2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển6
Ngày thành lập: 13/05/1993
Trụ sở chính: 78 - 80 Cách Mạng Tháng 8, Phường 6, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh Vốn điều lệ: gần 4.800 tỷ đồng tại 31/12/2014.
Mạng lưới hoạt động gồm 146 điểm giao dịch tại 29 tỉnh thành trên toàn quốc tại 31/12/2014.
Các cổ đông lớn trong và ngoài nước:
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN,
- Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội – Geleximco, - Maybank - ngân hàng lớn nhất Malaysia,
- Tổ chức tài chính quốc tế - IFC (trực thuộc Ngân hàng Thế giới).
Các nhóm khách hàng mục tiêu hiện nay của ABBANK bao gồm: nhóm khách hàng doanh nghiệp, nhóm khách hàng cá nhân và nhóm khách hàng điện lực.
2.1.1.2 Sơ đồ tổ chức
(Nguồn: Báo cáo thường niên Abbank 2014)
Sơ đồ 2.1 tổ chức hoạt động tại Abbank
2.1.2 Thực tế về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình giai đoạn 2012 – 2014
Giai đoạn 2012 – 2014 là giai đoạn đầy khó khăn và thách thức do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những hệ lụy của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn còn phục hồi chậm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT KIỂM TOÁN NỘI BỘ VĂN PHÒNG HĐQT
CÁC ỦY BAN THUỘC HĐQT . ỦY BAN NHÂN SỰ
. ỦY BAN QUẢN LÝ RỦI RO BAN ĐIỀU
HÀNH VĂN PHÒNG KHU
VỰC MIỀN BẮC
HỘI ĐỒNG TRỰC THUỘC BAN ĐIỀU HÀNH
. Hội đồng quản lý tài sản nợ - có . Hội đồng rủi ro
. Hội đồng đầu tư . Hội đồng tín dụng
. Ủy ban phòng chống rửa tiền KHỐI KHCN KHỐI KHDN KHỐI NGUỒN VỐN VÀ ĐẦU TƯ BAN XỬ LÝ NỢ KHỐI QUẢN LÝ TÍN DỤNG BAN PHÁP CHẾ & TUÂN THỦ KHỐI VẬN HÀNH KHỐI TÀI CHÍNH KẾ TOÁN KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO KHỐI CNTT KHỐI QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC KHỐI CHIẾN LƯỢC & PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH, PGD
kinh tế Việt Nam cũng đạt được những thành công nhất định, những bất ổn của nền kinh tế vĩ mô đã được kiểm soát và nền kinh tế đã dần đi vào quỹ đạo tăng trưởng. Tuy nhiên bên cạnh những thành công đấy thì hoạt động ngân hàng trong giai đoạn này cũng còn đối mặt với nhiều khó khăn thách thức: tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức cao và chất lượng tín dụng vẫn chưa cho thấy nhiều cải thiện.
Trong bối cảnh chung của nền kinh tế trong nước, hoạt động của Abbank cũng đạt được những thành tựu nhất định. Tăng trưởng tính dụng, huy động vốn ổn định và nợ xấu được kiểm soát dưới mức 3%; mạng lưới Abbank đến hết ngày 31/12/2014 đạt 146 điểm giao dịch, bao gồm: 01 sở giao dịch, 29 chi nhánh, 101 phòng giao dịch, 15 quỹ tiết kiệm. Số lượng điểm giao dịch Abbank đã tăng thêm 1 phòng giao dịch so với 2013 và 6 phòng giao dịch so với 2012.
Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh Abbank từ 2012 - 2014
ĐVT: Tỷ đồng
Năm 2012 2013 2014
Tổng tài sản 46.166 57.792 67.198
Vốn huy động 40.560 51.150 60.712
Dư nợ tín dụng 23.266 37.558 42.633
Lợi nhuận trước thuế 492 190,8 133,6
(Nguồn: tổng hợp từ các báo cáo kinh doanh của Abbank từ 2012 – 2014)
Bảng 2.2 cho thấy, giai đoạn 2012 - 2014, hệ thống ngân hàng trong nước chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, khủng hoảng về mặt hoạt động trong ngành ngân hàng, nợ xấu tăng cao, lợi nhuận sụt giảm nghiêm trọng, những vụ án vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng (2012)... Tình hình hoạt động kinh doanh của Abbank cũng không nằm ngoài các tác động tiêu cực đó.
- Về huy động vốn:
Tính đến 31/12/2014, tổng số dư huy động của Abbank đạt 60.712 tỷ đồng, tăng 19% (tương đương 9.562 tỷ đồng) so với năm 2013.
