7. Cấu trúc của luận văn
3.2. Vai trò thể hiện tình yêu của tác giả đối với thiên nhiên
Có thể nói, ngay từ khi còn nhỏ, Trần Đăng Khoa đã sớm thể hiện là một người có tình yêu thiên nhiên. Điều này cũng thật dễ hiểu, bởi khi mới 6, 7 tuổi, cậu đã được mẹ giáo dục tình yêu ấy. Còn nhớ, khi bà ngoại mất, mẹ cậu đã xé khăn tang cho cậu đeo cho các cây bưởi, cây na, cây mít… trong vườn. Mẹ cậu bảo, cây cũng có tâm trạng, cảm xúc như con người, cũng biết vui, biết buồn. Rồi gần đến tết, mẹ cậu lại pha nước vôi loãng cho cậu quét các gốc cây, để cho cây được mặc quần áo mới. Ngày tết, nhà cậu ăn gì, thì các con vật cũng được ăn như thế. Như mẹ cậu nói, thì các con vật cũng phải có tết chứ. Chính vì thế, đối với Trần Đăng Khoa, cây cối, con vật trong nhà, hay nói khái quát hơn là thiên nhiên luôn gắn bó với cậu như những người bạn vậy. Cho nên, thơ Trần Đăng Khoa đề cập đến rất nhiều hình ảnh thiên nhiên. Việc đưa thiên nhiên vào thơ và cách miêu tả về thiên nhiên trong thơ đã minh chứng rất rõ tình
yêu thiên nhiên của Trần Đăng Khoa. Tình yêu này được thể hiện cụ thể dưới các góc độ sau:
a. Luôn có thái độ thân mật, gần gũi với thiên nhiên, coi thiên nhiên như là người bạn
Đọc thơ Trần Đăng Khoa, đặc biệt là tuyển tập Góc sân và khoảng trời, ta thấy rất rõ điều này. Không khó mà bắt gặp chi tiết Trần Đăng Khoa gọi các con vật, cây cối bằng cách gọi rất thân mật là mày. Chẳng hạn:
(66) Trầu ơi hãy tỉnh lại Mở mắt xanh ra nào Lá nào muốn cho tao Thì mày chìa ra nhé.
(Đánh thức trầu)
Từ mày trong ví dụ trên được dùng để quy chiếu cây trầu. Gọi cây trầu là mày và tự xưng là tao, rõ ràng, Trần Đăng Khoa đã thể hiện thái độ thân mật, gần gũi. Phải coi cây trầu như là người bạn, Trần Đăng Khoa mới có cách gọi như thế.
Hay:
(67) Cái Na đã tỉnh giấc rồi
Đàn chuối đứng vỗ tay cười, vui sao.
(Buổi sáng nhà em)
Cây chuối, cây na là loài thực vật vô tri vô giác. Nhưng dưới con mắt của Trần Đăng Khoa, loài thực vật này lại có cảm xúc và hành động như những con người. Và vì coi như con người, Trần Đăng Khoa mới dùng cách gọi cái Na và đàn chuối. Những loại từ này vốn thường được dùng để chỉ con người.
Không chỉ coi thực vật như những người bạn, các con vật cũng được Trần Đăng Khoa nhân cách hóa để chúng trở nên gần gũi, thân thuộc với mình. Chẳng hạn:
(68) Tao đi học về nhà Là mày chạy xồ ra Đầu tiên mày rối rít Cái đuôi mừng ngoáy tít Rồi mày lắc cái đầu Khịt khịt mũi rung râu
Rồi mày nhún chân sau Chân trước chồm, mày bắt
…
(Sao không về Vàng ơi?)
