tại Abbank
Những quy định về tổ chức và kiểm soát nội bộ trong hoạt động cấp tín dụng đã góp phần tác động đến tính hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình như sau:
Chất lượng tín dụng tại Abbank:
Bảng 2.10 Chất lượng tín dụng Abbank giai đoạn 2012- 2014
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Nhóm 1 16.004 85,33% 20.294 85,82% 24.311 93,62%
Nhóm 2 2.220 11,84% 1.548 1,88% 487 1,88%
Nhóm 3 132 0,70% 264 1,12% 175 0,67%
Nhóm 4 33 0,18% 370 1,56% 133 0,51%
Nhóm 5 367 1,95% 960 4,06% 722 2,78%
(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo kiểm toán của Abbank từ 2012 – 2014)
Bảng 2.10 cho thấy nợ xấu (nhóm 03 – 05) của Abbank có xu hướng tăng từ 2012 qua 2013 nhưng giảm nhanh trong năm 2014. Theo đó, năm 2012, tỷ lệ nợ xấu tại Abbank là 2,29%. Năm 2013 tỷ lệ nợ xấu tại Abbank tăng lên 4,8%. Đến năm 2014, bằng việc tập trung nguồn lực toàn hàng để xử lý nợ xấu và áp dụng linh hoạt nhiều biện pháp, phương pháp xử lý nợ như đôn đốc, khởi kiện, thu hồi nợ tiền mặt, thu và xử lý tài sản đảm bảo, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng, bán nợ cho công ty quản lý tài sản của tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), nợ xấu của Abbank giảm còn 2,75% (đảm bảo quy định thấp hơn 3% của NHNN). Đánh giá về khả năng thu hồi của các khoản nợ xấu trên, do các khách hàng chỉ gặp khó khăn tạm thời, Abbank vẫn tạo điều kiện để
khách hàng duy trì hoạt động kinh doanh để có nguồn thu trả nợ, bên cạnh đó Abbank thoả thuận và đề nghị khách hàng bán bớt tài sản để trả nợ.
Cơ cấu tín dụng của Abbank:
- Theo kỳ hạn:
Đơn vị tính: tỷ đồng
(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo kiểm toán của Abbank từ 2012 – 2014)
Biểu đồ 2.11 Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn tại Abbank giai đoạn 2012-2014
Biểu đồ 2.11 cho thấy các khoản tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ tín dụng. Do trong 2012 - 2014 Abbank tập trung vào các khoản tín dụng ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn của các khách hàng cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp; để bù đắp vốn lưu động thiếu hụt tạm thời mang tính chất thời vụ của doanh nghiệp như: chi phí mua nguyên vật liệu sản xuất, thanh toán lương nhân công nhân, cấp tín dụng đáp ứng nhu cầu về vốn đối với hộ gia đình, hộ kinh doanh phục vụ chi tiêu, mua sắm vật dụng gia đình,... Với các khoản tín dụng trung và dài hạn, Abbank tập trung vào những khoản tín dụng bổ sung vốn đầu tư tài sản cố định, mua sắm thiết
11,904 13,233 12,637 3,596 4,932 5,625 3,255 5,481 7,707 - 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 2012 2013 2014 Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn
- Theo ngành nghề kinh doanh:
Bảng 2.12 Dư nợ cấp tín dụng theo ngành nghề tại Abbank giai đoạn 2012- 2014
Đơn vị tính: tỷ đồng
Ngành nghề 2012 2013 2014
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Công nghiệp chế
biến 3.870 20,63% 2.931 12,4% 1.599 6,16%
Xây dựng 2.242 11,96% 3.180 13,45% 3.161 12,17%
Thương nghiệp 1.172 6,25% 1.682 7,11% 3.801 14,64% Sản xuất phân phối
điện, khí 2.218 11,82% 2.395 10,13% 2.054 7,91%
Vận tải, kho bãi,
thông tin liên lạc 620 3,31% 1.085 4,59% 1.382 5,32% Nông nghiệp và lâm nghiệp 391 2,09% 253 1,07% 1.213 4,67% Hoạt động khoa học và công nghệ 214 1,14% 209 0,89% 115 0,44% Thủy sản 174 0,93% 139 0,59% 145 0,56% Khách sạn và nhà hàng 430 2,29% 345 1,46% 217 0,83% Y tế và cứu trợ xã hội 133 0,71% 101 0,43% 79 0,30% Bất động sản 1.074 5,73% 1.361 5,76% 1.400 5,39% Ngành khác 6.218 33,14% 9.965 42,12% 10.805 41,61% Tổng cộng 17.756 100% 23.647 100% 25.969 100%
(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo kiểm toán của Abbank từ 2012 – 2014)
Bảng 2.12 cho thấy, Abbank tập trung chủ yếu cho vay đối với ngành công nghiệp chế biến, xây dựng; kế đến là thương nghiệp, sản xuất phân phối điện khí và bất động
sản; sự tăng trưởng ổn định trong dư nợ của các ngành nghề này là do các đóng góp từ chính sách lãi suất cho vay cạnh tranh của Abbank, sự cải thiện trong chất lượng phục vụ khách hàng, chính sách tín dụng linh hoạt.
