Mục tiêu của phân tích phương sai là so sánh trung bình của nhiều nhóm (tổng thể) dựa trên các số trung bình của các mẫu quan sát từ các nhóm này và thông qua kiểm định giả thuyết để kết luận về sự bằng nhau của các số trung bình này. Trong nghiên cứu, phân tích phương sai được dùng như là một công cụ để xem xét ảnh hưởng của một hay một số yếu tố nguyên nhân (định tính) đến một yếu tố kết quả (định lượng).
Phân tích phương sai một yếu tố là phân tích ảnh hưởng của một yếu tố nguyên nhân (dạng biến định tính) đến một yếu tố kết quả (dạng biến định lượng) đang nghiên cứu.
Kết quả kiểm định ở phụ lục 5 cho thấy ảnh hưởng của của yếu tố chức vụ đến kết quả đang nghiên cứu. Bảng kết quả ở phụ lục 5.1 cho thấy các đại lượng thống kê mô tả cho từng nhóm và cho toàn bộ mẫu nghiên cứu. Bảng kết quả ở phụ lục 5.2 cho thấy kết quả kiểm định phương sai. Với mức ý nghĩa 0,394 > mức ý nghĩa 0,1 có thể nói phương sai của việc đánh giá tầm quan trọng của yếu tố chức vụ giữa 3 nhóm không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy kết quả phân tích Anova có thể sử dụng tốt. Bảng kết quả ở phụ lục 5.3 trình bày phân tích Anova. Với mức ý nghĩa quan sát là 0,000 < mức ý nghĩa 0,1 như vậy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự đánh giá tầm quan trọng của yếu tố chức vụ giữa 3 nhóm khác nhau. Nhìn vào bảng thống kê
chúng ta có thể thấy nhóm cán bộ quản lý có vẻ đánh giá cao hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng hơn cán bộ tín dụng và kiểm toán nội bộ.
Kết luận chương 3
Thông qua chương 3, tác giả đã đưa ra được mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu tính hiệu lực và hiệu quả của HTKSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng An Bình. Dựa trên mô hình đó, tác giả phân tích đánh giá chất lượng từng nhân tố, đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích hồi quy bội và phương sai một yếu tố. Các kết quả phân tích bằng mô hình SPSS trong chương 3 đều cho kết quả tin cậy của dữ liệu, phù hợp để cho ra các đánh giá và giải pháp nghiên cứu.
Qua việc mô tả thực trạng HTKSNB đối với hoạt động tín dụng tại Abbank và vận dụng những lý luận về HTKSNB, tác giả sẽ đánh giá những ưu điểm và những tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ đồng thời đề xuất một số giải pháp, kiến nghị với Abbank trong chương 4.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO TÍNH HỮU HIỆU CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH 4.1Kết quả nghiên cứu kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần An Bình
4.1.1 Kết quả và hạn chế đạt của kiểm soát nội bộ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình
4.1.1.1 Kết quả của kiểm soát nội bộ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng
Có thể nói kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Abbank trong giai đoạn 2012 – 2014 đã giúp gia tăng đáng kể hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng trong giai đoạn này.
Thứ nhất, tăng trưởng tín dụng của Abbank đều và ổn định. Thứ hai, tỷ lệ nợ quá hạn giảm thấp đều dần từ 2012 – 2014.
Thứ ba, Abbank thực hiện nghiêm túc các quy định của NHNN, đảm bảo phát triển an toàn, tăng cường quản lý rủi ro, kiểm tra kiểm soát nội bộ và xử lý nợ. Đặc biệt Abbank đã thành công trong công tác xử lý nợ khi giảm nợ xấu từ mức 4,8% (cuối năm 2013) xuống mức 2,75% (cuối năm 2014) và sẽ tiếp tục duy trì mức nợ xấu dưới 3% theo yêu cầu của NHNN trong năm 2015. Đây là một trong những thành công đáng kể của Abbank trong bối cảnh rất nhiều ngân hàng trong nước đang phải vật lộn với bài toán nợ xấu.
Thứ tư, vị thế của Abbank ngày càng được cải thiện, số lượng khách hàng tìm đến ngân hàng ngày càng nhiều dựa trên uy tín hoạt động của ngân hàng.
