Một số khuyến nghị về việc vận dụng phương pháp thuyết trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực trong dạy học môn lý luận chính trị ở trường cao đẳng (Trang 107 - 125)

6. Kết cấu của đề tài

3.2.2.Một số khuyến nghị về việc vận dụng phương pháp thuyết trình

cực trong dạy học môn Lý luận chính trị ở trường Cao đẳng Sư phạm Đông Kham Xạng, thủ đô Viêng Chăn

Đối với các cấp quản lý

Bên cạnh những điều kiện chủ quan để thực hiện thành công việc vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực thì một trong những yếu tố không thể thiếu đó là điều kiện khách quan liên quan đến các cấp quản lý. Nghĩa là cần xác định rõ việc vận dụng phương pháp dạy học là một vấn đề cấp thiết, sâu rộng, tất

yếu trong phạm vi quản lý. Song song với việc vận dụng phương pháp dạy học thì phải tiến hành từng bước việc thiết kế nội dung chương trình, xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ cho quá trình dạy học.

Cần quan tâm hơn nữa đời sống của cán bộ GV đặc biệt là GV có hoàn cảnh khó khăn, tăng cường tập huấn, giao lưu trao đổi kinh nghiệm cho GV học hỏi lẫn nhau, kịp thời động viên những cố gắng vận dụng phương pháp dạy học.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan quản lý giáo dục, cơ quan nghiên cứu và nhà trường cần làm tốt các việc sau:

- Nâng cao nhận thức của các cấp quản lý giáo dục về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của môn Lý luận chính trị và mối quan hệ chặt chẽ của môn học này với các môn học khác trong việc giáo dục đạo đức và nhận thức cho SV.

- Xây dựng đội ngũ GV môn Lý luận chính trị: + Xây dựng đội ngũ GV cốt cán bộ môn.

+ Tổ chúc bồi dưỡng GV, chú ý đến các vấn đề địa phương, vấn đề thời sự, đường lối, chính sách, pháp luật và vận dụng phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của SV.

+ Tạo điều kiện cho GV đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tăng cường giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước.

+ Phát huy việc tự học, tự bồi dưỡng và rèn luyện, phấn đấu thực hiện cuộc vận động “ Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học, sáng tạo”. - Cần nghiên cứu để thực hiện việc lồng ghép, tích hợp kiểm tra, thi và đánh giá kết quả học tập môn Lý luận chính trị với các môn học khác và hoạt động rèn luyện khác của SV. Để kết quả được nâng cao thì tiêu chuẩn đầu vào của SV phải được chú trọng một cách phù hợp.

Đối với giảng viên

GV phải ý thức trách nhiệm của mình; không ngừng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới tư duy trong vấn đề vận dụng phương pháp dạy học.

GV phải giành thời gian nghiên cứu tài liệu tham khảo, sưu tầm, thiết kế các tình huống học tập làm cho bài giảng sinh động gắn liền với đời sống thực tiễn.

- Về vận dụng phương pháp dạy học: Cần chú ý đến việc rèn luyện kỹ năng và giáo dục thái độ, hành vi của SV trong dạy học môn Lý luận chính trị. Dạy học môn này phải gắn với thực tế cuộc sống, hướng dẫn SV vận dụng kiến thức đã học để phân tích, giải quyết các tình huống, các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn ở địa phương.

- Về vận dụng kiểm tra đánh giá: Cần giảm nhẹ yêu cầu kiểm tra tái hiện kiến thức. Tăng cường yêu cầu SV vận dụng kiến thức theo hướng ra đề mở để SV liên hệ, phân tích, bình luận biểu đạt chính kiến và định hướng hành vi của mình. Cần xác lập được các quan hệ đánh giá giữa thầy và trò, giữa trò với trò, tự đánh giá bản thân SV. Kết hợp một cách hợp lý câu hỏi tự luận và trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá.