Bài thơ Sao không về Vàng ơi? là một bài thơ gây nhiều cảm xúc cho bạn đọc. Đây là bài thơ được ứng tác ngay tại chỗ, theo yêu cầu của bác Lê Hào, Trưởng ti Giáo dục tỉnh Hải Dương. Khi về thăm nhà Trần Đăng Khoa, thấy cả nhà buồn như có tang, hỏi lý do, bác biết con chó trong nhà mới chạy đi mất. Bác liền bảo Trần Đăng Khoa: Cháu viết bài thơ mất chó đi. Thế là bài thơ ra đời. Sở dĩ nói đến nguồn gốc xuất xứ bài thơ ở đây là muốn minh chứng Trần Đăng Khoa và gia đình rất yêu động vật. Vì thế mới có chuyện một con chó bỏ đi mà cả nhà buồn đến vậy. Vì yêu động vật, cụ thể ở đây là con chó, cho nên khi viết về nó, Trần Đăng Khoa đã coi nó như một người bạn, và thực sự là một người bạn. Với cách gọi con chó là mày và tự xưng là tao, nếu như không nhìn vào phần thuyết của từ mày, chúng ta không thể biết được đây là Trần Đăng Khoa đang nói về con chó. Bởi cách xưng hô này vốn là cách xưng hô giữa con người với con người một cách thân mật.
Một ví dụ khác:
(69) Cậu Mèo đã dậy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng.
(Buổi sáng nhà em)
Cũng giống như con chó, mèo cũng là con vật gần gũi trong nhà được Trần Đăng Khoa luôn yêu quý. Vì thế, với cách gọi cậu Mèo, tác giả thể hiện rất rõ sự thân mật của mình với con vật này.
Hay:
(70) Này chị Cua Càng giơ tay chào biển lúa Này thằng Dói nhớ ai?
Mà khóc mãi mắt đỏ ngầu như lửa Này lão Trê nhảy võ ở đâu?
Mà ngã bẹp đầu!
Trong ví dụ trên, tác giả đã gọi Cua Càng, con cá Dói, cá Trê bằng các danh từ thân tộc như chị, thằng, lão. Đây cũng là cách gọi thể hiện sự thân mật, gần gũi, coi các con vật như là những con người.
Như vậy, có thể thấy, việc sử dụng các từ ngữ chỉ thiên nhiên trong thơ đã thể hiện Trần Đăng Khoa là người rất yêu thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên.
b. Luôn trân trọng những gì thuộc về thiên nhiên
Ngoài việc luôn có thái độ thân mật, gần gũi với thiên nhiên, coi thiên nhiên như là người bạn, Trần Đăng Khoa còn rất trân trọng những gì thuộc về thiên nhiên. Chính vì thế, khi nhắc đến thiên nhiên, nhà thơ dùng nhiều những từ ngữ thể hiện rõ thái độ này. Xin phân tích một số ví dụ dưới đây làm minh chứng cho điều vừa nói.
(71) Những chị lúa phất phơ bím tóc Những cậu tre bá vai nhau thì thầm Đứng học
Đàn cò trắng Nghiêng nắng Qua sông
Cô Gió chăn mây trên đồng
Bác Mặt Trời đạp xe qua đỉnh núi
(Em kể chuyện này…)
Lúa, tre, gió hay mặt trời vốn là những sự vật vô tri vô giác. Nhưng với Trần
Đăng Khoa, những vật tưởng như vô tri vô giác ấy lại như những con người có tình cảm. Chính vì thế, để gọi các đối tượng này, Trần Đăng Khoa dùng những danh từ thân tộc thể hiện rõ thái độ trân trọng của mình như: cô, cậu, chị, bác.
Một ví dụ khác:
(72) Ông Trời nổi lửa đằng đông
Bà Sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay ….
Chị Tre chải tóc bên ao
Nàng Mây áo trắng ghé vào soi gương
Tương tự, mặt trời, cây tre hay mây cũng chỉ là những sự vật vô tri vô giác. Nhưng
khi đề cập đến chúng, Trần Đăng Khoa lại gọi bằng những cách gọi thể hiện rõ sự trân trọng như ông Trời, chị Tre, nàng Mây.
