Đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua các chỉ số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng an bình (Trang 29 - 32)

hoạt động tín dụng ngân hàng

Tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng thường được hiểu rằng HTKSNB được thiết kế tốt giúp phát hiện và ngăn ngừa rủi ro tín dụng; các quy chế kiểm soát hoạt động liên tục; các chính sách và các thủ tục kiểm soát quy trình tín dụng được quy định chặt chẽ và đầy đủ phù hợp.

Đề tài dựa trên các yêu cầu và nguyên tắc hoạt động của HTKSNB theo thông tư 44 để xây dựng các tiêu chí đánh giá tính hiệu lực của HTKSNB hoạt động tín dụng:

 Hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ là một phần không tách rời các hoạt động hằng ngày của tổ chức tín dụng. Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng được thiết kế, cài đặt, tổ chức thực hiện ngay trong quy trình nghiệp vụ tín dụng của tổ chức tín dụng dưới nhiều hình thức như:

 Phân cấp ủy quyền rõ ràng, minh bạch; bảo đảm tách bạch nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân, các bộ phận trong quy trình tín dụng;

 Quy định về hạn mức rủi ro cụ thể đối với từng cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện giao dịch;

 Quy trình thẩm định, chấp thuận và duyệt cho phép thực hiện giao dịch; bảo đảm một quy trình nghiệp vụ phải có ít nhất 02 cán bộ tham gia, một người thực hiện giao dịch và một người kiểm soát giao dịch, không có cá nhân nào có thể một mình thực hiện và quyết định một quy trình nghiệp vụ, một giao dịch cụ thể, ngoại trừ những giao dịch trong hạn mức được tổ chức tín dụng cho phép phù hợp với quy định của pháp luật.

 Phân cấp ủy quyền phải được thiết lập, thực hiện hợp lý, cụ thể, rõ ràng, tránh xung đột lợi ích; bảo đảm một cán bộ không đảm nhiệm cùng một lúc những cương vị, nhiệm vụ có mục đích, quyền lợi mâu thuẫn hoặc chồng chéo với nhau trong quy trình tín dụng; đảm bảo mọi cán bộ trong quy trình tín dụng không có điều kiện để thao túng hoạt động, không minh bạch thông tin phục vụ cho mục đích cá nhân.

 Bảo đảm cán bộ, nhân viên có liên quan trong quy trình tín dụng của tổ chức tín dụng đều phải hiểu được tầm quan trọng của hoạt động kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng; vai trò của từng cá nhân trong quá trình kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao và phải thực hiện đầy đủ, hiệu quả các quy định, quy trình kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng liên quan.

 Người điều hành bộ phận, đơn vị nghiệp vụ và cá nhân có liên quan phải thường xuyên xem xét, đánh giá về tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng; các tồn tại, bất cập của hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng phải được báo cáo kịp thời với cấp quản lý trực tiếp; các tồn tại, bất cập lớn có

thể gây tổn thất hoặc nguy cơ rủi ro phải được báo cáo ngay cho Tổng giám đốc (Giám đốc), Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát.

 Cá nhân, bộ phận ở các cấp của tổ chức tín dụng phải thường xuyên, liên tục kiểm tra và tự kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy trình nội bộ có liên quan và phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện hoạt động nghiệp vụ được giao trước tổ chức tín dụng và trước pháp luật.

 Lãnh đạo đơn vị, bộ phận của tổ chức tín dụng phải báo cáo về kết quả tự đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại đơn vị mình; đề xuất biện pháp xử lý đối với những tồn tại, bất cập (nếu có) gửi lãnh đạo cấp quản lý trực tiếp theo định kỳ hoặc đột xuất, theo yêu cầu của lãnh đạo cấp quản lý trực tiếp.  Định kỳ hằng năm, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng phải tiến hành tổ

chức rà soát, kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng của đơn vị.

Hiệu quả của HTKSNB hoạt động tín dụng được đánh giá thông qua hiệu quả của hoạt động tín dụng có được nhờ hoạt động kiểm soát. Hiệu quả tín dụng là một trong những biểu hiện của hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng, nó phản ánh chất lượng của các hoạt động tín dụng ngân hàng. Tác giả xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình:

Bảng 1.1 Ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đến các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM

Chỉ tiêu Công thức tính Phương pháp đánh giá

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%)

(D/nợ năm nay – D/nợ năm trước)

---x 100% Dư nợ năm trước

Chỉ tiêu càng cao thì khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng càng lớn, và ngược lại.

Thu nhập từ lãi Từ bảng tổng hợp thu nhập lãi trong năm.

Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng. Thu nhập từ lãi càng cao thì hiệu quả tín dụng càng cao và ngược lại. Tỷ lệ nợ quá hạn (%) Nợ quá hạn --- x 100% Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại. Tỷ lệ nợ xấu (%) Tổng nợ xấu --- x 100% Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ so với kế hoạch (%) (Dư nợ thực tế - Dư nợ kế hoạch) ---x 100% Dư nợ năm trước

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng của ngân hàng trong việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch. Tỷ lệ nợ xấu đạt được so với kế hoạch (%) Tổng nợ xấu thực tế --- x 100% Tổng nợ xấu kế hoạch

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng của ngân hàng trong việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch. Tỷ lệ thu nhập lãi so với kế hoạch Thu nhập lãi thực tế --- x 100% Thu nhập lãi kế hoạch

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng của ngân hàng trong việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng an bình (Trang 29 - 32)