việc sử dụng các từ ngữ chỉ thiên nhiên cũng có vai trò giúp tác giả thể hiện biện pháp tu từ này. Chẳng hạn:

(125) Em đi chọc ếch chiều nay

Giỏ không thoắt đã đựng đầy tiếng kêu Râm ran suốt cả trời chiều Tiện mồm, em cũng hát theo một bài…

(Chọc ếch)

Tiếng kêu ở đây chính là hình ảnh hoán dụ, chỉ con ếch. Cơ sở của phép hoán dụ

này là lấy bộ phận để chỉ toàn thể. Một ví dụ khác:

(126) Góc sân nho nhỏ mới xây

Chiều chiều em đứng nơi này em trông Thấy trời xanh biếc mênh mông

Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy

(Góc sân và khoảng trời)

Tương tự, cánh cò trong ví dụ (126) cũng là hình ảnh hoán dụ, lấy bộ phận để chỉ toàn thể. Cánh cò ở đây chính là để chỉ con cò.

Hay:

(127) Tháng năm lừng lững đi qua

Chỉ còn mấy đỉnh tháp già ngẩn ngơ

(Qua Xuzđan)

Tháng năm có ý nghĩa chỉ thời gian. Trong câu thơ này, tác giả đã lấy đơn vị thời

gian nhỏ để gọi đơn vị thời gian lớn.

Tóm lại, phong cách nghệ thuật là điều mà mỗi nhà văn, nhà thơ cần thể hiện nếu muốn tác phẩm của mình “đứng” được. Trần Đăng Khoa cũng vậy. Sở dĩ người ta gọi anh là thần đồng thi ca Việt Nam vì bởi anh thổi vào thơ anh một cái hồn riêng không

lẫn vào đâu được. Để có được thành công này, không thể phủ nhận có một phần không nhỏ của cách anh sử dụng các từ ngữ điêu luyện, trong đó có việc dùng có dụng ý các từ ngữ chỉ thiên nhiên.

3.4. Tiểu kết

Chương này tìm hiểu vai trò của các từ ngữ chỉ thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa. Theo đó, việc sử dụng các từ ngữ này có các tác dụng chính sau:

- Góp phần khắc họa được toàn cảnh bức tranh làng quê đồng bằng Bắc bộ Việt Nam. Dưới ngòi bút của Trần Đăng Khoa, thiên nhiên ở làng quê đồng bằng Bắc bộ Việt Nam hiện lên vừa phong phú, đa dạng, vừa đẹp và sinh động.

- Góp phần thể hiện tình yêu của tác giả đối với thiên nhiên

Trần Đăng Khoa là người rất yêu thiên nhiên. Tình yêu ấy được thể hiện rất rõ qua việc tác giả dùng nhiều những từ ngữ để chỉ thiên nhiên. Trong thơ mình, nhắc tới thiên nhiên, Trần Đăng Khoa luôn có thái độ thân mật, gần gũi cũng như luôn trân trọng những gì thuộc về thiên nhiên.

- Góp phần thể hiện phong cách nghệ thuật của tác giả.

Trong tác phẩm của mình, Trần Đăng Khoa đã thực hiện rất nhiều các biện pháp tu từ như nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ. Chính các biện pháp tu từ này làm cho thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa càng trở nên sống động và gần gũi đồng thời đã tạo nên một dấu ấn riêng trong phong cách sáng tác của Trần Đăng Khoa. Điều này lý giải vì sao tên tuổi và tác phẩm của anh chưa bao giờ “ngủ” trong lòng bạn đọc.

KẾT LUẬN

Tiếp cận những bài thơ của Trần Đăng Khoa, chúng tôi càng xác tin rằng, trong sáng tạo nghệ thuật, nhà thơ luôn lao động miệt mài, nghiêm túc, say mê đến không biết mệt mỏi. Thông qua thế giới của mình, thi sĩ đã tạo nên một phong cách thơ riêng biệt, khá độc đáo. Sự riêng biệt, độc đáo ấy trước hết được thể hiện ở những từ ngữ chỉ thiên nhiên được ông sử dụng trong những tác phẩm của mình.

Trên nền tảng lí thuyết về thiên nhiên và từ loại, thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa hiện lên thật trong trẻo, kì diệu và đầy chất thơ. Với những từ ngữ chỉ trực tiếp thiên nhiên và từ ngữ vốn được dùng để chỉ đối tượng này, nhưng lâm thời được dùng để chỉ thiên nhiên, đã gợi cho người đọc về một bức tranh nông thôn thuần nhất nhưng cũng hết sức thơ mộng. Thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa luôn tràn đầy sức sống, luôn luôn vận động và phát triển. Đặc biệt là khả năng cảm nhận thiên nhiên bằng mọi giác quan, bằng sự mở rộng tâm hồn, trí tưởng tượng phong phú, độc đáo.

