Chương 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.1. Vai trò trong việc khắc họa toàn cảnh bức tranh làng quê đồng bằng Bắc bộ
3.1.1. Thiên nhiên của làng quê đồng bằng Bắc bộ Việt Nam phong phú và đa dạng
Sự phong phú và đa dạng về thiên nhiên của làng quê đồng bằng Bắc bộ Việt Nam thể hiện rõ nhất ở việc làng quê có nhiều con vật, nhiều loài thực vật mang đậm dấu ấn của vùng đồng bằng chiêm trũng. Thêm vào đó, thời tiết, khí hậu cũng mang rõ phong vị của làng quê Việt Nam.
3.1.1.1. Về con vật
Qua thơ Trần Đăng Khoa, có thể thấy các con vật ở làng quê đồng bằng Bắc bộ Việt Nam rất nhiều, phong phú về số lượng cũng như đa dạng về chủng loại: có con ở dưới nước, có con ở trên cạn, có con bay trên trời và có những con trong lòng đất, v.v…
Chẳng hạn:
(1) Này chị Cua Càng giơ tay chào biển lúa Này thằng Dói nhớ ai?
Này lão Trê nhảy võ ở đâu? Mà ngã bẹp đầu!
(Em kể chuyện này…)
(2) Những trưa tháng Sáu
Nước như ai nấu Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
(Hạt gạo làng ta)
(3) Nửa đêm nghe ếch học bài
Lưa thưa vài hạt mưa ngoài hàng cây
(Chớm thu3)
Cua, cá Dói, cá cờ, Trê hay ếch là đều là những con vật sống dưới nước. Hơn thế
nữa, những con vật này còn là những con vật rất gần gũi, gắn bó với ruộng đồng, với người nông dân.
(4) Sao không về hả chó?
Nghe bom thằng Mĩ nổ Mày bỏ chạy đi đâu?
(Sao không về Vàng ơi?)
(5) Cậu Mèo đã dậy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng
Mụ Gà cục tác như điên
Làm thằng Gà Trống huyên thiên một hồi
(Buổi sáng nhà em)
(6) Hay nói ầm ĩ
Là con vịt bầu Hay hỏi đâu đâu Là con chó vện
Chó, mèo, gà, vịt là những con vật gắn bó với đời sống sinh hoạt hàng ngày của
người nông dân, cụ thể là ở nơi góc sân và mảnh vườn. Chúng đã được hiện lên rất sinh động và gần gũi qua những dòng thơ của Trần Đăng Khoa.
Nếu như chó, mèo, gà, vịt là những con vật gắn bó với đời sống sinh hoạt hàng ngày của người nông dân ở nơi góc sân và mảnh vườn thì trâu, bò lại là người bạn của người nông dân trên ruộng đồng.
(7) Dưới bóng đa, con trâu
Thong thả nhai hương lúa Đủng đỉnh đàn bò về Lông hồng như đốm lửa
(Cây đa)
Không xuất hiện một lần, hình ảnh con trâu còn trở đi trở lại trong thơ Trần Đăng Khoa như một sự minh chứng về tầm quan trọng của con vật này trong đời sống lao động của người nông dân. Chẳng hạn:
(8) Cánh đồng làng Điền Trì
Sớm nay sao mà rộng Sương tan trên mũi sung Trên sừng trâu cong veo
(Cánh đồng làng Điền Trì)
(9) Trâu cứ chén cho no
Ngày mai cày cho khỏe Đừng lo đồng nứt nẻ Ta có máy bơm rồi
(Con trâu đen lông mượt) (10) Cổng làng bồng bềnh mây nổi
Bốn bề sương khói ngổn ngang
Trâu quên đôi sừng lấm đất
Tưởng mình lững thững lên Trăng
(Trong sương sớm)
Không chỉ có trâu, bò, gà, vịt, những con vật vốn gắn bó với đời sống sinh hoạt và lao động của người nông dân mà những con vật rất bé nhỏ cũng đi vào thơ Trần
Đăng Khoa như: con bươm bướm, con kiến, con nhện, con mối, con ve, con sâu, con dế, v.v… Ví dụ: (11) Con bướm vàng Bay nhẹ nhàng Trên đồng cỏ (Con bướm vàng) (12) Họ hàng nhà kiến kéo ra
Kiến con đi trước, kiến già theo sau
(Đám ma bác Giun) (13) Hay chăng dây điện
Là con nhện con (14) Mối trẻ Bay cao Mối già Bay thấp (Mưa)
(15) Trưa nay bỗng thấy ve ngân Ve ngân trưa nắng quả dần vàng ươm
(Hoa lựu) (16) Nghe ri rỉ tiếng sâu
Nó đang thở cuối tường
(Nửa đêm tỉnh giấc) (17) Ao trường vẫn nở hoa sen
Bờ tre vẫn chú dế mèn vuốt râu
(Gửi bạn Chi - lê)
Thế giới các con vật tiếp tục được mở ra trong thơ Trần Đăng Khoa khi nhà thơ nhắc đến con vật bay trên trời, đó là chim.