- Về thiết bị, đồ dùng dạy học: Trên cơ sở các thiết bị trong danh mục thiết bị tối thiểu của Bộ ban hành, khuyến khích việc tự làm thiết bị, đồ dùng dạy học của GV và SV, coi đó là một hoạt động hiệu quả để phát huy sự tham gia tích cực của SV trong quá trình học tập.

- Về áp dụng công nghệ thông tin: Khuyến khích việc áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Lý luận chính trị. Tuy nhiên cần khai thác đúng chức năng của máy tính là công cụ trợ giúp GV vận dụng phương pháp và nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học.

Kết luận chương 3:

Trên cơ sở tiến hành thực nghiệm sư phạm và đánh giá kết quả quá trình thực nghiệm việc vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực bằng cách kết hợp với phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại trong giảng dạy chương 1: Những vấn đề cơ bản của phương thức sản xuất TBCN môn Lý luận chính trị cho SV trường Cao đẳng Sư phạm Đông Kham Xạng, dựa trên những nguyên

tắc xây dựng quy trình dạy học nói chung, chúng tôi đã xây dựng và đưa ra quy trình, điều kiện của việc đổi mới phương pháp thuyết trình hiện nay.

Thứ nhất, trong quy trình thiết kế bài giảng chúng tôi đề xuất một số điều

kiện cần thiết để tiến hành thiết kế và thực nghiệm bài giảng thuyết trình theo hướng kết hợp với phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại. Tuy nhiên, trong quá trình thiết kế bài giảng chúng tôi phải căn cứ vào đặc điểm kiến thức của chương 1: Những vấn đề cơ bản của phương thức sản xuất TBCN, thời gian và điều kiện giảng dạy để nội dung bài giảng đảm bảo đầy đủ các nguyên tắc dạy học.

Thứ hai, trong quy trình thực hiện bài giảng trên lớp, chúng tôi trình bày

các hoạt động giảng dạy của GV và quy trình dạy học bằng việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại. Sau khi tiến hành thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã đánh giá, nhận xét kết quả thực nghiệm để rút ra một cách khái quát nhất quy trình dạy học bằng việc kết hợp các phương pháp trên. Quy trình thực hiện bài giảng trên lớp bằng phương pháp thuyết trình diễn giải nêu vấn đề, phương pháp nêu vấn đề toàn phần, và phương pháp dạy học nêu vấn đề có tính giả thuyết, thuyết trình kết hợp với đàm thoại. Các bước chuẩn bị, các bước thực hiện của từng quy trình đã được chúng tôi nghiên cứu, tìm tòi và tiến hành thực nghiệm để chứng minh tính đúng đắn của đề tài.

Thứ ba, chúng tôi đã xây dựng quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học

tập của SV.

Qua giảng dạy thực nghiệm và tham khảo ý kiến đòng nghiệp, chúng tôi đề xuất quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV như sau: Qua 5 bước cơ bản từ xác định mục tiêu đến tập hợp kết quả, phân tích số liệu, rút kinh nghiệm sau kiểm tra.

Thứ tư, chúng tôi đã trình bày điều kiện thực hiện việc kết hợp phương

trong giảng dạy chương 1: Những vấn đề cơ bản của phương thức sản xuất TBCN môn Lý luận chính trị. Đây là điều kiện đối với đội ngũ GV, đối với SVvà các cấp quản lý. Trong đó GV và cán bộ quản lý giáo dục là những nhân tố quan trọng nhất trong đổi mới phương pháp dạy học. GV phải được đào tạo đúng chuyên môn, phải nắm chắc nội dung từng bài giảng, nắm được tất cả các quy trình trong việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại. Tuân thủ và áp dụng quy trình đó vào bài giảng, nắm được bản chất của từng phương pháp và phương tiện dạy học. Đội ngũ cán bộ quản lý cần xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, phân công GV đúng chuyên ngành giảng dạy bộ môn, coi trọng và tổ chức dạy học chuyên đề.

