Phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tư duy phản biện cho học sinh trung học cơ sở trong dạy học hình học lớp 9 (Trang 69 - 71)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.3.2. Phương pháp thực nghiệm

Nội dung trong các giáo án thực nghiệm về cơ bản như nội dung có trong SGK Toán 9, bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng theo quy định của Bộ GD &

ĐT. Tuy nhiên, trong mỗi bài dạy cụ thể có thể có thêm hoạt động để phục vụ ý đồ đưa ra nhằm rèn luyện TDPB cho HS (Giáo án minh họa trong phần phụ lục). Sau khi dạy xong tiết thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra 1 tiết (Đề kiểm tra và dụng ý đối với từng câu trong đề kiểm tra trong phần phụ lục).

Hiệu quả của việc phát triển TDPB được chúng tôi đánh giá dựa trên cơ sở: - Sự hiểu biết của HS về kiến thức đã học.

- Kiểm tra kiến thức từng cá nhân HS của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng thông qua bài kiểm tra tự luận sau nội dung thực nghiệm.

- Sự tiến bộ của HS trong học tập nói chung: Thông qua quan sát và đánh giá của các GV khác, qua phụ huynh HS thông qua học tập, rèn luyện ở trường cũng như ở nhà.

Để đánh giá những nội dung trên, chúng tôi sử dụng các công cụ:

Kiểm tra tự luận: Nhằm đánh giá mức độ lĩnh hội bài học của HS qua các buổi học chuyên đề. Kiểm tra kiến thức của từng cá nhân của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng thông qua bài kiểm tra tự luận. Nội dung kiểm tra dựa vào mục tiêu giờ học trong kế hoạch bài học. Tất cả các bài kiểm tra được một người chấm theo thang điểm thống nhất từ 0 đến 10. Kết quả những bài kiểm tra này được xử lí theo điểm số trung bình cộng của cả đợt.

Quan sát trong lớp học: Tất cả các giờ học ở các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng đều được quan sát về các hoạt động của GV và HS gồm:

+ Mức độ tích cực học bài và hiểu bài thông qua kết quả kiểm tra bài cũ, kiểm tra vở ghi chép.

+ Trình tự lên lớp của GV, sự điều khiển và gợi ý cho các hoạt động của HS của GV.

+ Tính tích cực của HS trong giờ học, sự tập trung và nghiêm túc, số lượng và chất lượng của các câu trả lời của HS trong giờ học.

+ Mức độ đạt được của các mục tiêu bài dạy thông qua các câu hỏi của GV trong phần củng cố, vận dụng. Sau mỗi bài dạy có trao đổi với GV và HS, lắng nghe các ý kiến góp ý để rút kinh nghiệm cho bài dạy sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tư duy phản biện cho học sinh trung học cơ sở trong dạy học hình học lớp 9 (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)