Để đạt được những thành tích trên, bên cạnh việc vừa tuân thủ chặt chẽ các chính sách của NHNN, vừa chủ động theo sát và bắt kịp thị trường, Abbank đã triển khai nhiều sản phẩm huy động mới, không ngừng cải tiến các sản phẩm và dịch vụ hiện có song song với việc tổ chức các chương trình chăm sóc khách hàng, chương trình khuyến mãi.
- Về dư nợ tín dụng:
Đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng đa dạng của các cá nhân và doanh nghiệp trong nước, Abbank cung cấp nhiều hình thức tín dụng khác nhau. Đối với tín dụng ngắn hạn, Abbank sử dụng các phương thức tín dụng như: Cho vay theo món, cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay theo hạn mức, bảo lãnh trong và ngoài nước như dự thầu, thực hiện hợp đồng. Đối với tín dụng trung dài hạn, Abbank cho vay trung dài hạn đầu tư phát triển dự án, cho vay hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ…
Dư nợ tín dụng của Abbank tăng qua các năm từ 2012 - 2014. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng chậm lại trong năm 2014, tín dụng tăng chậm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kéo theo những khó khăn của kinh tế trong nước và nhiều doanh nghiệp hoạt động trì trệ, thu hẹp quy mô hoặc ngừng hoạt động. Việc tăng trưởng chậm lại này phù hợp với định hướng chính sách tiền tệ chặt chẽ của Chính phủ, NHNN Việt Nam nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Bên cạnh tăng trưởng tín dụng, Abbank cũng quan tâm kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng.
- Về lợi nhuận:
Từ năm 2012 đến năm 2014, lợi nhuận Abbank đạt cao nhất là vào năm 2012, lợi nhuận trước thuế đạt 492 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận của Abbank các năm 2013 và 2014 sụt giảm đáng kể, giảm theo tình hình chung của nền kinh tế.
Nhìn chung, quy mô về huy động và tín dụng cơ bản vẫn tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên lợi nhuận trước thuế giảm đáng kể từ năm 2012 đến năm 2014. Nguyên nhân chủ yếu là do trong giai đoạn này, nền kinh tế còn nhiều khó khăn, hoạt động sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chưa khởi sắc trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu...
2.2 Thực trạng về tổ chức và quy định nội bộ của kiểm soát nội bộ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cấp tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình. 2.2.1 Thực tế về tổ chức và quy định kiểm soát nội bộ trong hoạt động cấp tín
dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình. 2.2.1.1 Cơ cấu tổ chức
(Nguồn: Ngân hàng TMCP An Bình)
Sơ đồ 2.3 Cơ cấu tổ chức Abbank
Đây là ma trận kiểm soát theo chiều dọc hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại NHTMCP An Bình, trong đó hoạt động tín dụng được chia thành các hội đồng kiểm soát từ ngân hàng đến các phòng giao dịch. Hội đồng tín dụng là đơn vị có thẩm quyền phán quyết cấp tín dụng theo nguyên tắc tập thể. Theo đó hội đồng tín dụng các
Hội đồng tín dụng ngân hàng Hội đồng tín dụng hội sở Hội đồng tín dụng chi nhánh Hội đồng tín dụng phòng giao dịch Phòng kinh doanh (Chi nhánh, PGD) Bộ phận pháp lý chứng từ
-Trưởng/phó phòng kinh doanh -Kiểm soát viên
cấp xem xét và phán quyết cấp tín dụng thông qua ý kiến biểu quyết công khai và nội dung phán quyết phải được sự đồng thuận của tất cả các thành viên hội đồng tín dụng.
Hội đồng tín dụng ngân hàng: Là đơn vị có thẩm quyền cấp tín dụng đối với các khoản tín dụng vượt mức phán quyết của hội đồng tín dụng hội sở và được Hội đồng quản trị thành lập, quy định trong từng thời kỳ.
Hội đồng tín dụng hội sở: Là đơn vị có thẩm quyền cấp tín dụng đối với các khoản cấp tín dụng vượt mức phán quyết của Tổng giám đốc và được Hội đồng quản trị thành lập và quy định trong từng thời kỳ.
Hội đồng tín dụng chi nhánh: Là đơn vị có thẩm quyền cấp tín dụng đối với các khoản cấp tín dụng tại chi nhánh thuộc mức phán quyết được phân quyền hoặc đưa ra ý kiến đề xuất chính thức đối với các khoản cấp tín dụng vượt mức phán quyết được phân quyền. Hội đồng tín dụng chi nhánh do Tổng giám đốc thành lập và quy định trong từng thời kỳ.
