Chương 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2. Các từ ngữ chỉ thiên nhiên khơng đích thực trong thơ Trần Đăng Khoa
Theo tư liệu đã thống kê, trong thơ Trần Đăng Khoa có 39 từ ngữ chỉ thiên nhiên khơng đích thực, chiếm tỉ lệ 5,56% (39/702) trong tổng số các từ ngữ chỉ thiên nhiên. Các từ ngữ chỉ thiên nhiên khơng đích thực được chia thành 2 loại lớn:
- Đại từ nhân xưng; - Danh từ (cụm danh từ).
Có thể hình dung điều này qua bảng thống kê sau đây:
Bảng 2.14: Các từ ngữ chỉ thiên nhiên khơng đích thực trong thơ Trần Đăng Khoa trong thơ Trần Đăng Khoa
Nội dung Phân loại Số lượng Tỉ lệ % Tần số xuất hiện Tỉ lệ % Các từ ngữ chỉ thiên nhiên khơng đích thực
Đại từ nhân xưng 7 1.00 98 3.18
Danh từ (cụm danh từ) 32 4.56 63 2.04
Tổng
Các từ ngữ chỉ
thiên nhiên khơng đích thực 39 5.56 161 5.22 Từ ngữ chỉ thiên nhiên
trong thơ Trần Đăng Khoa 702 100 3082 100
2.2.1. Đại từ nhân xưng
Theo tư liệu đã thống kê, trong tổng số 39 từ ngữ chỉ thiên nhiên khơng đích thực/702 từ ngữ chỉ thiên nhiên, có 7 từ là đại từ nhân xưng, chiếm tỉ lệ 1.00% (7/702). Đó là các từ ngữ như: tôi, ta, mày…
Các từ ngữ là đại từ nhân xưng được sử dụng lâm thời để chỉ thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa gồm có các từ sau:
Bảng 2.15: Các từ ngữ là đại từ nhân xưng được sử dụng lâm thời để chỉ thiên nhiên được sử dụng lâm thời để chỉ thiên nhiên STT ĐẠI TỪ NHÂN
XƯNG
VẬT QUY CHIẾU TẦN SỐ XUÁT HIỆN
1 Chúng mày Con cá 2
2 Hắn Sông Kinh Thầy 1
3 Mày Gà con 1
44
Chó vàng 15
Bơng lúa 1 Trầu 6 Cây lúa 5 4 Mình Núi 1 5 Nó Hạn hán 3 14 Con bướm vàng 1 Con chim 4 Con trâu 2 Chó 1 Sâu 1 Quả lựu 1 Cây cau 1 6 Ta Hạn hán 3 4 Phù sa 1 7 Tơi Sóng 1 32 Con cua 1 Cây thông 2 Cây mía 3 Cây dừa 3 Than 15 Sông 3 Núi đồi 1 Viên sỏi 1 Đất 2
Qua thống kê trên, ta thấy các đại từ nhân xưng sử dụng lâm thời để gọi tên thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa có số lượng khơng q nhiều. Có những từ được tác giả sử dụng nhiều lần trong một bài thơ hoặc trong nhiều bài thơ.
Khi xuất hiện ở nhiều bài thơ, một đại từ xưng hơ có thể được dùng để chiếu chỉ những đối tượng khác nhau. Chẳng hạn:
(13) Tao đi học về nhà
Là mày chạy xồ ra Đầu tiên mày rối rít Cái đi mừng ngốy tít
Rồi mày lắc cái đầu Khịt khịt mũi, rung râu
Rồi mày nhún chân sau Chân trước chồm, mày bắt
(Sao không về Vàng ơi?) Trong bài Sao không về Vàng ơi?, từ mày được dùng để chiếu chỉ con chó. Nhưng trong bài Nói về con gà mái, từ mày lại được dùng để chiếu chỉ con gà mái.