Ngoài ra, Abbank đã quy định khá đầy đủ về tổ chức và quy định kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng, mỗi quy định đều có các cơ chế kiểm soát được lồng ghép bên trong. Điều này giúp ngân hàng có thể hạn chế được rủi ro tín dụng trong thực tế hoạt động.
4.1.1.2 Hạn chế của kiểm soát nội bộ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng
Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng đã góp phần lớn giúp cho hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, HTKSNB hoạt động tín dụng cũng có những hạn chế nhất định:
Thứ nhất, vấn đề quản lý nợ xấu của ngân hàng chưa thật tốt trong giai đoạn 2012 – 2014, đặc biệt là trong năm 2013 nợ xấu tăng đáng kể, từ 2,29% lên 4,8%, chỉ giảm xuống 2,75% trong năm 2014 dưới áp lực phải giảm nợ xấu xuống để đảm bảo tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo quy định của NHNN. Trong năm 2013, kế hoạch nợ xấu là 3,42% nhưng thực tế đã tăng vượt kế hoạch và đạt tới 4,8%. Điều này cho thấy việc thẩm định, quản lý, giám sát các hồ sơ vay trước, trong và sau cấp tín dụng của ngân hàng chưa thực tốt, để cho nợ xấu tăng đáng kể ngoài tầm kiểm soát.
Thứ hai, hiệu quả tín dụng của ngân hàng trong giai đoạn 2012 - 2014 ngày càng giảm thấp (thông qua chỉ tiêu thu nhập lãi), thu nhập lãi đạt được so với kế hoạch cũng thấp đáng kể. Điều này cho thấy khả năng quản lý sự hiệu quả của ngân hàng khá kém.
Thứ ba, hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng Abbank còn mang tính hình thức. Hệ thống chấm điểm tín dụng đối với công tác xét duyệt cấp tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi nó được xem như là thước đo rủi ro chung đối với khách hàng, khắc phục được tình trạng cùng một khách hàng nhưng có đơn vị cho vay còn đơn vị khác thì từ chối cho vay. Tuy nhiên, công tác này còn mang tính hình thức và còn nhiều yếu tố định tính, do đó dễ dẫn đến tình trạng kết quả chấm điểm tín dụng chưa được đánh giá chính xác và khách quan. Bởi theo quy trình cấp tín dụng, khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, nhân viên tín dụng trực tiếp tiếp xúc khách hàng và thu thập các hồ sơ, chứng từ, thông tin liên quan. Căn cứ theo đó, nhân viên tín dụng sẽ nhập thông tin khách hàng theo từng chỉ tiêu có sẵn trên hệ thống và tự cho điểm theo từng chỉ tiêu. Để được xét duyệt cấp tín dụng thì khách hàng phải đạt số điểm tín dụng tối thiểu. Bên cạnh đó, các yếu tố định tính lại được cho điểm theo ý chí chủ quan của nhân viên chấm điểm nên khó đánh giá độ chính xác của từng chỉ tiêu. Do đó, hầu hết khách hàng có nhu cầu vay
vốn đều được nhân viên tín dụng chấm điểm đạt số điểm tối thiểu và tiến hành thực hiện các thủ tục xét duyệt vay vốn kế tiếp.
Kết quả chấm điểm từ Hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ vẫn chưa được sử dụng trong việc đánh giá rủi ro, khả năng trả nợ của khách hàng mà chỉ là một trong những thủ tục bắt buộc phải thực hiện khi tiếp nhận hồ sơ tín dụng. Theo ông Phạm Huy Hùng – Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietinbank: “Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại các NHTM Việt Nam hiện nay đều được xây dựng theo phương pháp chuyên gia, nghĩa là việc lựa chọn, quyết định toàn bộ các yếu tố cơ bản của hệ thống xếp hạng (bộ chỉ tiêu, trọng số của từng chỉ tiêu) hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của các chuyên gia thay vì dựa trên dữ liệu thống kê lịch sử và phân tích mô hình kinh tế lượng. Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ mang tính chủ quan và chưa thực sự là căn cứ để làm cơ sở xây dựng các thước đo lượng hóa rủi ro, hỗ trợ ngân hàng tính toán chuẩn xác tổn thất dự tính và vốn yêu cầu vốn tối thiểu bù đắp rủi ro. Điều này dẫn đến hạn chế trong quản trị rủi ro danh mục, định giá tín dụng, xác định khẩu vị rủi ro… của ngân hàng”.