Kết quả ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đến các chỉ tiêu hiệu quả tín dụng Bảng 2.13 KSNB ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng NHTMCP An Bình giai đoạn
2012 - 2014
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Đánh giá
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%)
23.266 37.558 42.633 Dư nợ tín dụng tăng đều và khá ổn định từ 2012 đến 2014. Điều này thể hiện khả năng mở rộng tín dụng tốt của Abbank.
Tỷ lệ nợ quá hạn (%)
11,8 8,9 3,9 Tỷ lệ nợ quá hạn giảm dần từ 2012 đến 2014 mặc dù dư nợ tín dụng vẫn tăng trong giai đoạn này. Điều đó thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng, khả năng quản lý tín dụng và đôn đốc thu hồi nợ tốt.
Tỷ lệ nợ xấu (%)
2,29 4,8 2,75 Tỷ lệ nợ xấu 2014 giảm đáng kể và xuống dưới 3% so với năm 2013, thể hiện chất lượng tín dụng được cải thiện. Tuy nhiên nợ xấu trong 2013 đã tăng khá cao so với 2012. Thu nhập
từ lãi (tỷ đồng)
1.668 1.316 1.381 Thu nhập từ lãi nhìn chung giảm trong giai đoạn 2012 – 2014. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Abbank khá kém trong giai đoạn này.
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 KH TH KH TH KH TH Dư nợ (tỷ đồng) 24.751 23.266 24.744 37.558 40.998 42.633 Thu nhập lãi (tỷ đồng) 1.546 1.668 1.653 1.316 1.629 1.381 Tỷ lệ nợ xấu (%) 3,23 2,29 3,42 4,8 4,49 2,75
Dư nợ tín dụng tăng đáng kể so với kế hoạch thể hiện sự phát triển trong hoạt động tín dụng của khách hàng, đặc biệt là trong năm 2013 và 2014. Trong năm 2012 dư nợ tín dụng có giảm nhẹ so với kế hoạch nhưng nhìn chung giai đoạn 2012 – 2014 thì dư nợ tín dụng vẫn tăng cao.
Thu nhập lãi đạt được từ 2012 – 2014 nhìn chung khá thấp so với kế hoạch. Thể hiện khả năng kém của Abbank trong việc đạt được thu nhập lãi như mong muốn.
Tỷ lệ nợ xấu thấp hơn nhiều so với kế hoạch thể hiện sự cố gắng và nỗ lực của Abbank, và sự thành công đáng kể trong việc đưa tỷ lệ nợ xấu của Abbank xuống dưới 3%. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu có tăng cao trong năm 2013 nhưng nhìn chung đã được kiểm soát tốt trong năm 2014.
Tóm lại, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng nhờ kiểm soát nội bộ nhìn chung khá tốt, ngoại trừ chỉ tiêu thu nhập lãi. Điều đó thể hiện phần nào hiệu quả kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng của Abbank.
Kết luận chương 2
Thông qua chương 2, tác giả đã giới thiệu chung về hoạt động của NHTM Cổ Phần An Bình, thực trạng về tổ chức và quy định của KSNB ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cấp tín dụng. Từ đó đánh giá tính hữu hiệu của KSNB hoạt động tín dụng tại NHTMCP An Bình.
Tuy nhiên để đánh giá toàn diện hơn HTKSNB hoạt động tín dụng của ngân hàng An Bình, chúng ta cần đi sâu tìm hiểu hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực và hiệu quả của HTKSNB hoạt động tín dụng của ngân hàng An Bình.
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HIỆU LỰC CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH 3.1 Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 3.1.1 Mô hình nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này, tác giả tập trung xây dựng thang đo và bảng câu hỏi để đánh giá tính hữu hiệu của HTKSNB hoạt động tín dụng, khảo sát ý kiến từ các nhân viên tín dụng, cán bộ quản lý (Trưởng đơn vị, Trưởng bộ phận tín dụng…) và nhân viên kiểm toán nội bộ về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Abbank.
Từ kết quả thu thập được, tác giả sử dụng phần mềm thống kê SPSS để đánh giá độ tin cậy của thông tin thu thập được, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình.