(14) Mày tớp mồi, nhằn nhường con tất cả
Diều con no kềnh, diều mày vẫn lép khơng
(Nói về con gà mái)
Trong thơ Trần Đăng Khoa, cịn có trường hợp một hiện tượng thiên nhiên nhưng được tác giả dùng nhiều đại từ xưng hô khác nhau để chiếu chỉ. Chẳng hạn:
Để chỉ hiện tượng hạn hán, tác giả đã dùng các đại từ nhân xưng như nó và ta. (15) Nó có cái vịi ác lắm
… Ta đã tha tội chết
(Trường ca Đánh thần hạn)
Nhưng cũng có đại từ nhân xưng chỉ xuất hiện 1 lần và được dùng để chiếu chỉ một đối tượng duy nhất, như từ mình.
Ví dụ:
(16) Có màu lính giữa đại ngàn Núi bỗng quên mình ngàn tuổi
(Tây Bắc)
Từ mình trong câu thơ trên được tác giả dùng lâm thời để gọi thực thể tự nhiên là núi.
Có thể nói, sự xuất hiện của các đại từ nhân xưng lâm thời được dùng để chỉ thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa không quá nhiều và tần số xuất hiện cũng không cao. Tuy nhiên, các đại từ này lại rất có giá trị trong việc thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả. Điều này sẽ được chúng tơi phân tích cụ thể ở chương 3.
2.2.2. Danh từ (cụm danh từ)
Theo tư liệu đã thống kê, có 32 danh từ (cụm danh từ) được Trần Đăng Khoa sử dụng lâm thời để chỉ thiên nhiên. Các danh từ (cụm danh từ) này thuộc các loại sau:
- Danh từ thân tộc
Có thể hình dung điều này qua bảng thống kê sau đây:
Bảng 2.16: Các từ ngữ là danh từ (cụm danh từ) được sử dụng lâm thời để chỉ thiên nhiên
Nội dung Phân loại Số
lượng Tỉ lệ % Tần số xuất hiện Tỉ lệ % Danh từ (cụm danh từ) Danh từ thân tộc 6 0.86 17 0.55
Danh từ thân tộc kết hợp với
danh từ chỉ sự vật 26 3.70 46 1.49
Tổng
Danh từ (cụm danh từ) 32 4.56 63 2.04 Các từ ngữ chỉ
thiên nhiên khơng đích thực 39 5.56 161 5.22
2.2.2.1. Danh từ thân tộc
Bạn, chị, cô, chú… là các danh từ thân tộc được tác giả sử dụng lâm thời để chỉ
thiên nhiên. Theo tư liệu đã thống kê, có 6 từ thuộc loại này.
Các danh từ thân tộc được dùng lâm thời để chỉ thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa gồm có các từ sau:
Bảng 2.17: Các danh từ thân tộc được dùng lâm thời để chỉ thiên nhiên để chỉ thiên nhiên
STT DANH TỪ THÂN TỘC VẬT QUY CHIẾU TẦN SỐ XUẤT HIỆN
1 Bạn Than 4 2 Chị Gió 1 3 Chú Con gà 4 6 Cá 1 Chim 1 4 Cô Mây 1 5 Em Cây đa 1 6 Ông Mặt trăng 4
Qua bảng thống kê trên, ta thấy các danh từ thân tộc được dùng lâm thời để chỉ thiên nhiên có số lượng khơng nhiều và tần số xuất hiện cũng không cao. Nhiều nhất là từ chú, được sử dụng 6 lần. Và cũng chỉ có từ này được dùng để chiếu chỉ các đối tượng ở các bài thơ khác nhau (được dùng để chỉ 3 đối tượng). Còn lại, các danh từ khác chỉ được dùng để chỉ 1 đối tượng duy nhất.
