Thiết kế bài giảng thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực trong dạy học môn lý luận chính trị ở trường cao đẳng (Trang 56 - 78)

6. Kết cấu của đề tài

2.2.3.Thiết kế bài giảng thực nghiệm

Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TBCN

I. Sản xuất hàng hóa

II. Quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa

III. Sản xuất giá trị thặng dư - Quy luật kinh tế cơ bản của CNTB IV. Các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư V. Lý luận của Lênin về chủ nghĩa tư bản độc quyền

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Giúp SV nắm được: Khái niệm hàng hóa, sản xuất hàng hóa, điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa để từ đó thấy rõ tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa và lượng giá trị của hàng hóa.

2. Kỹ năng

Biết vận dụng cơ sở lý luận của bài học vào xem xét, đánh giá các hiện tượng, các quá trình kinh tế của nền sản xuất hàng hóa ở trong nước nói chung và trên địa phương nói riêng.

3. Thái độ

Giúp cho SV có thái độ: Coi trọng đúng mức vai trò của hàng hóa, tiền tệ, sản xuất hàng hóa ở nước ta hiện nay theo định hướng XHCN.

II. Tài liệu

- Giáo trình: [1]. Sách giáo khoa môn chính trị đối với giáo dục đại học Phomma KAHKIK (2003)

- Tài liệu tham khảo:

1. Sách giáo khoa chính trị, giáo viên tiểu học 1 (2009)

2. Sách giáo khoa môn Kinh tế, giáo viên 2 hệ thống 11+3 (1996)

3. Sách giáo khoa môn khoa học chính trị 2 giáo viên hệ thống 8+3 năm (1998)

4 Sách giáo khoa môn khoa học chính trị 1 giáo viên, hệ thống 8+3 (1998)

III. Phương pháp dạy học

Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề.

IV. Phương tiện dạy học

Phấn, bảng. máy chiếu.

V. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số 2. Hoạt động dạy học

- Đặt vấn đề: Kinh tế chính trị Mác - Lênin là một trong ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác- Lênin. Kinh tế chính trị Mác - Lênin nghiên cứu những quy luật kinh tế của xã hội, đặc biệt là những quy luật kinh tế chi phối sự ra đời, phát triển của phương thức sản xuất TBCN.

Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, sự tồn tại của kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan. Nếu như trước đây, cơ chế kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp đã tạo cho người ta tâm lý trông chờ, ỷ lại vào nhà nước, thì ngày nay cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi chủ thể kinh tế phải thực sự tích cực, năng động, tính toán sát thực đến hiệu quả kinh tế.

Hay nói cách khác, để thích ứng với cuộc sống kinh tế thị trường, mỗi người cần hiểu rõ bản chất của các yếu tố cấu thành kinh tế thị trường. Nghĩa là phải nắm được bản chất của những vấn đề cơ bản như: Hàng hóa, tiền tệ, sản xuất hàng hóa.

Những vấn đề trên sẽ được làm sáng tỏ trong quá trình chúng ta nghiên cứu bài: "Sản xuất hàng hóa"

GV sử dụng phương pháp trình bày nêu vấn đề

Trong lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội có hai hình thức kinh tế rõ rệt là kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa. Vậy thế nào là kinh tế tự nhiên? Đặc trưng cơ bản của nó là gì? Kinh tế hàng hóa là gì? Ra đời dựa trên những điều kiện nào?

1. Hàng hóa a. Khái niệm

GV: Kết hợp thuyết trình với đàm thoại

Nhà ông A sản xuất muối một phần để ăn, phần còn lại để đổi lấy gạo, rau và đem bán ra thị trường, hoặc rau được trồng để cải thiện bữa ăn trong gia đình có phải là hàng hóa không? Vì sao?

Vậy một sản phẩm trở thành hàng hóa khi nào?

SV: Trả lời

GV: Hàng hóa là một vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con

người và đi vào quá trình tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán.

Từ khái niệm trên ta có thể rút ra mấy điểm chung về hàng hóa như sau:

- Là sản phẩm của lao động: Bất cứ thứ gì không do lao động làm ra, cho dù có lợi ích đến đâu cũng không phải là hàng hóa.