3.1.2 Quy trình nghiên cứu
Dựa vào vấn đề nghiên cứu đã được xác định, tác giả khái quát lại quy trình nghiên cứu như sau:
1. Xác định vấn đề nghiên cứu
2. Xây dựng cơ sở lý luận kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng
3. Đánh giá tổ chức và quy trình kiểm soát nội bộ tại NHTMCP An Bình 4. Đánh giá ảnh hưởng của KSNB đến tính hiệu quả hoạt động tín dụng tại
NHTMCP An Bình
5. Thiết kế thang đo và bảng câu hỏi về KSNB hoạt động tín dụng 6. Khảo sát thực tế KSNB hoạt động tín dụng tại NHTMCP An Bình 7. Xử lý dữ liệu (đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích hồi quy
khám phá EFA, phân tích hồi quy bội, kiểm định phương sai một yếu tố) 8. Đưa ra kết quả và giải pháp
3.1.3 Thiết kế thang đo và bảng câu hỏi
Tác giả tiến hành cuộc khảo sát theo phương pháp sau: sử dụng bảng câu hỏi về HTKSNB (câu hỏi đóng, trả lời theo 5 mức độ)8 để khảo sát thực trạng kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại NHTMCP An Bình.
1. Kém 2. Yếu 3. Trung bình 4. Khá 5. Tốt
STT Mã Nội dung câu hỏi 1 2 3 4 5
I. Môi trường kiểm soát
1 MT1 Các quy định về quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng. 2 MT2 Quy trình tuyển dụng nhân viên tín
dụng.
3 MT3 Tính phổ biến của các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đến từng nhân viên.
4 MT4
Tính phổ biến của chức năng nhiệm vụ phòng tín dụng đến từng nhân viên tín dụng.
5 MT5 Mức độ độc lập của KTNB với ban điều hành và phòng ban nghiệp vụ. 6 MT6 Trình độ, năng lực của KTNB
II. Đánh giá rủi ro
7 DG1 Việc đánh giá, giám sát rủi ro tín dụng thông qua các cấp của ngân hàng.
8 DG2
Tính kịp thời của các cảnh báo rủi ro khi có sự thay đổi bất lợi trong môi trường kinh doanh.
9 DG3
Tính cập nhật của các quy định về ngành nghề kinh doanh, quản lý rủi ro tín dụng.
III. Các thủ tục kiểm soát
10 TTKS1
Tính tuân thủ nguyên tắc mọi công việc đều phải được kiểm tra qua ít nhất 2 người.
11 TTKS2
Tính tuân thủ hạn mức tín dụng cho 1 khách hàng, các bên liên quan và các trường hợp quy định khác.
12 TTKS3
Tính rõ ràng trong quy định trách nhiệm của các bộ phận liên quan trong quy trình tín dụng.
13 TTKS4
Tính tuân thủ hạn mức xét duyệt cấp tín dụng của 1 Phòng giao dịch, chi nhánh cho một khách hàng.
14 TTKS5 Tính tuân thủ trong quy định các công việc cần phải làm sau cấp tín dụng. 15 TTKS6 Tính tuân thủ trong quy định an toàn
kho quỹ. 16 TTKS7
Tính tuân thủ các thủ tục kiểm soát đảm bảo an toàn hệ thống thông tin máy tính.
IV. Thông tin và truyền thông
17 TT1
Tính kịp thời trong truyền đạt thông tin phục vụ cho việc thừa hành, quản lý hoạt động. 18 TT2 Tính cập nhật và phổ biến các thông tin khách hàng sau cấp tín dụng đến các các nhân viên phòng tín dụng. 19 TT3
Các biện pháp đảm bảo chất lượng của hệ thống thông tin kế toán hoạt động tín dụng.
20 TT4
Các giải pháp khuyến khích nhân viên góp ý xây dựng và hoàn thiện quy trình, quy chế tín dụng.
21 TT5 Cách trình bày các thông tin quan trọng trên văn bản để người đọc chú ý.
V. Giám sát
20 GS1 Chất lượng các cảnh báo rủi ro của KTNB trong mỗi đợt kiểm toán. 21 GS2
Chất lượng của các báo cáo tự kiểm tra chấn chỉnh gửi đến ban lãnh đạo ngân hàng và KTNB.
22 GS3
Tính kịp thời các cảnh báo rủi ro tín dụng trong ngân hàng của ủy ban quản lý rủi ro tín dụng.
VI. Đánh giá tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng
23 HH
Tính hữu hiệu của HTKSNB hoạt động tín dụng trong việc ngăn chặn, phòng ngừa rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.
