6. Phương pháp nghiên cứu
2.2.3. Biện pháp 3 Tập cho HS loại bỏ những thiếu sót, sai lầm trong lập
luận, phát hiện và khắc phục sai lầm bằng cách chọn lọc và kết hợp một cách khéo léo các phương pháp dạy học tích cực
a) Cơ sở của biện pháp
Một đặc điểm quan trọng của một người có TDPB là không có thành kiến, có bản lĩnh, tự tin. Để rèn luyện và phát triển TDPB cho HS, GV cần tập cho HS loại bỏ những thiếu sót trong lập luận và khắc phục sai lầm.
b) Ý nghĩa của biện pháp
Biện pháp hướng đến rèn luyện thái độ của HS: biết phát hiện thiếu sót, sai lầm của bản thân và khắc phục chúng.
c) Cách thức thực hiện biện pháp.
Biết nhận ra những thiếu sót, sai lầm trong lập luận là một trong những điểm quan trọng của người có tư duy phản biện. Phát hiện và khắc phục sai lầm là việc làm thường xuyên, luôn diễn ra trong quá trình học tập. Những sai lầm này có thể nằm trong chính lập luận của bản thân HS, cũng có thể ở lập luận của người khác mà HS được tiếp cận. Để phát hiện và khắc phục sai lầm trong quá trình học tập, HS phải xem xét, đánh giá, chỉ rõ được cơ sở của những lập luận đúng, đồng thời biết loại bỏ những lập luận sai hoặc không có căn cứ, qua đó, tư duy phản biện của HS được rèn luyện và phát triển.
Trong các giờ lên lớp, GV nên dành thời gian để HS trình bày ý tưởng hoặc cách giải quyết vấn đề của họ. Trong những cách giải quyết mà HS đưa ra có nhiều cách đúng, nhưng cũng có thể có cách sai. Trong bất kì trường hợp nào cũng cần tôn trọng ý kiến của HS, đồng thời tạo điều kiện để họ tự kiểm tra
lập luận của mình, và GV cũng cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cách lập luận đó bằng cách đặt hỏi “tại sao?”. Qua ý kiến của HS này, GV cần cho HS khác trao đổi, đánh giá để không những HS đó nhận ra sai lầm mà cả những HS khác cũng biết và tránh sai lầm đó.
Tại ví dụ 2.1, HS thường mắc các sai lầm sau: Sai lầm 1: lỗi trình bày.
Vì CM và CA là tiếp tuyến của đường tròn (O) OC là tia phân giác của góc ACM. Sai lầm 2: lỗi ngộ nhận.
Ta có: CO là tia phân giác của ACM (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau) DO là tia phân giác của BDM (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau) Suy ra CODO
Các biện pháp trên cần được thực hiện thường xuyên trong các giờ học, bằng cách sử dụng một cách có chọn lọc, kết hợp khéo léo những phương pháp dạy học tích cực như: Phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp dạy học dự án… Tư duy phản biện và các phương pháp dạy học hiện đại có mối liên hệ hai chiều: một mặt, tư duy phản biện tạo tiền đề để thực hiện có hiệu quả các phương pháp dạy học đó; mặt khác, kinh qua các hoạt động dạy học theo các phương pháp nói trên mà tư duy phản biện ngày càng được định hình và phát triển.
Tại ví dụ 2.1, GV có thể sử dụng phối hợp các phương pháp: phương pháp nêu vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp trực quan (sử dụng phần mềm hỗ trợ Geometry sketpatch)…