VD: Oxy trong không khí, nước ở dưới suối, cát, sỏi ở bờ sông, mặc dù

rất có ích đối với cuộc sống con người nhưng không do lao động làm ra, nên chúng không phải là hàng hóa.

- Thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người (được tiêu dùng và có ích): Một vật do lao động làm ra, cùng kết tinh một lượng lao động hao phí nhất định của người làm ra nó, nhưng nó không thõa mãn nhu cầu cho người khác, cho xã hội, nên vật đó cũng không phải là hàng hóa.

- Thông qua trao đổi, mua bán: Không qua trao đổi, mua bán không phải

là hàng hóa.

VD: Thóc, gạo do người nông dân làm ra để tiêu dùng thì không phải là

hàng hóa, nó chỉ trở thành hàng hóa khi người nông dân đem ra chợ bán.

GV sử dụng phương pháp đàm thoại: Oxy, cacbonic trong không khí,

nước ở dưới suối ta lấy lên để dùng có phải là hàng hóa không? Còn bình oxy dùng trong bệnh viện, trong các nhà máy, nước khoáng đóng trong chai ta mua có phải là hàng hóa không?

SV: Trả lời

GV kết luận: Như vậy, để một vật phẩm trở thành hàng hóa thì nó phải

thỏa mãn 3 điều kiện trên.

GV sử dụng phương pháp đàm thoại: Các em hãy lấy một vài ví dụ về

hàng hóa?

SV:Trả lời

GV sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp nêu vấn đề: Hàng hóa có

nhiều loại, có những hàng hóa tồn tại dưới hình thái cụ thể nhưng có những hàng hóa không có hình dáng cụ thể, nên hàng hóa được chia thành 2 loại: Hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình. Vậy, thế nào là hàng hóa hữu hình, hàng hóa vô hình?

SV: Trả lời GV:

- Hàng hóa hữu hình: Là sản phẩm của các ngành sản xuất vật chất như nông nghiêp, công nghiệp, con người có thể cầm nắm, nhìn thấy được.

VD: Máy vi tính, sắt, thép v..v

- Hàng hóa vô hình: Là sản phẩm của ngành dịch vụ (sự phục vụ); không có hình thái cụ thể, không nhìn thấy, sờ thấy nhưng con người vẫn cảm nhận được khi tiêu dùng nó.

VD: Giao thông vận tải, sự phục vụ của giáo viên, bác sĩ, nghệ sĩ...

GV sử dụng phương pháp đàm thoại: Chúng ta đã hiểu được khái niệm thế nào là hàng hóa. Vậy khi chúng ta đi nghe một buổi hòa nhạc thì buổi hòa nhạc đó có đủ điều kiện để trở thành hàng hóa hay không?

SV: Suy nghĩ và trả lời.

GV chuyển ý: Ở bài học trước chúng ta đã nghiên cứu các yếu tố, quá trình và vai trò của nền sản xuất xã hội. Vậy trong lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã từng tồn tại những hình thức kinh tế nào?

SV: Trả lời

GV kết hợp thuyết trình với đàm thoại: Chúng ta vừa cùng nhau nghiên cứu thế nào là hàng hóa, vậy thế nào là sản xuất hàng hóa? Cho VD?

SV: Trả lời

VD: Con gà nuôi để thịt  không phải là hàng hóa  quá trình nuôi gà để thịt là sản xuất tự cấp, tự túc.

Con gà nuôi để bán  là hàng hóa  quá trình nuôi gà để bán chính là sản xuất hàng hóa.

GV: Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức sản xuất mà trong đó sản phẩm

làm ra không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó mà để đáp ứng nhu cầu của người khác, thông qua việc trao đổi mua bán.

GV kết hợp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề: Vậy thì sản xuất hàng hóa khác với sản xuất tự cấp, tự túc như thế nào? Hiện nay kinh tế tự nhiên ở nước ta còn tồn tại nữa không?

SV: Trả lời

GV: Sản xuất hàng hóa là sản xuất cho người khác, sản xuất tự cấp, tự

túc là sản xuất cho bản thân mình. Một thực tế ở nước ta hiện nay vẫn còn kiểu kinh tế tự nhiên, tự cung, tự cấp, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp.