Thứ năm, chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị đối với cấp quản lý và

GV môn Lý luận chính trị. Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học phải tiến hành từng bước việc thiết kế nội dung chương trình, xây dựng cơ sở vật chất và trang bị thiết bị dạy học hiện đại phục vụ cho quá trình dạy học. GV phải ý thức được trách nhiệm của mình, không ngừng bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới tư duy trong vấn đề đổi mới phương pháp dạy học.

Như vậy, việc vận dụng phương pháp dạy học cần nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, ủng hộ từ các cấp quản lý và Ban Giám hiệu nhà trường, GV mới mạnh dạn sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy, còn SV sẽ có đủ điều kiện học tập tốt hơn.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực trong giảng dạy, cũng như quá trình tiến hành thực nghiệm và xây dựng quy trình thực hiện việc đổi mới phương pháp thuyết trình tích cực trong giảng dạy môn Lý luận chính trị cho SV trường Cao đẳng Sư phạm Đông Kham Xạng. Chúng tôi rút ra một số vấn đề sau:

Một là, về cơ sở lý luận: Việc áp dụng phương pháp thuyết trình tích cực

trong dạy học được xây dựng trên cơ sở: Nội dung, chương trình môn Lý luận chính trị, cơ sở tâm lý học và lý luận dạy học. Các cơ sở khoa học này giữ vai trò định hướng trong việc thiết kế, xây dựng và sử dụng quy trình vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực trong dạy học môn Lý luận chính trị.

Hai là, về cơ sở thực tiễn của đề tài: Chúng tôi tiến hành điều tra thực

trạng giảng dạy môn Lý luận chính trị cho SV trường Cao đẳng Sư phạm Đông Kham Xạng năm học 2016 - 2017, kết quả thu được cho thấy:

- Về phía GV; đa số GV trong bộ môn đã có nhận thức đúng về đặc trưng của phương pháp thuyết trình, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại và thái độ tích cực với những phương pháp này. Tuy nhiên, mức độ sử dụng và tính hiệu quả trong giảng dạy chương 1: Những vấn đề cơ bản của phương thức sản xuất TBCN môn Lý luận chính trị không thực sự khả quan, GV còn chậm đổi mới trong giảng dạy.

Thực trạng này do nhiều nguyên nhân. Song nguyên nhân cơ bản là chưa có một quy trình dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của SV một cách khoa học và hợp lý.

- Về phía SV; phần lớn SV được điều tra đều cho biết họ chưa thể hiện được tính tích cực trong quá trình học tập của mình. SV vẫn còn tư tưởng thụ động, trông chờ, ỷ lại vào GV. Đồng thời, những kiến thức của môn học có nhiều tri thức trừu tượng gây khó khăn và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập. Vì vậy, kết quả học tập không đạt được như mong muốn.

Ba là, để kiểm chứng giả thuyết thực nghiệm chúng tôi tiến hành thực

nghiệm đổi mới phương pháp thuyết trình tích cực trong giảng dạy chương 1: Những vấn đề cơ bản của phương thức sản xuất TBCN môn Lý luận chính trị ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng. Đồng thời chúng tôi tiến hành phân tích, đánh giá, kết quả thu được từ thực nghiệm sư phạm. Kết quả cho thấy chất lượng học tập của SV lớp thực nghiệm cao hơn hẳn so với lớp đối chứng, thái độ và mức độ tham gia bài học cũng chủ động, tích cực và hứng thú hơn.

Bốn là, luận văn cũng mạnh dạn đề xuất xây dựng quy trình kết hợp

phương pháp thuyết trình tích cực với phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại trong giảng dạy chương 1: Những vấn đề cơ bản của phương thức sản xuất TBCN môn Lý luận chính trị dựa trên các giai đoạn và các bước, phản ánh đầy đủ các hoạt động dạy và học trên lớp của GV và SV. Để thực hiện hiệu quả việc kết hợp giữa các phương pháp trên chúng tôi cũng đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị cần thiết đối với cán bộ quản lý, GV, SV. Trong đó vai trò của GV và cán bộ quản lý có ý nghĩa quyết định.

Năm là, chúng tôi đánh giá vai trò của các phương pháp trong dạy học.