Hội đồng tín dụng phòng giao dịch: Là đơn vị có thẩm quyền cấp tín dụng đối với các khoản cấp tín dụng tại phòng giao dịch thuộc mức phán quyết được phân quyền hoặc đưa ra ý kiến đề xuất chính thức đối với các khoản cấp tín dụng vượt mức phán quyết được phân quyền. Hội đồng tín dụng phòng giao dịch do Tổng giám đốc quy định trong từng thời kỳ.
Bộ phận pháp lý chứng từ: Chịu trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ tín dụng, đảm bảo phù hợp với các quy định quản lý nhà nước.
2.2.1.2 Đánh giá về tổ chức và quy định kiểm soát nội bộ trong hoạt động cấp tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình
Dựa vào yêu cầu và nguyên tắc hoạt động của HTKSNB theo thông tư 44 đã phân tích ở mục 1.3.1 và các cơ chế kiểm soát nội bộ7, tác giả tiến hành đánh tính đầy đủ về tổ chức và quy định kiểm soát nội bộ tại Abbank:
Bảng 2.4 Thực tế tổ chức và kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng tại Abbank
Stt Quy định
Các thủ tục kiểm soát (cơ chế kiểm soát) Phê duyệt Định dạng trước Báo cáo bất thường Bảo vệ tài sản Bất kiêm nhiệm Sử dụng chỉ tiêu Đối chiếu Kiểm tra và theo dõi 1 Quy chế phán quyết cấp tín dụng (QĐ 13/2014/HĐQT)
2 Báo cáo giao dịch đáng ngờ (QĐ 2026/2014/PLTT) 3 Quy trình lõi cấp tín dụng (QĐ 1223/2014/QĐ-QLTD)
4 Giao nhận, luân chuyển và bảo quản tài sản đảm bảo (QĐ 1498/2014/NQ)
5 Chính sách tín dụng (QĐ 567/2012/HĐQT)
6 Hướng dẫn phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng (CV 736/2014/QLRR) 7 Biểu mẫu hợp đồng tín dụng (QĐ 3622/2014/PLTT) 8 Xếp hạng tín dụng nội bộ (CV1581/2014/QLRR)
9 Cảnh báo cho vay cầm cố chứng khoán (CV 3513/2013/QLRR) 10 Các tiêu chí cảnh báo sớm nợ có vấn đề (QĐ 3135/2014/QLRR)
11 Kế hoạch kinh doanh năm 2012, 2013, 2014 12 Hệ thống chức danh, tiêu chuẩn tuyển dụng (QĐ 2965/2014/NS)
13 Chính sách kiểm toán nội bộ (QĐ 02/2012/BKS)
(Nguồn: tổng hợp từ các quy định nội bộ của Abbank)
Như vậy, qua bảng 2.4, có thể thấy Abbank quy định tương đối đầy đủ về tổ chức và quy định kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng. Mỗi quy định hầu như đều có các cơ chế kiểm soát được lồng ghép bên trong.
Từ bảng tổng hợp đánh giá chung quy trình nghiệp tín dụng, tác giả đi vào chi tiết từng giai đoạn trong quy trình tín dụng:
2.2.1.3 Nguyên tắc phán quyết cấp tín dụng:
Để hạn chế rủi ro, sai sót và tiêu cực trong quá trình xem xét, thẩm định, và ra quyết định cấp tín dụng, hoạt động cấp tín dụng được thực hiện theo một số nguyên tắc sau:
Hội đồng quản trị phân quyền cho Hội đồng tín dụng ngân hàng, Hội đồng tín dụng hội sở, Tổng giám đốc về việc ra quyết định cấp tín dụng với hạn mức cụ thể phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời kỳ.
Trong khuôn khổ được phân quyền, Tổng giám đốc có thể ủy quyền lại cho các Phó Tổng giám đốc, Giám đốc khu vực, Hội đồng tín dụng chi nhánh, Hội đồng tín dụng phòng giao dịch tùy theo mộ hình và nhu cầu hoạt động của Abbank về
việc ra quyết định cấp tín dụng với hạn mức cụ thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, mô tả công việc.
Đối với các hồ sơ vượt quá thẩm quyền ra quyết định, các đơn vị trực thuộc Abbank phải trình xin ý kiến chấp thuận của cấp có thẩm quyền cao hơn trước khi cấp tín dụng.