Trần Đăng Khoa không bao giờ nhìn thiên nhiên trong sự đồng nhất, trần trụi mà luôn phát hiện ra mối quan hệ giữa chúng hoặc liên tưởng với những hình ảnh tương đồng, qua đó khái quát lên một cái gì cao hơn. Đọc thơ Trần Đăng Khoa, bạn đọc cảm nhận được cả một thế giới tự nhiên sinh động, giản dị nhưng qua đó lại thể hiện tình yêu đằm thắm, tha thiết với con người, với cuộc sống và với thiên nhiên. Thơ ông đến với tuổi thơ trước tiên bằng những rung động, cảm xúc chân thành, thân ái. Thơ ông còn khơi dậy những rung động trong tâm hồn người lớn, làm cho họ được cảm giác trở về với tuổi thơ, tìm lại mình ở cái trong trẻo tinh nguyên cảm xúc với thiên nhiên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê A (chủ biên) (2014), Giáo trình Tiếng Việt 3, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. 2. Trần Thanh Ái (2003), Về vấn đề đề - thuyết, T/c Ngôn ngữ và đời sống, Số 4. 3. Diệp Quang Ban (1972), Xung quanh việc phân biệt câu ghép với câu đơn, T/c

Ngôn ngữ, Số 4.

4. Diệp Quang Ban (1987), Câu đơn tiếng Việt, Nxb GD, H.

5. Diệp Quang Ban (1989), Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông, tập 2, Nxb ĐH & THCN, H.

6. Diệp Quang Ban (1992), Bàn góp về quan hệ chủ - vị và quan hệ phần đề- phần

thuyết, T/c Ngôn ngữ, Số 4.

7. Diệp Quang Ban (1998), Một số vấn đề về câu tồn tại trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

8. Diệp Quang Ban (1998), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

9. Diệp Quang Ban (2000), Thử điểm qua việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt

trong nửa thế kỷ qua, T/c ngôn ngữ, Số 9, tr. 41-47.

10. Diệp Quang Ban (2010), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, Hà Nội 11. Lê Biên (1996), Từ loại tiếng Việt hiện đại, ĐHQGHN, Trường ĐHSP, H.

12. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb KHXH, H.

13. Nguyễn Tài Cẩn (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, (Tiếng - từ ghép - đoản ngữ, Nxh ĐHQG HN, H.

14. Nguyễn Tài Cẩn, Stankevich N.V. (1973), ”Góp thêm một số ý kiến về vấn đề hệ thống đơn vị ngữ pháp, T/c Ngôn ngữ, Số 2.

15. Đỗ Hữu Châu (1974), Khái niệm trường và việc nghiên cứu hệ thống từ vựng,

Tạp chí ngôn ngữ số 2.

16. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. 17. Đỗ Hữu Châu (1998) Các bình diện của từ và từ Tiếng Việt, NXB Khoa Học Xã

Hội.

18. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. 19. Đỗ Hữu Châu (2005), Đỗ Hữu Châu tuyển tập (Tập 1,tập 2), NXB Giáo dục,

20. Đỗ Hữu Châu (chủ biên) (1993), Bùi Minh Toán, Đại cương ngôn ngữ học, tập

1, Nxb GD, H.

21. Hoàng Cao Cương (1985), Bước đầu nhận xét về đặc điểm ngữ điệu tiếng Việt, T/c Ngôn ngữ, Số 3.

22. Hoàng Cao Cương (1986), Suy nghĩ thêm về thanh điệu, T/c Ngôn ngữ, Số 3. 23. Nguyễn Đức Dân (1987), Lôgíc, ngữ nghĩa, cú pháp, Nxb ĐH&THCN, H. 24. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, tập 1, Nxb GD, H.

25. Nguyễn Đức Dương (2001), Nhìn lại vấn đề phân loại câu tiếng Việt theo cấu

tạo ngữ pháp, T/c Ngôn ngữ & đời sống, Số 11.

26. Phạm Tất Đắc (1953), Phân tích từ loại và phân tích mệnh đề, Nxb H.

27. Hữu Đạt (2001), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

28. Trần Thị Định (2008), Thế giới nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa thời niên thiếu, Đại học An Giang.

29. Lê Đông & Nguyễn Văn Hiệp (1996), Cấu trúc đề - thuyết của một kiểu câu

tiếng Việt, T/c Ngôn ngữ, Số 3.

30. Lê Đông (1993), Một vài khía cạnh cụ thể ngữ dụng học có thể góp phần nghiên

cứu xung quanh cấu trúc đề- thuyết, T/c Ngôn ngữ, Số 1

31. Đinh Văn Đức (1993), Một vài cảm nhận về ngữ pháp chức năng, T/c Ngôn ngữ, Số 3.

32. Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt, từ loại, Nxb Đại học Quốc gia, H. 33. Nguyễn Thiện Giáp (1999), Từ vựng học tiếng Việt, NXB Đại học Quốc Gia Hà

Nội.

34. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngôn ngữ học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 92

35. Nguyễn Thiện Giáp (2010), Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, NXB Giáo dục Biệt Nam. Hà Nội.

36. Phạm Thị Hà (2011), Trường nghĩa thiên nhiên xứ Huế trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ, ĐHSP Hà Nội.