3.1.4 Thiết kế mẫu
Để được các nhân viên, cán bộ quản lý và nhân viên kiểm toán nội bộ trả lời câu hỏi khảo sát, tác giả đã gửi Phiếu khảo sát qua email/fax đến các chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ thống Abbank.
Thời gian khảo sát: Từ ngày 01/06/2015 đến ngày 20/06/2015.
Đối tượng và phạm vi khảo sát: nhân viên tín dụng, cán bộ quản lý và nhân viên kiểm toán nội bộ trong hệ thống Abbank.
Tổng số phiếu khảo sát được phát ra: 100 phiếu
3.1.5 Thu thập dữ liệu
Trong tổng số 100 phiếu khảo sát được phát ra thì có tổng số phiếu thu về: 86 phiếu, trong đó: số phiếu thu về từ nhân viên tín dụng: 49 phiếu, số phiếu thu về từ các cán bộ quản lý là 20 phiếu, từ các nhân viên kiểm toán nội bộ là: 17 phiếu. Các phiếu thu về (86 phiếu) đều hợp lệ và bao quát trong toàn hệ thống, mang tính đại diện cho tổng thể và đạt được mục tiêu gửi phiếu khảo sát ban đầu. Trong đó số lượng nhân sự có thời gian công tác tại Abbank từ 1-3 năm là 46 nhân viên (53%), trên 3 năm là 33 nhân viên (38%) và dưới 1 năm là 7 nhân viên (9%).
3.1.6 Phân tích dữ liệu
Tuy số lượng phiếu khảo sát thu về không nhiều nhưng cũng thể hiện được mức độ đại diện của mẫu nghiên cứu từ: nhân viên tín dụng, các cán bộ quản lý và nhân viên kiểm toán nội bộ trong toàn hệ thống. Kết quả khảo sát được tổng hợp như sau:
Bảng 3.1 Thống kê đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng Abbank
STT Mã Tốt Khá Trung
bình
Yếu Rất yếu Môi trường kiểm soát
1 MT1 59% 41% 2 MT2 48% 52% 3 MT3 60% 40% 4 MT4 64% 36% 5 MT5 50% 50% 6 MT6 36% 64% Đánh giá rủi ro 1 DG1 58% 42% 2 DG2 24% 76% 3 DG3 44% 56% Thủ tục kiểm soát 1 TTKS1 19% 81% 2 TTKS2 55% 45% 3 TTKS3 50% 50% 4 TTKS4 63% 37% 5 TTKS5 83% 17% 6 TTKS6 83% 17% 7 TTKS7 62% 38%
Thông tin và truyền thông
1 TT1 76% 24% 2 TT2 72% 28% 3 TT3 71% 29% 4 TT4 78% 22% 5 TT5 76% 24% Giám sát 1 GS1 87% 13% 2 GS2 76% 24% 3 GS3 66% 34%
Môi trường kiểm soát:
Bảng 3.1 cho thấy đa phần các yếu tố thuộc về môi trường kiểm soát đều được đánh giá khá cao. Điều này cho thấy thái độ của Ban lãnh đạo Abbank trong việc ngăn ngừa và phòng chống rủi ro. Ngoài ra ban lãnh đạo Abbank đã thiết lập cơ cấu tổ chức, quy trình tuyển dụng, chính sách tín dụng phù hợp; quy định đầy đủ, rõ ràng nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của nhân viên. Các yếu tố trên đã tạo môi trường thuận lợi cho HTKSNB trong kiểm soát hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, sự độc lập cũng như tiêu chuẩn về trình độ, năng lực của KTNB cần được xem xét cải thiện hơn. Ngoài ra quy trình tuyển dụng nhân viên tín dụng cần phải được xem xét nhằm đảm bảo nhân viên được tuyển phải có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực tín dụng.
Phân tích và đánh giá rủi ro
Bảng 3.1 cho thấy hệ thống giám sát và đánh giá rủi ro của Abbank nhìn chung tương đối trung bình. Rủi ro tín dụng được đánh giá và giám sát bởi các phòng ban nghiệp vụ và ủy ban quản lý rủi ro tín dụng. Tuy nhiên ngân hàng cần nâng cao hiệu quả hoạt động cảnh báo rủi ro, cần phản ứng nhanh nhạy hơn khi có sự thay đổi trong môi trường kinh doanh… có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động ngân hàng. Ngoài ra các quy định mới về ngành nghề kinh doanh, văn bản lập quy, các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ vẫn chưa có tính cập nhật và truyền đạt kịp thời cho bộ phận tín dụng và các phòng ban có liên quan.
Các thủ tục kiểm soát