(18) Sắc hoa râm bụt quanh ao Tiếng chim vườn mẹ cùng vào thăm cô
Chim ở đây cũng gồm rất nhiều loại: chim sẻ, chim chích chòe, chim ri, chim ngói, chim trĩ, chim sâu, v.v…
Ví dụ:
(19) Vui sao khi chớm vào hè Xôn xao tiếng sẻ tiếng ve báo mùa
(Mùa xuân mùa hè) (20) Xa xa từ một ngọn tre
Tiếng chim chích chòe đang hót
(Tiếng chim chích chòe) (21) Rồi từ nhà cháu, chú đi
Lúa chiêm vào mẩy, chim ri bay về
(Gửi theo các chú bộ đội) (22) Hạt mẩy uốn cong bông
Chim ngói bay đầy đồng
(Thôn xóm vào mùa)
(23) Hay múa xập xòe
Là cô chim trĩ
(Kể cho bé nghe) (24) Những chị chim sâu trên cành
nhìn chúng em cười: Tích! Tích!
(Em kể chuyện này)
Đặc biệt, trong số những con vật biết bay, con cò được Trần Đăng Khoa nhắc đến rất nhiều. Có thể nói, con cò đã trở thành hình ảnh biểu tượng trong nền văn học Việt Nam. Nó là hiện thân của người phụ nữ cần cù, chịu khó, lam lũ, vất vả. Ta đã từng gặp rất nhiều hình ảnh con cò trong ca dao, như:
Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
Hay:
Con cò mày hay ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao.
Và bây giờ, ta lại gặp con cò trong thơ Trần Đăng Khoa với rất nhiều màu sắc.
(25) Trong giấc mơ em
Có gặp con cò Lặn lội bờ sông Có gặp cánh bướm Mênh mông mêng mông
(Tiếng võng kêu)
(26) Mẹ già ơi!
Đêm ngủ có yên không?
Lặn lội con cò, con vạc, con nông Đến lúc chết, kẽ chân còn dính đất…
(Khúc hát người anh hùng) (27) Khi cơn mưa đen rầm rầm đằng đông
Khi cơn mưa đen rầm rầm đằng tây
Khi cơn mưa đen rầm rầm đằng nam, đằng bắc Em vẫn thấy
Cánh cò Trắng muốt
Bay ra đón cơn mưa
(Cánh cò trắng muốt) Hay:
(28) Góc sân nho nhỏ mới xây
Chiều chiều em đứng nơi này em trông Thấy trời xanh biếc mênh mông
Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy…
(Góc sân và khoảng trời)
Từ những ví dụ trên cho thấy, Trần Đăng Khoa đã đưa vào thơ mình một thế giới các con vật rất phong phú và những con vật này đều là những con vật gắn bó với đời sống của người nông dân vùng đồng bằng Bắc bộ.
3.1.1.2. Về thực vật
Cùng với thế giới con vật, các loài thực vật tiêu biểu của làng quê Việt Nam cũng được Trần Đăng Khoa nhắc đến trong thơ. Loài thực vật đầu tiên phải kể đến, đó chính là cây lúa.