Ví dụ:
Trong bài thơ Con gà liếp nhiếp, từ chú được sử dụng 4 lần để chỉ con gà. (17) Trời mưa lâm thâm làm các chú ướt đầu
Chú rùng mình, giọt mưa rơi khỏi cánh
Trời mưa to hơn, sau rồi đâm ra tạnh
Chú chẳng giũ long bởi mải bắt giun, sâu
Nhưng nắng to, chú vẫn khô đầu
(Con gà liếp nhiếp)
Nhưng trong bài Tiếng chim kêu, từ chú lại được dùng để chỉ con chim. Ví dụ:
(18) Mấy chú rơi xuống rồi Cái cánh đập bồi hồi
(Tiếng chim kêu)
Còn lại, các từ như em, chị hay bạn lại được dùng để chiếu chỉ một đối tượng duy nhất. Ví dụ:
(19) Đa ơi, em còn che cho ai bóng mát Qn xưa đổ rồi
(Bến đị)
Từ em trong bài thơ Bến đò ở trên được dùng lâm thời để chỉ cây đa. Hoặc từ chị trong Trường ca Đánh thần hạn được dùng lâm thời để chỉ gió.
(20) Chị khốc chiếc áo xanh
Gùi nước đeo trĩu cổ
(Trường ca Đánh thần hạn) Hay từ bạn trong bài thơ Lời của Than được dùng lâm thời để chỉ than.
(21) - Than ơi!
Bạn từ đâu ra
Mà bạn đen thế?
(Lời của Than)
Nói tóm lại, các danh từ thân tộc được dùng lâm thời để chỉ thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa không nhiều. Tuy nhiên, cũng giống như việc sử dụng các đại từ nhân xưng, các danh từ thân tộc này cũng mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả mà điều này sẽ được chúng tôi tiếp tục minh chứng ở chương 3.
2.2.2.2. Danh từ thân tộc kết hợp với danh từ chỉ sự vật
Theo tư liệu đã thống kê, trong tổng số 32 từ ngữ chỉ thiên nhiên là danh từ (cụm danh từ), có 26 trường hợp là danh từ thân tộc kết hợp với danh từ chỉ sự vật (mà từ đây chúng tôi sẽ gọi tắt là cụm danh từ hỗn hợp). Đó là các cụm danh từ như: bác giun, cậu
tre, chú chim, chú gà…
Có thể hình dung các cụm danh từ hỗn hợp được dùng lâm thời để chỉ thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa qua bảng thống kê dưới đây:
Bảng 2.18: Các cụm danh từ hỗn hợp được dùng lâm thời để chỉ thiên nhiên để chỉ thiên nhiên STT CỤM DANH TỪ HỖN HỢP TẦN SỐ XUẤT HIỆN STT CỤM DANH TỪ HỖN HỢP TẦN SỐ XUẤT HIỆN 1 bác giun 2 14 chú trống làng 1
2 bác Mặt Trời 1 15 cô chim trĩ 1
3 cậu chích chịe 1 16 cơ Gió 1
4 cậu Mèo 1 17 cô mây 4
5 cậu tre 1 18 lão Trê 2
6 chị chim sâu 2 19 mụ Gà 1
7 chị Cua Càng 2 20 nàng Mây 1
8 chị gió 3 21 thằng Dói 2
9 chị lúa 1 22 thằng gà trống 1
10 chị Tre 1 23 ơng cóc tía 1
11 chú cào cào 1 24 ông rừng 1
12 chú chim 1 25 ông trăng 9
13 chú gà 1 26 ông trời 3
Qua bảng thống kê trên, ta thấy các cụm danh từ hỗn hợp có số lượng nhiều nhất trong tổng số các từ ngữ chỉ thiên nhiên khơng đích thực nói chung, trong tổng số các danh từ nói riêng. Chúng tơi thống kê dược 26 cụm danh từ, với tần số xuất hiện là 46 lần.