GV sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp nêu vấn đề: Kinh tế hàng

hóa là hình thức kinh tế phát triển cao hơn so với kinh tế tự nhiên. Việc chuyển từ nền sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa là một quá trình lịch sử tự nhiên lâu dài và chỉ có thể thực hiện khi có đủ những điều kiện cần thiết. Vậy điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa là gì?

SV: Trả lời

b. Hai điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa

GV thuyết trình kết hợp với đàm thoại: Sản xuất hàng hóa dựa trên 2 điều kiện

Thứ nhất: Có sự phân công lao động xã hội

Các em hiểu như thế nào về phân công lao động xã hội ? SV: Trả lời

GV: Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hóa sản xuất, phân chia lao động xã hội vào những ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau.

VD: Người thợ may chuyên sản xuất ra các sản phẩm may mặc như quần

áo. Người thợ mộc chuyên sản xuất ra các sản phẩm gỗ như: Bàn, ghế,… Người nông dân chuyên sản xuất các sản phẩm như lương thực, thực phẩm.

VD: Trong kinh tế hộ gia đình nông dân" chồng cày, vợ cấy, con trâu đi

bừa", trong một xưởng may: Có một bộ phận chuyên cắt, vắt sổ, ráp khuy, là, đóng gói, kiểm tra sản phẩm. Phân công lao động tư nhân là cơ sở của phân công lao động xã hội.

Phân công lao động xã hội làm cho việc trao đổi sản phẩm trở thành tất yếu vì:

+ Phân công lao động xã hội làm cho mỗi người, mỗi cơ sở chỉ sản xuất

một hoặc vài thứ sản phẩm nhất định. Nhưng nhu cầu của cuộc sống đòi hỏi họ phải có nhiều loại sản phẩm khác nhau, họ cần đến sản phẩm của nhau nên họ phải trao đổi hàng hóa với nhau.

+ Phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất làm cho năng suất lao động được tăng lên, sản phẩm được sản xuất ra ngày càng nhiều và trao đổi sản phẩm ngày càng phổ biến.

Phân công lao động xã hội là cơ sở, là tiền đề của sản xuất hàng hóa. Phân công lao động xã hội càng phát triển thì sản xuất và trao đổi hàng hóa càng mở rộng hơn, đa dạng hơn.

Thứ hai, có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất độc lập.

GV sử dụng phương pháp thuyết trình: Có 3 nguyên nhân dẫn đến sự tách biệt này.

+ Do quan hệ sở hữu khác nhau về TLSX: Đã làm cho người sản xuất

tách biệt và đứng độc lập với nhau cả trong sản xuất và tiêu dùng. + Do chế độ tư hữu về TLSX quy định.

+ Do có sự tách biệt quyền sở hữu với quyền sử dụng.

Nhờ có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế đã làm cho những người sản xuất biết lựa chọn sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu, sản xuất như thế nào, tức là họ có quyền tự quyết định về vốn, khoa học kỹ thuật, đồng thời họ có quyền chi phối đối với sản phẩm làm ra sẽ được bán ở đâu hay được tiêu dùng ở thị trường nào.

Trên đây là 2 điều kiện cần và đủ của sản xuất hàng hóa. Thiếu một trong 2 điều kiện đó thì sản xuất hàng hóa không thể xuất hiện.

GV: Kết luận

Phân công lao động xã hội làm cho những người sản xuất phụ thuộc vào nhau, còn chế độ tư hữu về TLSX lại làm cho họ độc lập với nhau. Đó là một

mâu thuẫn. Sản xuất và trao đổi hàng hóa ra đời như là một tất yếu khách quan để giải quyết mâu thuẫn đó.

GV sử dụng phương pháp nêu vấn đề: Theo các em hiện nay ở nước ta có đủ các điều kiện để kinh tế hàng hóa tồn tại hay không? Vì sao?

SV: Trả lời

c. Những ưu thế của sản xuất hàng hóa

GV kết hợp phương pháp thuyết trình với đàm thoại: So với sản xuất tự

cấp, tự túc, sản xuất hàng hóa có những ưu thế gì? Cơ chế kinh tế nào thích ứng với sản xuất hàng hóa?

