Nội dung Phân loại Số
lượng Tỉ lệ % Tần số xuất hiện Tỉ lệ % Danh từ (cụm danh từ) Danh từ thân tộc 6 0.86 17 0.55
Danh từ thân tộc kết hợp với
danh từ chỉ sự vật 26 3.70 46 1.49
Tổng
Danh từ (cụm danh từ) 32 4.56 63 2.04 Các từ ngữ chỉ
thiên nhiên khơng đích thực 39 5.56 161 5.22
2.2.2.1. Danh từ thân tộc
Bạn, chị, cô, chú… là các danh từ thân tộc được tác giả sử dụng lâm thời để chỉ
thiên nhiên. Theo tư liệu đã thống kê, có 6 từ thuộc loại này.
Các danh từ thân tộc được dùng lâm thời để chỉ thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa gồm có các từ sau:
Bảng 2.17: Các danh từ thân tộc được dùng lâm thời để chỉ thiên nhiên để chỉ thiên nhiên
STT DANH TỪ THÂN TỘC VẬT QUY CHIẾU TẦN SỐ XUẤT HIỆN
1 Bạn Than 4 2 Chị Gió 1 3 Chú Con gà 4 6 Cá 1 Chim 1 4 Cô Mây 1 5 Em Cây đa 1 6 Ông Mặt trăng 4
Qua bảng thống kê trên, ta thấy các danh từ thân tộc được dùng lâm thời để chỉ thiên nhiên có số lượng khơng nhiều và tần số xuất hiện cũng không cao. Nhiều nhất là từ chú, được sử dụng 6 lần. Và cũng chỉ có từ này được dùng để chiếu chỉ các đối tượng ở các bài thơ khác nhau (được dùng để chỉ 3 đối tượng). Còn lại, các danh từ khác chỉ được dùng để chỉ 1 đối tượng duy nhất.
Ví dụ:
Trong bài thơ Con gà liếp nhiếp, từ chú được sử dụng 4 lần để chỉ con gà. (17) Trời mưa lâm thâm làm các chú ướt đầu
Chú rùng mình, giọt mưa rơi khỏi cánh
Trời mưa to hơn, sau rồi đâm ra tạnh
Chú chẳng giũ long bởi mải bắt giun, sâu
Nhưng nắng to, chú vẫn khô đầu
(Con gà liếp nhiếp)
Nhưng trong bài Tiếng chim kêu, từ chú lại được dùng để chỉ con chim. Ví dụ:
(18) Mấy chú rơi xuống rồi Cái cánh đập bồi hồi
(Tiếng chim kêu)
Còn lại, các từ như em, chị hay bạn lại được dùng để chiếu chỉ một đối tượng duy nhất. Ví dụ:
(19) Đa ơi, em còn che cho ai bóng mát Qn xưa đổ rồi
(Bến đị)
Từ em trong bài thơ Bến đò ở trên được dùng lâm thời để chỉ cây đa. Hoặc từ chị trong Trường ca Đánh thần hạn được dùng lâm thời để chỉ gió.
(20) Chị khốc chiếc áo xanh
Gùi nước đeo trĩu cổ
(Trường ca Đánh thần hạn) Hay từ bạn trong bài thơ Lời của Than được dùng lâm thời để chỉ than.
(21) - Than ơi!
Bạn từ đâu ra
Mà bạn đen thế?
(Lời của Than)
Nói tóm lại, các danh từ thân tộc được dùng lâm thời để chỉ thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa không nhiều. Tuy nhiên, cũng giống như việc sử dụng các đại từ nhân xưng, các danh từ thân tộc này cũng mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả mà điều này sẽ được chúng tôi tiếp tục minh chứng ở chương 3.
2.2.2.2. Danh từ thân tộc kết hợp với danh từ chỉ sự vật
Theo tư liệu đã thống kê, trong tổng số 32 từ ngữ chỉ thiên nhiên là danh từ (cụm danh từ), có 26 trường hợp là danh từ thân tộc kết hợp với danh từ chỉ sự vật (mà từ đây chúng tôi sẽ gọi tắt là cụm danh từ hỗn hợp). Đó là các cụm danh từ như: bác giun, cậu
tre, chú chim, chú gà…
Có thể hình dung các cụm danh từ hỗn hợp được dùng lâm thời để chỉ thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa qua bảng thống kê dưới đây: