Các từ ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ thiên nhiên trong thơ trần đăng khoa (Trang 34 - 37)

STT HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN TẦN SỐ XUẤT HIỆN STT HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN TẦN SỐ XUẤT HIỆN 1 ánh 10 31 hừng đông 1 2 ánh chớp 3 32 khói 10 3 ánh nắng 1 33 khói sương 3 4 ánh trăng 7 34 làn khói 2 5 bão 24 35 làn sương 2

6 bão dông 2 36 mưa 73

7 bão mưa 1 37 mưa nắng 2

8 bão tuyết 1 38 mưa tuyết 1

9 bọt 8 39 mưa Xuân 1 10 bọt sóng 1 40 nắng 64 11 cầu vồng 2 41 nắng gió 4 12 chớp 5 42 nắng mưa 5 13 chớp bể 1 43 phong ba 1 14 cơn bão 1 44 sấm 7 15 cơn dông 2 45 sấm sét 1 16 cơn gió 5 46 sét 1 17 cơn mưa 14 47 sóng 38 18 con sóng 3 48 sóng gió 2 19 dông 2 49 sương 8

20 dông bão 4 50 sương khói 2

21 gió 112 51 sương mù 1

22 gió bão 2 52 sương muối 1

23 gió sương 1 53 thần hạn 1

24 hạn hán 1 54 thần lụt 1

25 hồng hơn 5 55 thuỷ triều 1

26 hơi 1 56 tia chớp 1

27 hơi gió 1 57 tia nắng 1

29 hơi sương 1 59 vệt nắng 1

30 hơi thu 2

Nhìn vào bảng thống kê trên, ta thấy các từ ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa có số lượng khơng nhiều (59 từ ngữ). Tuy nhiên, tần số xuất hiện của các từ ngữ này tương đối lớn (479 lần). Thêm vào đó, tần số xuất hiện của chúng cũng khơng đồng đều. Có những từ được tác giả sử dụng nhiều lần ngay trong một bài thơ hoặc xuất hiện trong nhiều bài thơ. Nhưng cũng có những từ ngữ chỉ xuất hiện 1 lần. Chẳng hạn:

Từ gió được xuất hiện 112 lần/190 bài thơ. Và ở mỗi bài thơ, sự xuất hiện của từ này cũng khơng giống nhau. Có những bài, từ gió xuất hiện với số lượng đậm đặc. Chẳng hạn trong bài Đập cửa Diêm vương, từ gió xuất hiện 19 lần (19/112). Trong Khúc hát người anh hùng (Khúc hai), từ gió được xuất hiện 7 lần (7/112). Nhưng trong

bài Nửa đêm tỉnh giấc, từ gió chỉ xuất hiện 1 lần.

Hay trong bài Mưa, từ mưa đã xuất hiện 7 lần (7/73). Nhưng trong bài Nghe thầy

đọc thơ, từ mưa chỉ xuất hiện 1 lần (1/73). Tuy nhiên, cũng có rất nhiều từ ngữ chỉ xuất

hiện 1 lần duy nhất (1/190 bài thơ) như: hơi sương, thủy triều, tia chớp, v.v…

Xét về mặt ý nghĩa, các từ ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên xuất hiện trong thơ Trần Đăng Khoa tương đối đa dạng. Nó dường như bao quát được hết tất cả các hiện tượng thiên nhiên có trong cuộc sống hàng ngày, từ mưa, gió, sấm, chớp, bão, nắng, hạn hán,

v.v…

Ví dụ:

(1) Nghe trăng thở động tàu dừa Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời

(Nghe thầy đọc thơ)

(2) Nghe hàng chuối vườn em

Gió trở mình trăn trở

(Nửa đêm tỉnh giấc)

Đội sấm Đội chớp

Đội cả trời mưa

(Mưa) …

Trong thơ Trần Đăng Khoa, có những bài thơ xuất hiện rất nhiều các từ ngữ chỉ các hiện tượng tự nhiên khác nhau.

Ví dụ:

(4) Nắng bập bình cửa sổ

Mây bồng bềnh về đâu Em ngồi trên dông bão

Áo bạc màu nắng gió

Ngang trời - như nổi sóng Nhà máy nào vừa dựng Khói bay trắng một miền

(Đi tàu hỏa)

Có thể nhận thấy, bài thơ Đi tàu hỏa trong ví dụ (4) đề cập đến 4 hiện tượng tự nhiên. Đó là nắng, dơng bão, nắng gió, sóng.

Sự xuất hiện nhiều hay ít các từ ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa phụ thuộc vào ý đồ nghệ thuật của tác giả cũng như nội dung tư tưởng mà tác phẩm cần thể hiện.

2.1.2. Các từ ngữ chỉ động vật

Theo tư liệu đã thống kê, trong tổng số 663 từ ngữ chỉ thiên nhiên đích thực/702 từ ngữ chỉ thiên nhiên, có 149 từ ngữ chỉ động vật, chiếm tỉ lệ 21.22% (149/702), với tần số xuất hiện là 359 lần, chiếm tỉ lệ 11.63% (359/3082). Đó là các

từ ngữ như: trâu, bò, chim, dơi, ếch, gà, cá, v.v… Các từ ngữ chỉ động vật trong thơ Trần Đăng Khoa gồm 2 loại:

- Tên gọi các loài động vật;

- Tên gọi các bộ phận cơ thể động vật.

Có thể hình dung các từ ngữ chỉ động vật trong thơ Trần Đăng Khoa qua bảng thống kê dưới đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ thiên nhiên trong thơ trần đăng khoa (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)