Trong số các cụm danh từ hỗn hợp này, có những cụm danh từ được xuất hiện nhiều lần và trong nhiều bài thơ, chẳng hạn như ông trăng (9 lần), ông trời (3 lần), chị
gió (2 lần)… Cịn lại, các cụm danh từ hỗn hợp khác chỉ xuất hiện 1 lần, như chú gà, chú chim, chị gió, chị lúa, v.v…
Có thể hình dung điều này qua các ví dụ cụ thể dưới đây: Ví dụ:
(22) Ơng trăng trịn sáng tỏ
Soi rõ sân nhà em
Trăng khuya sáng hơn đèn Ơi ông trăng sáng tỏ
…
Ơi ông trăng sáng tỏ Soi rõ sân nhà em…
(Trăng sáng sân nhà em) Hay:
(23) Chiếc ngõ nhỏ
Thở sương đêm
Ông trăng lên
Cười trong lá
(Chiếc ngõ nhỏ) Hoặc:
(24) Vườn xanh biếc tiếng chim Dơi chiều khua chạng vạng Ai dắt ông trăng vàng Thả chơi trong lùm nhãn
(Hương nhãn) Các cụm danh từ hỗn hợp chỉ xuất hiện 1 lần như:
(25) Ngoài sân lội, mấy chú gà liếp nhiếp Đi tìm mồi, cùng mẹ bắt giun, sâu
(Gà con liếp nhiếp) (26) Chẳng vui cũng nhảy
Là chú cào cào Đêm ngồi đếm sao Là ơng cóc tía
(Kể cho bé nghe)
Đặc biệt, có bài thơ tác giả sử dụng rất nhiều các cụm danh từ hỗn hợp để chỉ thiên nhiên. Ví dụ:
(27) Ơng Trời nổi lửa đằng đông …
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng
Mụ Gà cục tác như điên
Làm thằng Gà Trống huyên thiên một hồi
Cái Na đã tỉnh giấc rồi
…
Chị Tre chải tóc bên ao
Nàng Mây áo trắng ghé vào soi gương
(Buổi sáng nhà em)
Như vậy, có thể thấy trong bài Buổi sáng nhà em, có đến 7 cụm danh từ hỗn hợp được sử dụng, bao gồm: Ông Trời, Cậu Mèo, Mụ Gà, thằng Gà Trống, Cái Na, Chị
Tre, Nàng Mây.
Hay trong bài thơ Em kể chuyện này, cũng có 7 cụm danh từ hỗn hợp xuất hiện. Đó là các cụm danh từ như chị lúa, cậu tre, cơ gió, bác mặt trời, chị Cua càng, thằng
Dói, lão Trê.
(28) Những chị lúa phất phơ mái tóc Những cậu tre bá vai nhau thì thầm ...
Cơ Gió chăn mây trên đồng
Bác Mặt Trời đạp xe qua đỉnh núi
…
Này chị Cua Càng giơ tay chào biển lúa Này thằng Dói nhớ ai?
Mà khóc mãi mắt đỏ ngầu như lửa Này lão Trê nhảy võ ở đâu?
(Em kể chuyện này)
Có thể nhận thấy các cụm danh từ hỗn hợp này có cấu tạo gồm 2 yếu tố. Yếu tố thứ nhất là danh từ chung chỉ thân tộc, như bác, cậu, chú…, yếu tố thứ hai là danh từ chung chỉ sự vật và 100 % yếu tố thứ hai này xét về mặt ý nghĩa là các từ chỉ thiên nhiên, như gió, chim, gà…
a. Yếu tố thứ hai có ý nghĩa chỉ hiện tượng tự nhiên
Cơ gió, chị gió là những cụm danh từ hỗn hợp có ý nghĩa chỉ hiện tượng tự nhiên.
Các từ thuộc nhóm này khơng nhiều. Chúng tơi mới chỉ tìm thấy một hiện tượng tự nhiên là hiện tượng gió được kết hợp với yếu tố thứ nhất là hai danh từ thân tộc chị và
cơ.
b. Yếu tố thứ hai có ý nghĩa chỉ thực vật
Thuộc loại này gồm có các cụm danh từ hỗn hợp như chị lúa, chị tre. Chúng tôi cũng chỉ tìm được 2 loại thực vật nằm trong yếu tố thứ hai này là lúa và tre và chúng cũng chỉ xuất hiện 1 lần.
c. Yếu tố thứ hai có ý nghĩa chỉ động vật
Các cụm danh từ hỗn hợp có yếu tố thứ hai chỉ động vật xuất hiện trong thơ Trần Đăng Khoa khá nhiều so với các cụm danh từ hỗn hợp khác. Các động vật được đề cập đến ở đây bao gồm như giun, chích chịe, cua càng, chim sâu, trê, v.v… Một điều đặc biệt là việc kết hợp các danh từ chỉ động vật này với các danh từ thân tộc có ý nghĩa to lớn trong việc thể hiện thái độ, tình cảm của tác giả đối với các con vật được đề cập đến. Điều này chúng tơi cũng xin được phân tích trong chương 3.