38. Cao Xuân Hạo (2001), Tiếng Việt: Mấy vấn đề ngữ âm - ngữ pháp - ngữ

nghĩa, Nxb GD, H.

39. Cao Xuân Hạo (2002), Bắt buộc và tùy ý, về hai cách biểu đạt trong ngôn ngữ, T/c Ngôn ngữ, Số 9.

40. Cao Xuân Hạo (chủ biên) (1999), Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Văn Bằng, Bùi Tất Tươm, Câu trong tiếng Việt, Nxb GD, H.

41. Võ Tấn Hòa (2014), Trường nghĩa thiên nhiên Tây Nguyên trong sáng tác của

Nguyên Ngọc, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nôi.

42. Vũ Tiến Hóa (2015), Trường nghĩa thiên nhiên và con người Tây Bắc trong các tác

phẩm của nguyễn Huy Thiệp, Luận văn thạc sĩ, ĐH Tây Bắc.

43. Đỗ Việt Hùng (2013) Ngữ nghĩa học, NXB Đại Học sư phạm. 44. Phan Khôi (1997), Việt ngữ nghiên cứu, Nxb Đà Nẵng.

45. Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm (1960), Văn phạm Việt Nam, Nxb Tân Việt, Sài Gòn, 1940 (in lại lần thứ 4)

46. Đình Kính (2014), Đọc lại thơ Trần Đăng Khoa, Hội nhà văn Hải Phòng,

https://vanhaiphong.com/c-li-th-trn-ng-khoa-inh-kinh/

47. Trương Vĩnh Ký (1883), Grammaire de la langue Annamite, Saigon: Guillaud & Martinon.

48. Nguyễn Lai (1992), Suy nghĩ một số vấn đề về ngữ pháp chức năng, T/c Ngôn ngữ, Số 3.

49. Đào Thanh Lan (2002), Phân tích câu đơn tiếng Việt theo cấu trúc Đề -

Thuyết, Nxb ĐHQGHN, H.

50. Lưu Vân Lăng (1998), Ngôn ngữ học và Tiếng Việt, Nxb KHXH, H.

51. Hồ Lê (1991), Cú pháp tiếng Việt, Quyển 1, Phương pháp nghiên cứu cú

pháp, Nxb KHXH, H.

52. Hồ Lê (1993), Ngữ pháp chức năng- Cống hiến và khiếm khuyết, T/c Ngôn ngữ, Số 1.

53. Trần Thị Thùy Linh (2011), Thơ Trần Đăng Khoa dưới góc nhìn tư duy nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường ĐHKHXH&NV.

54. Nguyễn Văn Lộc (chủ biên) (2016), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục Việt Nam. 55. Lê Văn Lý (1948), Le parler vietnamien, Paris.

56. Lê Văn Lý (1968), Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam, Bộ Giáo dục, Trung tâm học liệu xuất bản.

57. Đái Xuân Ninh (1978), Hoạt động của từ tiếng Việt, Nxb KHXH, H. 58. Bách khoa toàn thư mở, Tự nhiên,

https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%B1_nhi%C3%AAn 59. Bách khoa toàn thư mở, Động vật,

https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99ng_v%E1%BA%ADt 60. Bách khoa toàn thư mở, Thời gian,

https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%9Di_gian 61. Bách khoa toàn thư mở, thực thể,

https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%B1c_th%E1%BB%83

62. Nguyễn Thị Trang Nhung (2017), Chủ đề biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng Khoa, , ĐHTN, Trường ĐHKH.

63. Phó Thị Hồng Oanh (2013), Trường từ vựng - ngữ nghĩa trong truyện Tây Bắc của

Tô Hoài, Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học, ĐHP Thái Nguyên.

64. Panfilov V.X. (1979), Các cấp thể và các chỉ tố tình thái- thể trong tiếng Việt, T/c Ngôn ngữ, Số 2.

65. Hoàng Trọng Phiến (1980), Ngữ pháp tiếng Việt, câu, Nxh ĐH& THCN, H.

66. Nguyễn Phú Phong (2002), Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt. Loại từ và chỉ

thị từ, Nxb ĐHQGHN, H.

67. Nguyễn Hữu Quỳnh (2001), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Từ điển bách khoa, H. 68. Lê Xuân Thại (1969), Cụm từ và phân tích câu theo cụm từ, T/c Ngôn ngữ, số 2. 69. Lê Xuân Thại (1978), Các kiểu loại cấu trúc chủ - vị, T/c Ngôn ngữ, Số 2.

70. Lê Xuân Thại (1995), Câu chủ vị trong tiếng Việt, Nxb KHXH, H. 71. Nguyễn Kim Thản (1997), Động từ trong tiếng Việt, Nxb KHXH, H. 72. Nguyễn Kim Thản (1997), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, Nxb GD, H.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ thiên nhiên trong thơ trần đăng khoa (Trang 98 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)