Bảng 2.5 Mức phán quyết cấp tín dụng đối với hội sở
STT Hình thức cấp tín dụng
Mức phán quyết đối với 1 khách hàng Tổng giám
đốc HĐTD hội sở
HĐTD ngân hàng
1
Tổng mức cho vay, bảo lãnh, bao thanh toán, mở L/C trả
chậm, chiết khấu Tối đa 10 tỷ VND Trên 10 – 150 tỷ VND Tối đa 10% vốn tự có của ABBANK
2 Phát hành L/C trả ngay Tối đa 2 triệu USD Trên 2 – 7 triệu USD Tối đa 10% vốn tự có của ABBANK
3 Chiết khấu bộ chứng từ theo L/C xuất khẩu
Tối đa 2 triệu USD Trên 2 – 7 triệu USD Tối đa 10% vốn tự có của ABBANK
Bảng 2.6 Mức phán quyết cấp tín dụng cho chi nhánh
STT Hình thức cấp tín dụng Mức phán quyết của HĐTD đối với 1 KH Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4
1 Tổng mức cho vay, bảo lãnh, mở L/C trả chậm, bao thanh toán, chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu 5 tỷ VND 4 tỷ VND 3 tỷ VND 2 tỷ VND 2 Mở L/C trả ngay 500.000 USD 400.000 USD 300.000 USD 200.000 USD 3 Chiết khấu bộ chứng từ theo L/C xuất
khẩu. Trong đó: Cấp hạn mức chiết khấu bộ chứng từ 500.000 USD 400.000 USD 300.000 USD 200.000 USD Chiết khấu từng lần 250.000 USD 200.000 USD 150.000 USD 100.000 USD
(Nguồn: Quy chế phán quyết cấp tín dụng Ngân hàng TMCP An Bình)
Bảng 2.7 Mức phán quyết cấp tín dụng cho phòng giao dịch
STT Cấp tín dụng
Mức phán quyết tối đa của HĐTD đối với 1 KH
Mức 1 Mức 2
1 Tổng mức cấp tín dụng (cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, bao thanh toán và các hình thức cấp tín dụng khác)
2 tỷ VND 1,5 tỷ VND
(Nguồn: Quy chế phán quyết cấp tín dụng Ngân hàng TMCP An Bình)
2.2.1.4 Chính sách tín dụng tại Abbank:
Nhằm giúp các chi nhánh, phòng giao dịch có định hướng trước về đối tượng khách hàng mà Abbank khuyến khích cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng hay không cấp tín dụng trong từng thời kỳ, thì ngày 12/12/2012 Abbank đã ban hành quy định số 567/2012/HĐQT về chính sách tín dụng, trong đó đưa ra các tiêu chí cụ thể để xác định
rõ các đối tượng khách vay thuộc nhóm khuyến khích cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng hay không cấp tín dụng bao gồm:
- Nhóm tiêu chí xác định khách hàng bao gồm: Đối tượng khách hàng, địa điểm kinh doanh (đối với khách hàng doanh nghiệp)/ nơi làm việc, sinh sống (đối với khách hàng cá nhân); lịch sử quan hệ tín dụng; thông tin xã hội, mức độ hợp tác…
- Nhóm tiêu chí liên quan đến mục đích cấp tín dụng bao gồm: Ngành nghề kinh doanh; mục đích kinh doanh;
- Nhóm tiêu chí liên quan đến tình hình tài chính và nguồn trả nợ bao gồm: Năng lực kinh doanh; tình hình tài chính; nguồn thu nhập trả nợ; độ tin cậy của báo cáo kinh doanh; chỉ tiêu tài chính;
- Nhóm tiêu chí liên quan đến tài sản đảm bảo bao gồm: Loại tài sản đảm bảo; chủ sở hữu; tỷ lệ cấp tín dụng/ giá trị tài sản đảm bảo;
- Nhóm tiêu chí khác bao gồm: Thời hạn và loại tiền vay; số tiền cho vay; phương thức trả nợ…
2.2.1.5 Hệ thống thông tin
Để phục vụ yêu cầu quản lý, kiểm soát hoạt động tín dụng, Abbank hiện đang sử dụng hệ thống Core banking T24 – Hệ thống ngân hàng tích hợp cho phép quản lý số liệu của các chi nhánh trong cùng một sever tổng.
T24 là bước triển khai vượt bậc về công nghệ ngân hàng. Hệ thống phần mềm T24 có thiết kế một kho lưu trữ thông tin dữ liệu về khách hàng vay vốn như ngày giải ngân, ngày đáo hạn, lãi suất, tổng số tiền giải ngân, số tiền gốc và lãi đến hạn phải trả sắp tới, nợ gốc quá hạn, nợ trong hạn… Qua đó đã trợ giúp ngân hàng rất hữu hiệu trong công tác quản lý tín dụng… Việc truy cập vào hệ thống T24 được quy định như sau: mỗi nhân viên có một username và password riêng biệt để đăng nhập, nhân viên tín dụng chỉ có thể khởi tạo giao dịch tín dụng; Nhân viên kiểm soát chỉ có thể kiểm soát những nghiệp