SV: Trả lời GV

Thứ nhất, SX hàng hóa khai thác được các lợi thế về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật tốt hơn so với sản xuất tự nhiên.

SX hàng hóa ra đời trên cơ sở phân công lao động xã hội và lại thúc đẩy sự phân công lao động xã hội phát triển, chuyên môn hóa sản xuất, tạo điều kiện phát huy lợi thế so sánh của mỗi vùng, mỗi đơn vị sản xuất, tạo điều kiện cải tiến công cụ, nâng cao trình độ kỹ thuật, mở rộng phạm vi sản xuất, thúc đẩy SX phát triển. Khi SX và trao đổi hàng hóa mở rộng giữa các quốc gia thì nó còn khai thác lợi thế giữa các quốc gia với nhau.

Thứ hai, sản xuất hàng hóa có quy mô lớn và trình độ sản xuất cao hơn sản xuất tự nhiên.

Trong nền sản xuất hàng hóa, quy mô, tính chất tổ chức sản xuất không bị giới hạn chật hẹp mà nó được mở rộng xã hội hóa ngày càng cao dựa trên cơ sở ngày càng tăng nhu cầu và nguồn lực xã hội. Điều đó tạo điều kiện ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ thúc đẩy sản xuất phát triển.

Thứ ba, trong nền sản xuất hàng hóa, sự tác động của các quy luật kinh tế buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, tính toán, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.

Thứ tư, sản xuất hàng hóa phát triển làm cho đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần được nâng cao, phong phú đa dạng.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế kể trên, sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển cũng chứa đựng mâu thuẫn của nó.

GV sử dụng phương pháp đàm thoại: Các em hãy nêu một số mặt trái của nền sản xuất hàng hóa ở nước ta hiện nay?

SV: Trả lời

GV: Phân hóa người SX thành giàu nghèo, nguy cơ khủng hoảng kinh tế, phá hoại môi trường sinh thái, vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng...

Vì vậy muốn phát triển một cách bền vững thì bên cạnh việc chú trọng phát huy những mặt mạnh của nền sản xuất hàng hóa, thúc đẩy sản xuất phát triển, chúng ta cần phải lưu ý khắc phục những mặt tiêu cực trên.

GV sử dụng phương pháp nêu vấn đề: Thành tựu kinh tế của các nước phát

triển trên thế giới ngày nay có phải do sản xuất hàng hóa đem lại hay không?

SV: Suy nghĩ và trả lời

GV chuyển ý: Như đã nói ở trên, hàng hóa tồn tại dưới nhiều hình thức,

tuy nhiên, dù là hàng hóa hữu hình hay vô hình thì chúng đều mang những thuộc tính cơ bản của hàng hóa. Theo Mác, hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị.

2. Thuộc tính của hàng hóa

GV sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp nêu vấn đề: Hàng hóa có

2 thuộc tính

a. Giá trị sử dụng( GTSD)

Là công dụng của hàng hóa đó và nó có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.

VD: Nhu cầu cho tiêu dùng như: Lương thực thực phẩm, nhu cầu cho SX như: Máy móc, thiết bị.

Theo các em để bán được hàng hóa, những người SX phải làm gì?

SV: Trả lời

GV: GTSD được phát hiện dần trong quá trình phát triển của khoa học

kỹ thuật và lực lượng sản xuất nói chung.

GV sử dụng phương pháp đàm thoại: Hãy lấy VD về các hàng hóa có nhiều giá trị sử dụng?

SV: Trả lời

GV lấy VD: Như than đá trước đây chỉ dùng làm chất đốt, về sau được

dùng làm nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp hóa chất.

Hoặc chiếc máy tính xách tay ngày nay vừa giúp con người soạn thảo văn bản, trao đổi công việc, thiết kế đồ họa, lại vừa có chức năng giải trí, được ví như một thế giới thu nhỏ đối với mỗi người sử dụng.

GV sử dụng phương pháp thuyết trình

- Giá trị sử dụng của hàng hóa không phải cho người sản xuất trực tiếp mà cho người khác, cho xã hội, thông qua trao đổi, mua bán=> GTSD của hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực trong dạy học môn lý luận chính trị ở trường cao đẳng (Trang 56 - 78)