Trong hoạt động dạy học, tuyệt đối không có phương pháp vạn năng. Việc kết hợp phương pháp thuyết trình tích cực với phương pháp nêu vấn đề và phương pháp đàm thoại trong dạy học dù có tích cực đến đâu cũng không thể giữ vai trò độc nhất trong dạy học tích cực. Vì vậy, khi vận dụng việc phương pháp thuyết trình tích cực với phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại trong giảng dạy GV cần kết hợp linh hoạt với nhiều phương pháp dạy học tích cực khác, không loại trừ cả phương pháp dạy học truyền thống đề nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học.

Tóm lại, luận văn giúp chúng ta tiếp cận lý luận dạy học tích cực, góp phần giải quyết nhiệm vụ đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học môn Lý luận chính trị. Cơ sở khoa học của việc vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực trong dạy học đặt nền móng lý luận và thực tiễn vững chắc cho

việc nghiên cứu và đề xuất các biện pháp dạy học bộ môn. Thực nghiệm sư phạm giúp chúng ta khẳng định giá trị tích cực của việc kết hợp các phương pháp đó. Quy trình và điều kiện thực hiện cung cấp con đường, những lưu ý cần thiết để thực hiện có hiệu quả việc kết hợp các phương pháp trên.

Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi hy vọng rằng việc vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực trong giảng dạy chương 1: Những vấn đề cơ bản của phương thức sản xuất TBCN - môn Lý luận chính trị cho SV trường Cao đẳng Sư phạm Đông Kham Xạng sẽ đóng góp không nhỏ và mục tiêu giáo dục và đào tạo của nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. A.M.Machiuskin (1972), Tình huống có vấn đề trong tư duy và trong dạy

học, Matxcova, NXB Giáo dục.

2. Lương Gia Ban (chủ biên), (2002), Góp phần nâng cao chất lượng dạy học và đổi mới nội dung chương trình các môn khoa học Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát huy tính tích cực, tính tự lực của học sinh

trong quá trình dạy học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ giáo viên

4. Nguyễn Duy Bắc (2004), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn dạy và học

các môn học Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong trường đại học,

NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Phùng Văn Bộ (chủ biên), Nguyễn Như Hải, Trần Thế Vĩnh, Hoàng Ngọc Mai (2002), Một số vấn đề phương pháp giảng dạy và nghiên cứu triết học, NXB. Giáo dục, Hà Nội.

6. Bộ giáo dục và đào tạo (1997), Triết học Mác-Lênin (đề cương bài giảng

dùng cho các trường Đại học, Cao đẳng từ năm 1991-1992)), NXB Giao

dục, Hà Nội.

7. Nguyễn Thanh Bình (2006), Lý luận giáo dục học Việt nam, NXB Sư

phạm Hà Nội, Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Cư (2007), Phương pháp dạy học Chủ nghĩa xã hội khoa học,NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. Đỗ Ngọc Đạt (2000), Bài giảng lí luận dạy học hiện đại, NXB Đại học

quốc gia HN, Hà Nội.

10. Đỗ Ngọc Đạt (2000), Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.

11. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng (2004), Phương pháp dạy học địa lý theo hướng tích cực, NXB Sư phạm, Hà Nội.

12. Giáo trình chính trị (dùng cho hệ cao đẳng nghề), (2008), NXB Lao động

13. Tô Xuân Giáp (1998), Phương tiện dạy học, NXB Giáo dục,Hà Nội, 1998. 14. Nguyễn Như Hải (2005), Đổi mới phương pháp dạy và học khái niệm triết

học (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, mã số B203-75-83).

15. Vũ Đăng Hoạt (2004), Lý luận dạy học Đại học, NXB Đại học sư phạm

Hà Nội, Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Hồng (2008), Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục học để phát huy tính tích cực học tập của sinh viên,

Nxb Hà Nội

17. I.F.Kharlanop (1995), Phát huy tính tích cực của học sinh thế nào, NXB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp thuyết trình tích cực trong dạy học môn lý luận chính trị ở trường cao đẳng (Trang 107 - 125)