Hay:
(73) Đêm nay trăng đang rằm Trăng như cái mâm con Ai treo ông cao thế
Ông nhìn đàn em bé
Muốn khoe cái mặt tròn
(Trông trăng)
(74) Chiếc ngõ nhỏ
Thở sương đêm
Ông trăng lên
Cười trong lá
(Chiếc ngõ nhỏ) (75) Vườn xanh biếc tiếng chim
Dơi chiều khua chạng vạng Ai dắt ông trăng vàng Thả chơi trong lùm nhãn
(Hương nhãn)
Hình ảnh trăng xuất hiện tương đối nhiều trong thơ Trần Đăng Khoa. Trăng vốn dĩ là biểu tượng cho sự thanh bình, ấm áp, yên ả. Viết về trăng, bao giờ Trần Đăng Khoa cũng dành một thứ tình cảm đặc biệt cùng với sự trân trọng và ngưỡng mộ. Vì thế, ông trăng hay ông là cách gọi Trần Đăng Khoa sử dụng nhiều khi viết về thực thể này.
Đối với các loài thực vật và các thực thể tự nhiên, Trần Đăng Khoa đã thể hiện thái độ trân trọng như thế, thì với động vật, thái độ này càng thể hiện rõ hơn. Bởi động vật luôn có hoạt động. Và dưới con mắt Trần Đăng Khoa, hoạt động của động vật là các hoạt động có ý thức, nghĩa là biết tư duy như con người. Từ việc coi động vật có ý thức như con người như vậy, Trần Đăng Khoa cũng gọi chúng với các cách gọi thể hiện rõ sự trân trọng.
Ví dụ:
(76) Những chị Cua Càng giơ tay chào biển lúa …
Những chị chim sâu trên cành
nhìn chúng em cười: Tích! Tích
(Em kể chuyện này)
Chim sâu và Cua Càng, những con vật vốn rất nhỏ bé đã được Trần Đăng Khoa trân
trọng gọi là chị. Và Trần Đăng Khoa cho rằng, chúng thực sự có cảm xúc và những hành động của chúng là hành động có ý thức, giống như con người.
Hay:
(77) Ngoài sân lội, mấy chú gà liếp nhiếp Đi tìm mồi, cùng mẹ bắt giun, sâu
Trời mưa lâm thâm làm các chú ướt đầu
Chú rùng mình, giọt mưa rơi khỏi cánh
(Gà con liếp nhiếp)
Những con vật gắn bó với đời sống nông thôn đi vào thơ Trần Đăng Khoa rất tự nhiên và gần gũi. Và chưa bao giờ Trần Đăng Khoa nghĩ chúng là những con vật đơn thuần. Phải yêu và trân trọng chúng, Trần Đăng Khoa mới có thể viết về chúng đáng yêu đến thế. Ngay một con gà nhỏ bé, Trần Đăng Khoa cũng gọi là chú, một cách gọi thể hiện cậu rất yêu quý coi nó như một người bạn.
Sự trân trọng còn được Trần Đăng Khoa dành cho cả những con vật nhỏ bé nhất, như con giun chẳng hạn.
(78) Bác Giun đào đất suốt ngày
Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà
(Đám ma bác Giun)
Nhắc đến con giun, người ta thường liên tưởng đến con vật thuộc tầng lớp dưới đáy, thấp cổ bé họng nhất. Xưa có cụm từ “thân phận con giun cái kiến”. Vậy mà Trần Đăng Khoa lại gọi con vật này là bác. Tại sao không phải là Con Giun đào đất suốt ngày mà lại là bác Giun? Phải chăng, Trần Đăng Khoa chưa bao giờ coi con vật này là
nhỏ bé. Hay nói khác đi, con vật có hình thức dù nhỏ bé nhưng Trần Đăng Khoa vẫn luôn có thái độ trân trọng.
Qua sự phân tích trên cho thấy, Trần Đăng Khoa là người rất yêu thiên nhiên. Tình yêu này được thể hiện qua nhiều phương diện, trong đó không thể phủ nhận rằng, việc dùng các từ ngữ để chỉ thiên nhiên cũng góp một phần không nhỏ giúp nhà thơ bộc lộ tình yêu đó.