6. Phương pháp nghiên cứu
1.4.3 Dạy học hình học lớp 9 rèn luyện được khả năng phát hiện vấn đề,
khơi dậy những ý tưởng mới
Về giảng dạy lý thuyết, cần tận dụng học phương pháp tập dượt nghiên cứu, trong đó giáo viên tạo ra các tình huống có vấn đề dẫn dắt học sinh tìm tòi, khám phá kiến thức mới. Chú ý thường xuyên tập dượt cho học sinh suy luận có lý
(thông qua quan sát, so sánh , đặc biệt hóa, khái quát hóa, quy nạp tương tự…) để có thể tự mình tìm tòi, dự đoán được những quy luật của thế giới khách qua, tự mình phát hiện và giải quyết vấn đề, dự đoán được các kết quả, tìm được hướng giải của một bài toán, hướng chứng minh một định lý. Nói cách khác là tăng cường cả hai bước suy đoán và suy diễn trong quá trình dạy toán.
Về thực hành giải toán, cần coi trọng các bài tập trong đó chưa rõ điều phải chứng minh, học sinh phải tự xác lập, tự tìm tòi để phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề.
Tại ví dụ 1.1, nếu như coi đường thẳng d là một con sông, hai điểm A, B là hai nhà ở hai bên con sông thì bài toán trở thành một vấn đề thực tế:
Nhà hai bạn A và B ở hai phía của con sông. Tìm vị trí xây cầu M, N qua con sông sao cho quãng đường đi từ nhà A đến nhà B là ngắn nhất
A
B
M
N
Hình 1.9
Nếu ta coi điểm A và B là hai viên bi của bàn Bida thì bài toán trở thành: Tìm cách bắn viên bi A vào thành rồi đập vào bi B.
Tìm cách bắn viên bi A đập hai lần vào hai thành bàn khác nhau rồi đập vào bi B.
Tìm cách bắn viên bi A đập ba lần vào ba thành bàn khác nhau rồi đập vào bi B.
Đây là các ý tưởng mới gắn với thực tế từ ví dụ 1.1. Tất nhiên chúng đều vận dụng tính chất đối xứng và tính chất đường thẳng là đường đi ngắn nhất để giải.