d. Yếu tố thứ hai có ý nghĩa chỉ thực thể tự nhiên
Cô mây, bác mặt trời, ông trăng là các danh từ hỗn hợp có yếu tố thứ hai chỉ thực
thể tự nhiên. Cũng như các danh từ hỗn hợp có yếu tố thứ hai chỉ động vật, việc gọi tên các thực thể tự nhiên đi kèm với các danh từ thân tộc có giá trị rất lớn trong việc thể hiện thái độ, tình cảm của tác giả đối với đối tượng được nói đến.
2.3. Tiểu kết
Tóm lại, trong Tuyển thơ Trần Đăng Khoa, xét về phương diện ý nghĩa, các từ ngữ chỉ thiên nhiên được chia thành hai loại:
- Từ ngữ chỉ thiên nhiên đích thực
Các từ ngữ chỉ thiên nhiên đích thực là các từ ngữ có ý nghĩa trực tiếp chỉ thiên nhiên. Có 663 từ ngữ chỉ thiên nhiên thuộc loại này, với tần số xuất hiện là 2925 lần. Các từ ngữ chỉ thiên nhiên đích thực gồm có 5 loại nhỏ. Đó là:
+ Các từ ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên; + Các từ ngữ chỉ động vật;
+ Các từ ngữ chỉ thực vật; + Các từ ngữ chỉ thời gian;
+ Các từ ngữ chỉ thực thể tự nhiên. - Từ ngữ chỉ thiên nhiên khơng đích thực
Các từ ngữ chỉ thiên nhiên khơng đích thực là các từ ngữ vốn được dùng để chỉ đối tượng này nhưng lâm thời được dùng để chỉ thiên nhiên và phải dựa vào văn cảnh mới xác định được ý nghĩa đích thực của chúng. Có 39 từ ngữ thuộc loại này, với tần số xuất hiện là 161 lần. Các từ ngữ chỉ thiên nhiên khơng đích thực gồm có 2 loại. Đó là:
- Đại từ nhân xưng; - Danh từ (cụm danh từ).
Việc sử dụng nhiều các từ ngữ chỉ thiên nhiên cùng với tần số xuất hiện lớn là cơ sở để tác giả chuyển tải những nội dung tư tưởng cũng như thể hiện những ý đồ nghệ thuật mà điều này sẽ được chúng tơi phân tích ở chương 3.
Chương 3
VAI TRỊ CỦA CÁC TỪ NGỮ CHỈ THIÊN NHIÊN TRONG THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA
Như đã trình bày ở chương 2, trong thơ Trần Đăng Khoa, số lượng các từ ngữ chỉ thiên nhiên tương đối lớn. Xét về mặt dụng học, các từ ngữ này đã có vai trị trong việc giúp tác giả chuyển tải nội dung tư tưởng cũng như thể hiện phong cách nghệ thuật. Chương 3 dành cho việc phân tích các vai trị này.
3.1. Vai trị trong việc khắc họa tồn cảnh bức tranh làng quê đồng bằng Bắc bộ Việt Nam
Có thể nói, qua việc dùng nhiều các từ ngữ chỉ thiên nhiên trong thơ của mình, Trần Đăng Khoa đã khắc họa cho người đọc thấy được toàn cảnh bức tranh muôn màu của làng quê đồng bằng Bắc bộ Việt Nam. Bức tranh mn màu ấy thể hiện ở hai khía cạnh:
- Thiên nhiên của làng quê đồng bằng Bắc bộ Việt Nam phong phú và đa dạng; - Thiên nhiên của làng quê đồng bằng Bắc bộ Việt Nam đẹp và sinh động.
3.1.1. Thiên nhiên của làng quê đồng bằng Bắc bộ Việt Nam phong phú và đa dạng
Sự phong phú và đa dạng về thiên nhiên của làng quê đồng bằng Bắc bộ Việt