6. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Thực trạng rèn luyện, phát triển TDPB cho học sinh trong dạy học
hình học lớp 9
Để tìm hiểu kĩ hơn về TDPB của HS và việc phát triển TDPB trong dạy và học Toán ở trường THCS, chúng tôi đã tiến hành khảo sát để tìm hiểu thực trạng TDPB và việc phát triển TDPB của HS THCS
Mục đích: Tìm hiểu mức độ hiểu về TDPB của GV; thực trạng TDPB và phát triển TDPB của HS thông qua dạy học Toán ở trường THCS.
Đối tượng: Đối tượng khảo sát là 11 GV Toán đang trực tiếp dạy ở các trường THCS huyện Giao Thủy.
Nội dung: Tìm hiểu mức độ về TDPB của GV Toán ở THCS; tìm hiểu thực trạng TDPB và việc rèn luyện TDPB của HS THCS qua dạy học môn Toán.
Phương pháp: Để tìm hiểu các vấn đề nêu trên, tôi đã tiến hành dự giờ một số tiết Toán ở các lớp THCS; trò chuyện, phỏng vấn một số GV đang dạy trực tiếp tại trường THCS; sử dụng phiếu hỏi GV. Đồng thời, chúng tôi sử dụng phương pháp tổng kết kinh nghiệm và phương pháp nghiên cứu tài liệu liên quan đến thực trạng dạy học ở THCS.
Kết quả khảo sát:
Sau khi tiến hành khảo sát để tìm hiểu thực trạng TDPB và việc phát triển TDPB của HS, chúng tôi nhận thấy:
- 27,3% GV có hiểu biết chưa đầy đủ về TDPB, các thầy cô đó cho rằng TDPB là đưa ra một số ý kiến phản biện, không chấp nhận ý kiến của người khác.
- 18,2% GV thường xuyên rèn luyện TDPB cho HS. Đa phần GV chưa thấy được sự cần thiết của việc rèn luyện TDPB vào quá trình dạy và học.
- HS không muốn đứng lên đưa ra ý kiến của mình và bảo vệ ý kiến của mình trước cả lớp.
- GV có thực hiện các PPDH phát huy tính tích cực của HS tuy nhiên còn mang tính hình thức, chưa có chiều sâu vì thiếu nhiệt huyết và không thiết tha với yêu cầu cần phải đổi mới PPDH.
- Trong các tiết dự giờ, GV dạy nhưng không chú ý gì đến cách hình thành và rèn luyện TDPB cho HS, GV chỉ dạy sao cho hết các nội dung bài học theo nội dung SGK, đảm bảo giờ giấc là được. Vì thế, GV chưa dành đủ thời gian cho HS kịp nêu ý kiến, quan điểm, cách giải quyết của mình, ít tạo điều kiện cho HS tranh luận bàn bạc để tìm lời giải một bài toán hay một nội dung bài học vì vậy mà TDPB không được hình thành và phát triển.
Nhận xét và đánh giá:
Việc rèn luyện TDPB cho HS là thật sự cần thiết. GV cần nhận thức rõ về TDPB để ngay trong từng nội dung bài, từng tiết học GV luôn tạo điều kiện để HS phát huy hết năng lực tư duy trong đó có TDPB.
Theo chúng tôi các hạn chế trên có thể do những nguyên nhân sau:
- GV quen với cách dạy học truyền thống, HS tiếp nhận kiến thức dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của GV nên không có văn hóa phản biện.
- GV chưa dành thời gian đủ cho HS thực hiện các hoạt động học tập như: trình bày ý kiến, quan điểm của mình vì sợ trễ giờ, dạy không kịp bài theo phân phối chương trình.
- GV chưa hiểu TDPB rõ ràng, chính xác nên không biết cách khai thác nội dung dạy học như thế nào để rèn luyện TDPB cho HS.
- GV chưa thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết phải rèn luyện TDPB cho HS.
- Do ảnh hưởng một số điều kiện khách quan như: lớp học có số lượng HS đông; HS thường nhút nhát, rụt rè, thiếu tự tin; phương tiện dạy học còn thiếu thốn, cũ kỉ; các em nhầm lẫn giữa sự tôn trọng GV với việc đưa ra ý kiến của mình là cãi lại GV;… nên phần nào gây khó khăn và các hạn chế nhất định cho việc hình thành và rèn luyện TDPB của HS.