Nước ta là một nước nông nghiệp cho nên lúa là cây lương thực rất quan trọng. Chính vì thế, loài cây này đã được Trần Đăng Khoa nhắc đến rất nhiều khi phác họa đời sống lao động của con người vùng đồng bằng Bắc bộ. Ví dụ:
(29) Khi trời râm em vẽ Vẽ cô tiên lặng lẽ Rải hoa trên bầu trời Thế là bao đồng lúa Cứ chín vàng, vàng tươi…
(Cái sân) (30) Trâu ơi ăn cỏ mật
Hay là ăn cỏ gà Đừng ăn lúa đồng ta
(Con trâu đen lông mượt) (31) Sáng nay bọn em đi đánh dậm
Ở ao ven làng
Bên ruộng lúa xanh non
(Em kể chuyện này…)
Bên cạnh cây lúa, phải kể đến các loại thực vật phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của người nông dân như cây cà, cây chuối, khoai, ngô, rau cải, v.v…
(32) Nhà em có một luống khoai Có hàng chuối mật với hai luống cà
(Vườn em) (33) Bắp ngô non răng sún
Óng vàng một chòm râu
(Bên sông Kinh Thầy) (34) Gió lên vườn cải tốt tươi
Lá xanh như mảnh mây trời lao xao
(Vườn cải)
Đặc biệt, quê hương Việt Nam còn rất đa dạng về các loại cây ăn quả. Đó là bưởi,
na, nhãn, khế, cây trứng gà (lê - ki - ma), sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, v.v…Thơ
của Trần Đăng Khoa cũng cho ta thấy rõ điều này. Ví dụ: (35) Hàng bưởi Đu đưa Bế lũ con Đầu tròn Trọc lốc (Mưa) (36) Em trồng thêm một cây na
Lá xanh vẫy gió như là gọi chim
(Vườn em) (37) Hàng năm mùa nhãn chín Anh em về thăm nhà (Hương nhãn) (38) Ríu ran cành khế Là cậu chích chòe (Kể cho bé nghe) (39) Cháu nghe hương lê - ki - ma
Thoảng trên vai chú, chú ra thăm vườn Cháu nghe thơm mát sầu riêng Ngọt ngào măng cụt những miền xa xôi
Chôm chôm chín thẫm lưng đồi
Bỗng thơm trong tiếng chú cười hôm nay
(Giữ cho chúng cháu khoảng trời bình yên)
Còn có những loài thực vật, mà nhìn vào đó, người ta nghĩ nhiều đến Việt Nam, như cây tre, cây chè, cây dừa, cây cau, cây đa, hoa sen, v.v… Các loại cây này đều được Trần Đăng Khoa đề cập đến trong những bài thơ của mình.
(50) Con chim nó đỗ cành tre Bay ra cành chè nó hót hay hay
(Con chim hay hót) (51) Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
(Cây dừa) (52) Hàng cây cau lặng đứng
Hàng cây chuối đứng im
(Trăng sáng sân nhà em) (53) Làng em có cây đa
Bên mương nước giữa đồng
(Cây đa) (54) Ao trường vẫn nở hoa sen
Bờ tre vẫn chú dế mèn vuốt râu
(Gửi bạn Chi - lê)
Như vậy, bên cạnh các loài động vật, thơ Trần Đăng Khoa còn cho chúng ta biết thêm về sự phong phú của các loài thực vật ở Việt Nam.
3.1.1.3. Về mùa, thời tiết và khí hậu
Miền Bắc Việt Nam có 4 mùa rõ rệt, đó là: xuân, hạ, thu, đông. Cả 4 mùa này đều được Trần Đăng Khoa thể hiện trong thơ mình.
Chẳng hạn:
(55) Mùa xuân hoa nở đẹp tươi
Bướm con bướm mẹ ra chơi hoa hồng … Vui sao khi chớm vào hè Xôn xao tiếng sẻ, tiếng ve báo mùa
(Mùa xuân - mùa hè)
(56) Hàng năm
Mùa thu, mùa đông
Thần lăn ra chết ngất
Cùng với 4 mùa như vậy, thời tiết và khí hậu ở vùng đồng bằng Bắc bộ cũng có những đặc trưng riêng. Có lúc, thời tiết rất khắc nghiệt. Khi thì nắng chói chang, làm nước ruộng nóng như ai nấu. Khi thì bão bùng, mưa gió. Kèm theo đó là sấm, là chớp. Nhưng cũng có lúc, thời tiết lại ôn hòa, se se lạnh vào chớm thu, rất dễ chịu. Đọc thơ Trần Đăng Khoa, chúng ta cảm nhận được hết điều này. Xin được đưa ra một vài ví dụ: (57) Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng Sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy (Hạt gạo làng ta) (58) Chớp Rạch ngang trời Khô khốc Sấm Ghé xuống sân Khanh khách Cười (Mưa)
(59) Nửa đêm nghe ếch học bài Lưa thưa vài hạt mưa ngoài hàng cây
Nghe trời trở gió heo may Sáng ra vại nước rụng đầy hoa cau
Tóm lại, qua việc khảo sát các từ ngữ chỉ thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa, ta thấy tác giả đã vẽ lên một bức tranh về làng quê Việt Nam với tất cả sự phong phú về sản vật thiên nhiên cũng như đặc trưng về thời tiết và khí hậu. Những điều này làm cho làng quê Việt Nam không thể lẫn với một nơi nào khác.